Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, May 14, 2020

Bẫy Đại đức

Việc một Đại đức thọ nạn - ở đây là “nạn đào hoa” chỉ làm hả hê cho phàm phu mê lầm, chứ với người thực tâm mong cầu Đạo, thì đây là một việc không vui và thấy đáng tiếc. Thương thay cho người tu hành, nửa đường đứt gánh.

Ngay từ thời Đức Phật, cũng đã có điển tích Ngài cứu Tôn giả A-nan trước sự cám dỗ của ái dục. Lại có truyện tích về Đạo Phật ở Việt Nam khi nhà vua thử thách Thiền sư Huyền Quang bằng cách chăng vải “hoàng quyến” (trại Pháp danh của Ngài) trong phòng, cho cô gái lõa lồ dụ khị Ngài. Thiền sư Huyền Quang còn vững vàng, chứ Tôn giả A-nan không có pháp lực của Đức Phật thì cũng hỏng một đời tu rồi.

Những câu chuyện cho thấy sự tham dục là một cám dỗ được huân tập từ ngàn kiếp, cực sâu dày mà không phải ai cũng dễ vượt qua được một sớm một chiều. Người viết những dòng này cũng như tất cả mọi người khác, cũng tham dục như ai, mỗi lần lên mạng nhìn thấy những tấm ảnh “thiếu vải” của phụ nữ được post lên nhằm mục đích này hay mục đích khác, không khỏi có những nhúc nhích về cảm xúc. Tuy nhiên vì mong muốn con đường sửa tâm có kết quả, thì cũng phải có những cách để điều chế nó, sự vất vả có thể nói là kinh khủng.

Chưa cần nói đến các vị Hòa thượng, Đại đức đã xuất gia, mà chỉ cần nói đến các cư sĩ tại gia thôi, con đường tu hành càng đi càng nhiều chướng ngại. Người chưa đi, là bơi xuôi theo dòng đời, hưởng cái sung sướng của nhiều thứ: ngày ngày thấy chuyện chướng tai gai mắt lên mạng xả, chửi cho sướng mồm. Người học Phật, thấy vậy phải biết học cái đằng sau câu chuyện, hiểu chuyện gì cũng có quy luật vận hành của nó nên phải khởi được cái tâm từ bi yêu thương người lầm lỡ. Thương Đại đức thương một thì thương người đang bị ma xui quỷ khiến thương mười. Con quỷ nó xui cô gái hay nữ doanh nhân trẻ đẹp, hay nói là nó rủ con quỷ bên trong cô gái rắp tâm đánh bẫy, làm hỏng đường tu của người ta.

Tất nhiên ai cũng bảo, thày cũng phải hư, không hư sao bẫy được, cái đó rõ ràng không cần phải nói nữa. Ở đây ta nói về hậu quả của cái bẫy, người phàm không hình dung ra được nhưng chắc chắn là thật khủng khiếp, và nếu người có học Đạo, có tâm hướng Đạo, hướng tới sự cao đẹp, không bao giờ làm. Ở đây là cả một cộng đồng người, cả một cộng đồng tâm hồn người cùng sống trong một môi trường xã hội thác loạn, muốn lợi dụng những thày tu lầm lạc để tiếp tục đào bới làm chuyện hủy hoại giáo pháp. Người a dua chửi rủa, tạo khẩu nghiệp đã ghê gớm, người thực hiện đã đành tạo một nghiệp ác quá to lớn và sâu sắc, nhưng người ủng hộ, khuyến khích, suy tôn cũng không hề vô can.

Chúng ta cần hiểu với nhau rằng, đem một việc làm ma quỷ để sửa chữa cái xấu xí hư hỏng, không bao giờ được. Phương pháp đó đi ngược lại với phương pháp giáo dục của Đạo Phật, Đạo Phật không bao giờ làm cái việc như thế. Đáng thương thay người Việt, hiểu Đạo Phật thông qua… Ngô Thừa Ân, nào có chịu học hành cái gì sâu sắc, ngọn ngành, đến nơi đến chốn đâu.


No comments:

Post a Comment