Việc gì không
biết thì không dám nói, về vụ này biết đến đâu xin nói đến đấy.
Thứ nhất, đây
là trường hợp yêu cầu mổ dịch vụ - mà đã là dịch vụ thì thuộc phạm vi điều chỉnh
của chế định hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh, tức là “việc dân sự.” Đã là hợp đồng
dịch vụ khám chữa bệnh, hay nói chung hơn, đã là hợp đồng phải dựa trên nguyên
tắc bình đẳng và tự nguyện từ cả hai bên tham gia hợp đồng. Người được điều trị
có quyền đề nghị bên cung cấp dịch vụ là bệnh viện mời bác sỹ mổ, trên cơ sở
bác sỹ đó đồng ý.
Do đó nếu ông
bác sỹ không muốn mổ, thì không thể bắt buộc ông ta được. Chúng ta hãy đặt mình
vào vị trí của bệnh nhân được một phẫu thuật viên tư tưởng không thoải mái mổ
cho mình xem có muốn không…
Về quyền từ
chối bệnh nhân, ông L.N.K, cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế phát biểu rằng bác sĩ không có quyền từ chối bệnh nhân. Điều này đúng với trường hợp:
Bác sỹ đang ca trực và trường hợp xử lý cấp cứu. Trường hợp này bác sỹ không
trong ca trực và cũng không cấp cứu. Đó là chưa nói đến việc – nếu cô bênh nhân
này không yêu cầu mổ dịch vụ mà mổ theo “con đường thông thường” thì lại càng
có thể từ chối được, vì rõ ràng với ca này đây là một bệnh nhân vượt tuyến. U
xơ gì đó, hoàn toàn có thể xử lý được ở tuyến dưới không cần lên đến tận trung
ương.
Do đó đừng
nói chuyện y đức gì ở đây. Nếu như người Việt Nam ta được trang bị đầy đủ hơn
kiến thức pháp lý và sống trong một môi trường xã hội dân sự thực sự, thì sẽ hiểu
sự việc như thế này chẳng có gì đáng phải bàn tán cả. Câu chuyện ở đây chỉ là
cái sự buồn cười khi mà bác sỹ dị ứng với nhà báo và nói thẳng thắn cái lý do
ra như vậy mà thôi. Mình mà là các nhà báo, mình sẽ chẳng dại gì đụng vào chuyện
này, nhỡ tháng sau vợ đẻ mà lại muốn vào bác Quyết đỡ cho thì làm thế nào?
Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment