Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, March 26, 2015

Vụn vặt 46 – Hà Nội chặt cây và ông cụ cựu thủ tướng qua đời…

Cây gỗ mỡ trồng cả đồi trên rừng
Một. Mình mù tịt về cây cối. Đi công tác rừng rú nhiều nhờ cậu trợ lý chỉ bảo tận tình, cũng biết cái rừng trồng loại cây có thân sáng màu, thẳng tắp như thước kẻ kia, mà tít trên mới có lá, là cây mỡ. Cây này được bà con trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc cùng với cây keo, keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm gì đó. Giá gỗ mỡ để “bóc đóm” bán cho thương lái sản xuất gỗ ván, tầm tầm như keo, nghĩa là chỉ vài chục nghìn một cây.

Hai. Đi loăng quăng ra ngõ, gặp ngay ông chú đằng ngoại, tóc bạc phơ dài búi tó, râu ria xồm xoàm như… thổ phỉ. Ông này là “phó giáo sỹ”, ý lộn, phó giáo sư, tiến sỹ về cây cối học, học ở Liên Xô về. Cũng là một “đầu ngành,” hội thảo uy tín lần nào cũng mời “cụ.” Hôm nay cụ đi đâu về, áo thì phanh ra lộ cái bụng phệ đeo lủng lẳng cái kính lúp ở cổ, gấu áo còn nhàu nát, chứng tỏ ông cụ đã từng bỏ áo trong quần, vừa bực bội lôi tuột nó ra mà thôi.

“Chú đi đâu về đấy?” “Tao đi hội thảo!” “Hội thảo gì chú?” “Hội thảo Hà Nội chặt cây.” “Thế sao chú?” “Gớm quá mày ạ, cây mỡ mà chúng nó gọi la vàng tâm…” “Thế không phải à chú?” “Nó là giống vàng tâm, vốn có 5 loại cây, trong đó có mỡ. Nhưng mỡ là mỡ, sao gọi là vàng tâm được. Cây vàng tâm thì là cây khác, cùng họ nhà nó.” “Thế chú phát biểu sao?” “Thế theo mày thì sao? Khoa học là khoa học, nói láo sao được! Mà cái cây này nó mọc ở độ cao 400 mét (so với mực nước biển, tất nhiên!) chúng nó dám đem về Hà Nội trồng, lại còn tính tiền của Ngân sách Nhà nước những 11 triệu đồng, gớm quá!”

Mình ngẩn ngơ, chia tay ông chú, đi.

Ba. Ngày xưa làm Nhà nước, thi thoảng đi mua cho cơ quan cái ấm cái chén, nếu có kê kích giá lên lấy tiền đổ xăng, thì vài phần trăm là cùng. Bây giờ thấy người ta ăn kinh quá, khiếp hồn lên được.

Bốn. Sai chỗ nào nhận sai chỗ ý, chứ cãi cùn về khoa học hoàn toàn lẩm cẩm. Coi như yếu kém về… chuyên môn lâm nghiệp đi, gì chứ Hà Nội có mỗi Ba Vì với Sóc Sơn là nhiều rừng thôi mà, thiếu cán bộ chuyên môn là bình thường.

Năm. Chuyện chặt những cây hỏng, cây mục… thì đúng. Cây xà cừ rễ ăn rộng chiếm đất dễ đổ vào mùa mưa bão, lại to nặng, cực nguy hiểm, cũng đúng nốt. Nhưng mà đồng loạt ra quân kiểu như thế này, thì không gây “bão dư luận” mới là lạ. Ai nhìn cũng biết, chặt từng ấy cây, tiền bán gỗ nguồn lợi không hề nhỏ. Nhưng cơn bão vào đúng thời điểm cực kỳ nhạy cảm là năm nay có Đại hội Đảng cấp cơ sở chuẩn bị sang năm Đại hội toàn quốc, thì hoàn toàn không đúng thời điểm. Xem ra ý tưởng đưa ra dự án này của bác nào, cực kỳ non kém về chính trị.

Nhân dân các dân tộc Tân Gia Ba
xếp hàng viếng cụ Lý
 
Sáu. Ông cụ cựu thủ tướng nước láng giềng quy tiên, hai năm mươi về với các tiền bối Lincôn và Oasinhtơn. Mình chửa có đọc hồi ký hồi kiếc gì của cụ, nên cũng không dám phán cái gì. Chỉ thấy tương quan so sánh giữa nước ta và nước họ từ những năm 1960 đến nay, thay đổi như thế nào; đó là sự thật.

Bảy. Theo dõi “cộng đồng mạng” thấy có nhiều chia sẻ tiếc thương sự ra đi của cụ cựu thủ tướng. Lại có những ý kiến ngược lại bảo là ông cụ này đã từng chống cộng, chống Việt Nam… chẳng có gì đáng ca ngợi cả. Lại có ý kiến bảo là ông cụ này độc đoán chuyên quyền sao đó. Mình chẳng biết.

Nhưng trong những chia sẻ tiếc thương ông cụ từ người Việt Nam, thấy có sự “tủi thân” không hề nhẹ.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment