Nói đến thời gian – con người
đã cố gắng đo xem từ sự kiện này đến sự kiện khác xảy ra mất bao nhiêu lâu, bắt
đầu bằng họ phát hiện ra quy luật vận hành của các thiên thể như trăng, sao, mặt
trời… rồi phát minh ra các thiết bị đo. Người ta dần dần định nghĩa đơn vị thời
gian như khoảng thời gian mà lượng tử ánh sáng cần để đi hết một quãng đường nhất
định nào đó.
Đi kèm với đơn vị thời gian,
thì người ta cũng dùng các khái niệm khác rất thú vị, như khái niệm “năm ánh
sáng” để chỉ những quãng đường rất lớn. Từ đó chúng ta thấy được sự gắn bó mật
thiết giữa không gian và thời gian. Lúc đầu, chúng ta tưởng thời gian là bất biến.
Chúng ta cũng tưởng không gian cũng là bất biến nốt, tức là vũ trụ là bất biến
còn các thiên thể bên trong nó, đang dịch chuyển trong không gian. Kể cả thuyết
“Địa tâm” của Arixtốt và Ptôlêmê hay thuyết “Nhật tâm” của Côpécních, Galilêô
và Kêple thì đều mới chỉ ra được một mô hình hệ mặt trời được “treo” trong
không gian bằng những sợi dây vô hình, còn không gian đó như thế nào cũng như
những sợi dây đó ra sao, chưa hình dung ra được.
Đến thuyết Big-bang thì con
người mới giật mình vỡ lẽ, à, nếu có “vụ nổ lớn,” trước nó vũ trụ cũng chỉ tồn
tại dưới một dạng cực kỳ đặc biệt, mà khoa học gọi nó là “điểm kỳ dị” cực nóng
và cực đặc, siêu khối lượng và siêu… đủ các tính chất khác; khi nó “làm đánh
bùm” một cái, không chỉ giải phóng ra vật chất, mà trước tiên, nó giải phóng ra
cả cái không gian chứa vật chất. Trước nó, còn chưa có cả không gian. Mình thì
mình không nghi ngờ, mặc dù khoa học còn chưa hình dung ra được cái “kỳ dị” ấy
như thế nào, nhưng chắc chắn trước cái thời điểm “bùm” ấy thì vũ trụ vẫn tồn tại,
có điều nó quá siêu việt mà đến trí tưởng tượng của con người còn bó tay, chịu!
Chính vì thế mà Đức Phật đã im
lặng trước băn khoăn này. Chuyện kể rằng một hôm, có một người tên
Malunkyaputta tới gần Đức Bổn Sư và yêu cầu Ngài giảng về nguồn gốc vũ trụ .
Anh ta lại còn dọa rằng sẽ không còn là tín đồ của Ngài nữa nếu câu trả lời của
Đức Phật không thỏa đáng với anh ta. Đức Phật bình tĩnh bẻ lại anh ta việc
Malunkyaputta theo Ngài hay không theo Ngài chẳng gây hậu quả gì cho Ngài, vì
Chân Lý chẳng cần ai phải hỗ trợ cả. Rồi Đức Phật nói Ngài không muốn bàn thảo
về nguồn gốc của Vũ Trụ. Với Ngài, muốn đạt kiến thức về những vấn đề như vậy
chỉ là sự phí phạm thì giờ vì nhiệm vụ của con người là làm sao tự giải thoát
được ngay ở hiện tại, không phải ở quá khứ hoặc ở tương lai.
Ngài giữ im lặng, vì có nói
cũng vô ích. Chúng ta không thể nói với cháu bé học mẫu giáo những kiến thức của
chú thạc sỹ, cháu có hiểu đâu mà nói. Đây cũng lại là minh chứng của cái hạn chế
của các giác quan con người: từ nhìn nghe, đến nói năng, và cả tưởng tượng nữa.
Quay lại với “câu chuyện thời
gian” – thì đến đây chúng ta đã hình dung ra được là thời gian chính là việc một
vật, từ vi tế đến vĩ mô to đùng như sao Hỏa, nó dịch chuyển từ điểm này đến điểm
khác trong vũ trụ. Điều đó có nghĩa là thời gian và không gian phải là hai khái
niệm gắn chặt với nhau, do đó khi “bùm,” ngoài giải phóng không gian thì còn giải
phóng cả thời gian nữa. Trước “bùm,” thời gian như thế nào chúng ta cũng tạm thời
chịu, không hình dung ra được. Đồng thời, nếu không gian co dãn được, bẻ cong
được… thì thời gian cũng vậy, co dãn được, bẻ cong được. Có vẻ như những câu
chuyện viễn tưởng như “Máy thời gian” hoàn toàn có cơ sở chứ không đùa viển
vông. Về thời gian “bé tí,” Đức Phật cho chúng ta đơn vị sát na, thời gian đằng
đẵng, Đức Phật cho chúng ta đơn vị kiếp. Đồng thời, ở “vô sắc giới” cũng không
còn khái niệm thời gian… ái chà, siêu việt kinh khủng! Con người mới so được
hai cái đồng hồ chân tháp và đỉnh tháp, còn Đức Phật đã chỉ ra đến tận đẩu tận
đâu rồi!
Tại sao mình lại ba hoa chích
chòe với cái khái niệm thời gian này thế nhỉ? Vì tất cả các yếu tố của vũ trụ đều
gắn chặt với nhau, không có thời gian, nghĩa là không có khái niệm chuyển động,
và nếu không có chuyển động thì tất cả là “chết” chẳng còn gì mà nói.
Thực tế thì từ quy mô vĩ đại đến
bé tí, tế vi… đều cùng một bản chất. Ở phần một mình đã bắt đầu đề cập đến “bản
chất sóng – hạt” của vật chất, chính đây là lúc nói đến nó. Cụ thể nó như thế
nào, thì hỏi giáo sư Gu-gờ ổn hơn mình viết, nhưng đại khái là từ khi khoa học
phát hiện ra các hạt cơ bản, thì trong nhân loại cũng có nhiều cuộc cách mạng
trong nhận thức. Khi “bùm” thì nó không chỉ giải phóng không gian cho các thiên
thể, mà trước hết nó tạo không gian cho các hạt cơ bản trước đã. Và chúng liên
kết với nhau bằng những “sợi dây” là những lực điện từ và lực hấp dẫn. Chúng
ta, chó mèo trâu bò lợn gà… các hành tinh, tất cả đều chỉ là những “hạt” khác
nhau về kích thước mà thôi.
Tất cả, không có hạt nào tồn tại
độc lập mà không có bất kỳ một mối quan hệ nào khác với một cá thể “hạt” khác.
Chúng đứng độc lập, dao động quanh mình bằng những quy luật và theo những quỹ đạo
khác nhau, muôn màu muôn vẻ và bị quy định bởi những lực hút đẩy vô cùng đa dạng
về phương chiều và cường độ… với những hạt khác do đó dao động của chúng cũng
vô cùng đa dạng về biên độ và tần số. Tưởng độc lập, nhưng vẫn đầy liên kết, tưởng
liên kết, nhưng vẫn độc lập. Do những lý do kỳ diệu nào đó mà hạt này kết hợp với
hạt khác, như thế nào và số lượng bao nhiêu… thì cực kỳ nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến và nhiều hạt, thì tạo thành hạt to hơn, và hạt to hơn thì lại tạo ra hạt to
hơn nữa…
Về những “lý do kỳ diệu” đó, Đức
Phật chỉ cho chúng ta “phép duyên khởi.”
Đọc lại phần 1 tại đây
Đọc tiếp phần 3 tại đây
Tham gia thảo luận trên
Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment