Năm 1867 James Clerk Maxwell
viết một tác phẩm về toán học nhưng trong đó ông đề cập đến các tính chất giống
sóng của ánh sáng và tương đồng trong các quan sát về từ trường và điện trường.
Hai mươi năm sau, năm 1887 Heinrich Hertz đã chứng minh tính chính xác sóng điện
từ của Maxwell bằng cách thử nghiệm tạo ra sóng vô tuyến trong phòng thí nghiệm
của mình.
Như vậy, con người bằng hiểu
biết của mình cũng đã bắt đầu tạo ra được những tập hợp sóng – hạt của riêng
mình. Nhưng trước đó, con người bao nhiêu lâu vẫn ngày ngày tạo ra những tập hợp
sóng – hạt khác, đơn giản nhất là sóng âm thanh, bằng lời nói con người vẫn
giao tiếp với nhau hàng mấy chục ngàn năm nay.
Sau chán chê các thể loại dẫn
dắt, thế là mình đã mon men đến được với bản chất cơ bản của vạn vật: thể sóng
– hạt, hoặc sóng – hạt – sóng, hoặc hạt – sóng – hạt… thôi thì hiểu thế nào
cũng được.
Có cái thằng đang ngồi gõ những
dòng chữ này trên máy tính, bản chất nó là tập hợp của các hạt cơ bản – các hạt
đó đang dao động, tức chính là sóng. Nó đang cố dùng những con chữ nói chuyện với
mọi người, thực ra nó là một tập hợp sóng – hạt, do “duyên khởi” và nhiều nghiệp
lực, nó ra cái thân bằng thịt bằng xương này. Hôm qua nó ốm do cảm cúm, hôm nay
ngồi chém gió tiếp.
Theo “duy vật biện chứng Mác
Lê” kết hợp với Đác-uyn thì con người nguyên là con khỉ, rồi do lao động, lại
có bộ não phát triển ở tầm cao (trước mắt người ta cân nó lên thấy to hơn hẳn não
của các loại khỉ khác, chứ các thứ động vật khác thì không có cửa để so sánh)
nên dần dần hình thành ý thức, và con khỉ biến thành con người. Thuần túy “duy
vật,” thì Mác Lê không quan tâm và gần như bó tay không mon men gì được đến “thế
giới tâm” của con người – trừ những nghiên cứu y khoa về tâm lý bệnh học thần
kinh. Do đó khi đã nói đến các hiện tượng về linh hồn, về tâm linh… thì một xã
hội mà áp dụng chủ nghĩa Mác lên mọi mặt đời sống, sẽ coi đó là những điều “mê
tín dị đoan.” Phải thành thật mà nói rằng, vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ hiện
đại, đã vứt nền tảng của chủ nghĩa duy vật vào sọt rác. Ơn giời, Mác còn “chôm”
được cái “phép biện chứng” của Hê-ghen, chứ không thì toàn bộ học thuyết của
ông ta về triết học, chỉ là con số zêrô tròn trĩnh.
Vì trong cuộc sống vẫn tồn tại
quá nhiều chuyện mà cả tri giác của con người lẫn công cụ của hắn ta, khoa học,
đều chưa giải thích được. Từ những chuyện bé con nói làu làu những chuyện đẩu
chuyện đâu, đến những khả năng kỳ diệu khác một số con người rất cá biệt. Con
người hoang mang, liệu linh hồn có tồn tại hay không? Trên thực tế, trước những
sự kiện đó thì những người theo chủ nghĩa duy vật cũng vẫn thường có những giải
thích cho nó, kiểu như đó là những hiện tượng thuộc về… bệnh lý thần kinh con
người.
Mình sẽ không cố hình dung hay
biện giải gì cho vụ này – chỉ cần suy luận là một khi đã có tập hợp sóng – hạt
tạo thành cái thân này, thì chẳng có lý do gì để phủ nhận một tập hợp sóng – hạt
khác làm nền tảng quy định những tính chất cơ bản cho nó. Nôm na cứ hiểu như là
một bộ mã, bộ code… gì đó, sau rất nhiều những tác động của ti tỉ những yếu tố
khác mà nó tạo ra ta, cái thằng chuyên nghề chém gió này…
Chẳng hề mất thời gian chứng
minh lâu la, việc con người phát minh ra máy điện toán đã cho thấy những suy luận
đó là đúng. Bạn mua cái vi máy tính mà không được cài gì cả, kể cả “DOS” thì
quá bằng cục sắt, nhưng là cục săt tốn điện. Thế nên kiểu gì nó cũng phải được
cài sẵn một số chương trình, rồi từ đó chúng ta cài tiếp.
Đứa bé bé xíu, nó đã được học
gì đâu, thế mà chọc nó nó cũng tức như ai, hoặc trêu cho nó cười thì nó vui cười
khanh khách. Đâu ra những cảm xúc đó vậy? Đó là những chương trình được cài sẵn
trong ổ cứng. Đức Phật dạy là “A nại da thức” hay “tàng thức”, một ổ cứng với những
chương trình được cài sẵn. Sau ta cài thêm cái này cái khác nữa, cho đến khi đầy
oặc. Đầu chúng ta đủ cả, CPU, RAM… cứ thế chạy. Điều kỳ diệu là cái tập hợp
sóng – hạt nó quy định các tính chất “vui cười, khóc mếu” của chúng ta, thì nó
không chết, như chương trình phần mềm máy tính không chết vậy, nếu chết thì chỉ
là chết cái máy tính bằng nhựa, sắt, dây đồng… khi chúng ta bán nó sang làng đồng
nát Quan Độ (Vân Môn, Yên Phong, Bắc Ninh.) Hay nhỉ, cài sang cái khác, phần mềm
lại chạy…
Có phần mềm thì phải có linh hồn.
Phần mềm còn thì linh hồn cũng còn, vậy thôi. Theo Phật thì ít nói về linh hồn,
thường nói về tâm, về thần thức… ở đây mình tạm gọi là hồn hay linh hồn… cũng để
cho nôm na, dễ hiểu.
Cái gọi là “các tính chất vui
cười, khóc mếu, cáu kỉnh…” Đức Phật dạy chúng ta là “nghiệp.” Tất nhiên tính
nôm na ở đây rất cao, có thể đưa vào đây các khái niệm khác như “phước đức” hay
“công đức” cũng được. Túm lại nghiệp nhẹ hoặc tốt, thì là được hưởng phước do
làm phước… thôi đoạn này ta quy trách nhiệm cho giáo sư Gu-gờ.
Đọc lại phần 1 tại đây
Đọc lại phần 2 tại đây
No comments:
Post a Comment