Ảnh vệ tinh chụp ngày 14/2
(trái)
cho thấy một số bệ phóng
tên lửa đất đối không
ở đảo Phú Lâm của Việt
Nam.
Ảnh: ImageSat International
|
Càng gần đến này Tòa án trọng
tài quốc tế (PCA) ở Hague (Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung
Quốc về tranh chấp giữa hai nước xung quanh một số vị trí (bãi, đá) ở quần đảo
Trường Sa, dư luận quốc tế lại càng quan tâm đến động thái của Trung Quốc.
Đặc biệt trong những ngày gần đây,
hai ông Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc hun nóng dư luận khu vực Đông Nam Á và cả
Việt Nam về những tuyên bố tập trung vào việc “không được quốc tế hóa những vấn
đề liên quan đến tranh chấp ở khu vực Biển Đông.” Phát ngôn được đưa ra trong
thời điểm trước khi PCA sẽ đưa ra phán quyết, mà như chúng ta đã biết Trung Quốc
đã chống việc này ngay từ đầu bằng cách không công nhận thẩm quyền của Toà PCA.
Trong khuôn khổ bài viết này,
chúng ta sẽ không đủ điều kiện đi sâu vào nghiên cứu các chi tiết của vụ kiện
cũng như đánh giá khả năng thắng – thua của các bên, mà người viết bài mong muốn
cùng độc giả đánh giá những nỗ lực của Trung Quốc cũng như sự can dự của Nga
vào trong bối cảnh này thực sự nhằm những mục tiêu gì.
Về tổng thể, khi đệ đơn lên
Tòa án hồi đầu năm 2013, Philippines đã nghiên cứu rất kỹ và rất khôn ngoan khi
đưa ra yêu cầu đề nghị Tòa ra phán quyết. Điểm khôn ngoan đầu tiên ở đây cần được
nêu bật, chính là những yêu cầu không nhằm vào tuyên bố chủ quyền vì điều đó sẽ
rất có thể bị Tòa án bác, không thụ lý vụ kiện. Yêu cầu quan trọng nhất của
Philippines là đề nghị Tòa tuyên bố “đường lưỡi bò” (’cửu đoạn tuyến”) mà Trung
Quốc vẫn đưa ra yêu sách ôm trọn cả quần đảo Trường Sa, nghĩa là chiếm gần hết
Biển Đông là không có căn cứ pháp lý. Ngoài ra là các yêu cầu khác của
Philippines liên quan đến một số bãi, đá… cụ thể.
Từ năm 1988 là năm của sự kiện
Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma đến nay, Trung Quốc là nước luôn luôn gây ra những
tranh chấp ở khu vực Trường Sa, bằng đủ các thủ đoạn như chiếm đảo bằng quân sự,
thực hiện các hành động “chấp pháp” (nhưng phi pháp,) tôn tạo các đá nửa nổi nửa
chìm thành các đảo nhân tạo, quân sự hóa quần đảo Trường Sa… Những hành động đó
thường xuyên gây bất ổn trong khu vực làm cho căng thẳng ngày một leo thang, đến
mức các nước liên quan phải thường xuyên tổ chức các cuộc hội đàm, đàm phán
song phương riêng với Trung Quốc hoặc đa phương để giải quyết tranh chấp. Trước
đây, một khi đã ngồi vào bàn, thì Trung Quốc luôn thể hiện một thái độ nước lớn
cứng rắn không nhượng bộ, để kết cục cuối cùng luôn không có được thỏa thuận
nào hết, và “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” thường là kết quả mà
Trung Quốc mong muốn. Chiến thuật đó là của thời kỳ trước, từ thập niên thứ 2 của
thế kỷ XXI, thái độ của Trung Quốc đã thay đổi theo hướng hung hăng hẳn lên, với
những hành động tôi đã liệt kê trên đây. Chúng ta còn nhớ cách đây 2 năm Trung
Quốc đã cho giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào khoan thăm dò trong vùng đặc
quyền kinh tế thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tạo nên một làn sóng phản đối
trong dư luận Việt Nam như thế nào.
Có một đặc điểm, một mặt Trung
Quốc hành xử kiểu nước lớn “lấy thịt đè người” nhưng lại không hề nước lớn,
quân tử trong nỗ lực giải quyết triệt để “vấn đề Biển Đông,” nghĩa là “ba mặt một
lời” hội đàm với tất cả các nước liên quan trong khu vực có thể có các quan sát
viên hoặc trọng tài quốc tế. Trái lại, Trung Quốc thường xuyên muốn chia nhỏ Biển
Đông ra thành nhiều phần, phần nào liên quan đến nước nào thì “giải quyết
riêng” với nước đó – một cách hành xử rất thiếu minh bạch. Chia nhỏ ra, thì “vừa
miếng” và dễ nuốt. Thỏa thuận, riêng rẽ, nước nào cũng nhỏ hơn và đều có những
điểm yếu trước Trung Quốc. Người Trung Quốc quá rành triết lý chia bó đũa ra để
bẻ từng chiếc…
… Đường chín đoạn của Trung Quốc
tuyên bố gọn gàng cả quyền đảo có nhiều nước liên quan, chiếm gần hết một vùng
biển làm 1/3 thương mại hàng hải thế giới đi qua nó và là vùng hàng không nhộn nhịp
không kém, thì vùng biển này có ảnh hưởng đến an ninh của toàn cầu, không thể
chỉ liên quan đến cặp nước nào, hay vài nước trong khu vực. Những tranh chấp hiển
nhiên chỉ thuộc hai nước thì không lạm bàn, nhưng yêu sách đòi gần như hết Biển
Đông đặc biệt với “cửu đoạn tuyến,” không thể không quốc tế hóa. Việc
Philippines không đàm phán được với Trung Quốc và đưa ra PCA, chính là một việc
làm cần thiết, khôn ngoan và hợp pháp. Khi giải quyết tranh chấp quốc tế, kiện
ra một Tòa án quốc tế bao giờ cũng là một biện pháp hữu hiệu đối với nước nhỏ
trong trường hợp vững về pháp lý nhưng bị bắt nạt.
Về quan hệ quốc tế, cho đến
nay vai trò của Trung Quốc đối với khu vực Biển Đông, chỉ là gây bất ổn, không
yên tâm, nhất là cho các nước Đông Nam Á liên quan. Người ta thường nói đến
“các biện pháp xây dựng lòng tin” nhưng làm sao mà tin được một nước thường
xuyên tự gây ra tranh chấp để bắt nước khác đàm phán, rồi lại “gác lại;” được một
thời gian lại gây ra tranh chấp khác? Với chính sách của mình ở thời điểm đầu năm
2016 này “trước vụ kiện Biển Đông,” chưa bao giờ Trung Quốc lại bị cô lập như vậy.
Đó là vị trí của Trung Quốc
trên trường quốc tế hiện tại – sân chơi chính của Trung Quốc vẫn là các vùng biển
xung quanh nước này: Biển Hoa Đông và Biển Đông; chưa thể vươn ra các vùng xa
hơn được. Trung Quốc là nước ngoài vị thế quan trọng của “công xưởng thế giới” và
một thị trường gần một tỷ rưỡi người, thì còn là một nguyên nhân gây “không yên
tâm” thường xuyên cho các hàng xóm cũng như các nước có lợi ích như Hoa Kỳ,
Australia… với chiến lược thường xuyên đưa ra yêu sách và gây bất ổn. Năm 2015
cũng là năm kinh tế của Trung Quốc giảm tốc đáng báo động, những sức ép về xã hội
trong nước ngày càng gia tăng như tàn phá môi trường hay hố sâu ngăn cách giàu
nghèo… các yếu tố bất ổn trong nước manh nha xuất hiện như những cú đánh bom khủng
bố được cho của người Tân Cương thực hiện… Người ta còn đồn đoán là những vụ nổ
nhà máy liên tiếp là do phá hoại bắt nguồn từ kinh tế suy thoái mà người ta vỡ
nợ và cho nổ...
Quay trở lại với nước Nga, hai
năm sau khi sáp nhập Crimea của Ukraine cũng là hai năm chịu đựng lệnh trừng phạt
của Phương Tây, gián tiếp liên quan đến chiến sự Đông Ukraine, trực tiếp tham
chiến ở Syria mà họ gọi là chống IS và suốt hai năm đó là sự mệt mỏi vì một giá
dầu thấp… Một nước Nga ở vị thế rất giống Trung Quốc, khi những “vệ tinh” thời
Xôviết ngày càng xa rời nó và đi về cực khác của thế giới. Nước Nga vùng lên từ
thời ốm yếu Eltsin, mạnh mẽ trở lại dưới thời Putin, và cũng không giấu diếm những
tham vọng của nó. Nước Nga thời Putin muốn tuyên bố với Hoa Kỳ và những người đồng
minh rằng: “Hãy tôn trọng không gian Xô viết cũ của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ
tôn trọng trật tự các vị lập nên ở phần còn lại của thế giới.”
Đáng tiếc là mọi thứ trên thực
tế không được như vậy, mà không gian đó ngày càng bị thu hẹp do sự tự xa rời của
các vệ tinh, những nước có thái độ rõ ràng luôn về việc hướng về châu Âu như ba
nước vùng Baltic, Moldova, Gruzia và nhất là Ukraine. Mỗi bước tiến của NATO về
phía đông lại càng làm cho ông chủ điện Kremli không thoải mái thêm một chút.
Hai năm qua, nước Nga bớt đi nhiều bạn như Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine… nhưng chỉ được
thêm một ông bạn Trung Quốc mà ai cũng… sợ.
Gác lại một bên những nghi ngại
về một người láng giềng Trung Quốc luôn luôn muốn thôn tính đất đai, mà ở vào
thế kỷ XXI là bằng học thuyết “biên giới mềm,” tràn hàng vạn người sang nước
khác, và cũng nhăm nhe lôi kéo nốt cả các vệ tinh Trung Á của nước Nga, nước
Nga giờ đây cũng cảm thấy đơn độc và buộc phải tìm sự nồng ấm ở Trung Nam Hải.
Tất nhiên, nước Nga cũng có
chính sách “Trục Châu Á Thái Bình Dương” của mình, dấu hiệu rõ nhất là gần đây
Hạm đội Thái Bình Dương của nước này đã xúc tiến xây dựng thêm căn cứ quân sự
trên đảo Kuril vốn tồn tại tranh chấp với Nhật Bản. Đó là bối cảnh mà ông
Sergei Lavrov tuyên bố về lập trường của Nga “những nỗ lực quốc tế hóa giải quyết
tranh chấp Biển Đông cần phải được chấm dứt.”
Với việc rõ ràng lập trường
như vậy, Nga đã tìm được tiếng nói chung với Trung Quốc, trong vị thế của hai thành
viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc; họ có thể đồng thanh mà tuyên bố Tòa trọng
tài PCA không có thẩm quyền trong “vụ kiện Biển Đông” mà Philippines là nguyên
đơn. Mặt khác, có thể Nga sẽ hành xử tương tự Trung Quốc trước mắt trong quan hệ
với Nhật Bản, nghĩa là tranh chấp tay đôi thì đừng anh nào xía vô. Quan trọng
hơn cả, là “nói thẳng vào mặt” Hoa Kỳ, anh hãy đứng ngoài đừng can thiệp vào
khu vực này. Và biết đâu, chính Nga cũng đang “chuẩn bị tinh thần” cho việc phải
đối mặt với những vụ bị kiện tiềm tàng trong tương lai?
Vấn đề là Lavrov nói sai: “Lập
trường của Nga trong vấn đề Biển Đông là, tất cả các bên liên quan đều phải
tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm con đường giải quyết
bằng chính trị ngoại giao mà các bên đều có thể chấp nhận được” – nhưng câu
chuyện giữa Philippines và Trung Quốc đã vượt quá giai đoạn “giải quyết bằng
chính trị và ngoại giao” mà không tìm được giải pháp mà chuyển sang giai đoạn
dùng biện pháp pháp lý rồi. Chúng ta khó có thể tưởng tượng ngoại trưởng của một
nước lớn như Nga lại có thể phát biểu không cần biết những nguyên tắc của luật
pháp quốc tế đến vậy. (Mặc dù sau đó chính ông ta lại viện dẫn đến UNCLOS!) [1]
[2]
Nếu lập trường Nga – Trung Quốc
đối với Biển Đông là nhất quán, thì những phát ngôn Lavrov – Vương Nghị mấy
ngày gần đây, chỉ thể hiện rõ ràng cách hành xử của Trung Quốc nếu thua kiện:
phớt lờ, tức là “đánh bài cùn.”
Bất ngờ nhất của chuỗi sự kiện,
là cuộc họp thường niên ngoại trưởng Nga, Ấn Độ và Trung Quốc vừa được tổ chức ở
Matxcơva trong 2 ngày 18-19/4/2016 cả 3 ngoại trưởng đã ra thông cáo chung mà nội
dung vẫn về điều chúng ta đang bàn, là “chống quốc tế hóa giải quyết tranh chấp
Biển Đông.” Chỉ tuần trước thôi trong tuyên bố chung giữa bộ trưởng Quốc phòng
Mỹ và Ấn Độ, New Delhi đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề “an ninh và quyền tự do
lưu thông hàng hải, trong đó có Biển Đông.” Về “yếu tố” Ấn Độ với Biển Đông,
còn quá sớm để đưa ra lời đánh giá nhưng đáng chú ý là từ 2002 đến nay đây là lần
đầu tiên Ngoại trưởng ba nước này ra thông cáo chung. [3] Hơn nữa, quan hệ giữa
Việt Nam và Ấn Độ gần đây cũng khăng khít hơn rất nhiều cả về hợp tác quân sự lẫn
hoạt động kinh tế liên quan đến Biển Đông. Hoặc đơn giản hơn, tuyên bố của ba
Ngoại trưởng có khi lại là “tưởng bom tấn hóa ra pháo xịt” – nghĩa là Trung Quốc
chỉ cần sự ủng hộ bằng mồm của hai nước kia, còn Nga và Ấn thì “chẳng mất gì, cứ
nói cho đối tác vui bụng?” Điều này sẽ đúng hơn với Ấn Độ, còn với Nga thì tôi
luôn cho rằng nước này có ý đồ rõ ràng.
Một trật tự thế giới đa cực mới
đang hình thành rõ nét, mà cả Nga, Trung Quốc lẫn Ấn Độ đều muốn trở thành một
cực? Và Hoa Kỳ thì đang ở đâu vậy? Những sự kiện xảy ra vào đúng thời điểm nước
Mỹ đang bận rộn theo dõi các ứng cử viên tổng thống, thời điểm cuối nhiệm kỳ của
một vị tổng thống bị đánh giá là hiền lành và thiếu hữu hiệu trong chính sách đối
ngoại chắc hẳn sẽ không có những hành động mạnh mẽ đối với những gì đang và sắp
diễn ra ở Biển Đông?
Hoa Kỳ sẽ không bao giờ có
hành động can thiệp trực tiếp – lần này là vào vụ việc cụ thể là “vụ kiện Biển
Đông” của Philippines với Trung Quốc tại PCA, vì một lẽ đơn giản là Hoa Kỳ mới
chỉ là quốc gia ký UNCLOS năm 1994 [4] nhưng chưa phê chuẩn. Điều này làm cho
Hoa Kỳ sẽ là nước đứng ngoài tất cả các hoạt động tài phán có áp dụng hoặc liên
quan đến UNCLOS. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ hành động bất chấp
luật pháp quốc tế, mà quốc gia dù chưa phê chuẩn vẫn có thể tự nguyện thực hiện
các nguyên tắc của một Công ước như bình thường. Lập trường của Hoa Kỳ là nhất
quán, sẽ bảo vệ quyền đi lại tự do trên biển và trên không theo các nguyên tắc của
pháp luật quốc tế.
Ngoại trưởng TQ Vương Nghị,
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov
và Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj
tại cuộc họp
thường niên tại Nga ngày 18 – 19/4 vừa qua. Ảnh: Sputnik
|
Do đó chúng ta đã thấy trước
những hành động quân sự hóa Biển Đông, như những vụ xây sân bay hay tôn tạo các
đá lúc nổi lúc chìm biến chúng thành đảo nhân tạo của Trung Quốc, Hoa Kỳ cho
tàu và máy bay tuần tiễu, theo phương châm “sẽ có hành động thực tế” và “đã nói
là làm.” Nhưng trước một nước Mỹ bận rộn của năm 2016, chắc chắn không thời điểm
nào tốt hơn cho Nga để thi hành “Xoay trục Châu Á Thái Bình Dương” và chúng ta
đang hiểu, Nga có vẻ rất muốn chọn đối tác cùng thực hiện “xoay trục” là Trung
Quốc.
Nếu thực sự là như vậy, Nga sẽ
đánh mất những người bạn thân thiết nhất của mình ở Đông Nam Á. Việt Nam hiện
nay vẫn là người bạn đáng tin cậy của Nga, có thể nói là đồng minh truyền thống,
đặc biệt trong trang bị vũ khí khi nước này vẫn là nhà cung cấp chính. Nhưng nếu
trong tương lai với những bước dịch chuyển lớn của tình hình, như TPP [5] được
phê chuẩn và Hoa Kỳ bỏ cấm vận đối với Việt Nam về vũ khí sát thương. Lúc đó
thì không còn gì có thể đảm bảo cho Nga có được một chỗ đứng vững chắc trong
khu vực như hiện nay nữa.
Chú thích:
[1] United Nations Convention on the Law of the Sea, “Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển” năm 1982.
Cần phải dừng lại mọi hành vi can
thiệp vào hoạt động đàm phán trực tiếp của các bên liên quan hòng quốc tế hóa
những vấn đề này. Chúng tôi tích cực ủng hộ Trung Quốc và các nước ASEAN lựa chọn
giải pháp trên, đầu tiên là phải căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
1982 (UNCLOS).
Ngoài ra, còn có Tuyên bố
chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc ký năm
2002. Sau đó, là nhận thức chung mà Trung Quốc và ASEAN đã đạt được năm 2011.
Theo những gì tôi biết, hiện
nay Trung Quốc và ASEAN đang đàm phán về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông
(COC), trong đó quy định nghĩa vụ pháp lý của các bên.
Tôi cho rằng đó là phương án
khả thi duy nhất. Tôi từng nhiều lần tham dự các diễn đàn hợp tác khu vực như
khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh Đông Á, hợp tác an ninh giữa ASEAN với các đối
tác. Trong những hoạt động này tôi thường thấy có người muốn quốc tế hóa tranh
chấp Biển Đông.
Tôi tin rằng đó là việc làm vô
ích. Chỉ có đàm phán, con đường mà Trung Quốc và ASEAN đã đi, mới có thể mang lại
kết quả cho các bên, đó chính là một thỏa thuận mà các bên chấp nhận được.”
Bài trên Tuần Việt Nam tại đây
Tham gia thảo luận trên
Facbook tại đây
No comments:
Post a Comment