Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tuesday, December 27, 2011

Giấy khai sinh

Ai lấy vơ, lấy chồng, sinh con đẻ cái đều phải làm cho con Giấy khai sinh. Sau Giấy chứng sinh do Bệnh viện cấp, Giấy khai sinh là loại giấy tờ thứ hai của con người cần có để chứng minh sự tồn tại trên cuộc đời này.

Cầm tờ Giấy khai sinh trên tay, ta sẽ đọc thấy những thông tin cơ bản của một người: Họ và tên, ngày sinh, nơi sinh (hoặc điền địa danh, hoặc và thường là cụ thể hơn, tên bệnh viện đã làm bà mụ cho người đó), nguyên quán hay quê quán, họ và tên bố, họ và tên mẹ, ngày sinh của hai người đó, họ và tên người đứng khai, thường thì bố mẹ hay nhờ ông nội, hoặc ông ngoại đi khai cho cháu. Cơ quan cấp Giấy khai sinh, là Ủy ban nhân dân Phường nơi một trong hai bố mẹ có Hộ khẩu.

Đại khái thế.

Trong kinh doanh, người ta hay thành lập doanh nghiệp để có một pháp nhân đủ tư cách theo pháp luật, để dễ hoạt động, cũng là dễ cho các cơ quan Nhà nước dễ quản lý. Thành lập doanh nghiệp cũng là một hình thức hùn vốn, nếu có từ hai người trở lên cùng hợp tác kinh doanh… theo luật thì việc thành lập doanh nghiệp, như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, nhiều thành viên, công ty cổ phần… đều phải đi đăng ký kinh doanh.

Việc cấp đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch & Đầu tư các Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đảm nhiệm. Ông A hùn vốn với bà B, thành lập công ty C, giống như anh D cưới chị E đẻ ra thằng G vậy.

Vẫn còn tồn tại nhiều công ty, doanh nghiệp Nhà nước, nhiều bác trong số đó thuộc Bộ nọ, Bộ kia, thậm chí, Sở nọ, sở kia. Ví dụ, Tổng công ty phát triển nhà và đô thị Việt Nam (nay đã là tập đoàn) HUD thuộc Bộ xây dựng, nên mẹ của HUDBộ xây dựng, một bà mẹ đơn thân, đẻ ra con, chỉ thực hiện chức năng quản lý con, chưa chắc đã nuôi được nó ngày nào. Sở xây dựng Hà Nội cũng có mấy công ty con, ví dụ Tổng công ty xây dựng Hà Nội chỗ phố Quang Trung, hình như là con của Sở xây dựng Hà Nội thì phải.

Vấn đề ở đây là chuyện với các doanh nghiệp tư nhân. Cũng toàn ông A, bà B thôi, mà nhiều nơi, tôi đã gặp phần lớn ở miền Bắc, họ nhầm vai trò của chính họ, với UBND Phường, í lộn, Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi cấp đăng ký kinh doanh cho họ. Vì thế, khi được Sở KH&ĐT cấp đăng ký kinh doanh, họ sướng quá, về kẻ luôn cái biển hiệu:

Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội – Công ty TNHH ABC…

Giống như đọc và hiểu nhầm giấy khai sinh: Họ tên mẹ: UBND Phường Liễu Giai; Họ tên bố: để trống. Họ tên con: ABC

Cũng là một cách tự đề cao doanh nghiệp của mình lên. Doanh nhân miền Bắc không thích thấy, không thích làm ăn với một công ty cha căng chú kiết, tứ cố vô thân, mồi côi không cha không mẹ. Đồng thời, làm chủ một Công ty như thế, họ thấy chống chếnh. Cũng là một biểu hiện của sự thiếu tự tin.


Doanh nghiệp trong Nam thường tự tin, đàng hoàngdõng dạc hơn. Cũng một phần do giới chủ doanh nghiệp hiểu biết hơn…

No comments:

Post a Comment