Trong tuần này Việc chiếc cường
kích SU-24 của không quân Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ cho tiêm kích F-16 bắn hạ trên vùng
biên giới Syria – Thổ thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Cổ phiếu nhiều thị
trường sụt giảm, giá lira Thổ giảm so với đôla… thậm chí cả chứng khoán Nga
cũng giảm. Người ta lo sợ đụng độ vũ trang sẽ loang ra to hơn, thậm chí khả
năng một cuộc chiến tranh có tính chất toàn diện sẽ nổ ra.
Ngay sau sự việc, tổng thống
V.Putin đã lên tiếng chỉ trích gay gắt Thổ Nhĩ Kỳ, nước mà ngay trước đó vẫn
còn là đối tác tin cậy của Nga. Tháng 12/2014, ông Putin đi thăm Ankara để bàn
về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Ông tuyên bố về những hậu quả
nghiêm trọng mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải gánh chịu sau vụ bắn hạ này. Nhanh chóng, thế
giới nhận ra, Putin cũng không hẳn sẽ sử dụng đòn trừng phạt về kinh tế.
Vụ Su-24 đang được Putin kiểm
soát
và xử lý theo chiều hướng khiến NATO phải e ngại?
|
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số ít
những nước tuy gần gũi với phương Tây, nhưng lại không tham gia “hệ thống” những
đòn trừng phạt giành cho Nga sau khủng hoảng Ukraine. Đóng băng quan hệ kinh tế
với các nước NATO, thực sự là một cú sốc với cả hai phía, vì theo kế hoạch thì
kim ngạch thương mại hai chiều Nga và các nước NATO được kỳ vọng sẽ đạt 100 tỷ
đôla vào năm 2020. Sau Đức, Thổ Nhĩ Kỳ là khách hàng lớn thứ hai của Nga về nhập
khẩu khí đốt. Quan hệ hai nước này quá khăng khít với nhau về năng lượng, nên đến
giờ phút này, các biện pháp trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ về kinh tế chỉ đếm trên đầu
ngón tay. Có thể tính: xiết chặt kiểm soát nông sản, hàng may mặc, đồ gỗ, chất
tẩy rửa... nhập khẩu từ Thổ, Putin cảnh báo công dân Nga không đi du lịch ở Thổ
Nhĩ Kỳ, các tour du lịch từ Nga sang nước này cũng bị ngừng bán…
Ông Putin đã hành động mạnh
tay hơn ở một góc độ khác. Như một kỳ thủ thực thụ, ông quyết định coi “sự kiện
SU-24 và quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ” như một con mã, cùng lắm là một con xe. Với
vài nước đi mới gần đây, cho thấy Putin muốn tìm cách ăn con hậu hoặc ít nhất,
tìm cách “chiếu bí” NATO. Nhanh chóng, các máy bay ném bom Nga tăng cường tần
suất và cả về khối lượng bom đạn tấn công vào các vị trí của “quân phiến loạn”
(không rõ là phe đối lập với chính quyền Assad hay Nhà nước Hồi giáo IS) đặc biệt
là vùng cửa khẩu biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuần dương hạm tên lửa Moska được
trang bị hệ thống tên lửa phòng không tương đương S-300 áp sát bờ biển Syria –
Thổ để bảo vệ các chuyến không kích của không quân. Và tin thu hút được sự quan
tâm nhiều nhất là các tổ hợp tên lửa phòng không S-300, thậm chí S-400 được triển
khai trên bộ tại các căn cứ của không quân Nga ở Syria. Đáng chú ý với tầm bắn và
tầm phủ ra-đa của mình trong khi S-400 được bố trí chỉ cách biên giới với Thổ
Nhĩ Kỳ có 50km, thì nó khống chế được cả hoạt động của không quân NATO trên
không phận Thổ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải)
và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Ảnh: AFP
|
Về chính trị, ông Putin cũng đạt
được lợi thế. Cùng là hai nước chịu tổn thất trong hai lần tấn công khủng bố gần
đây nhất của Nhà nước Hồi giáo IS, Nga và Pháp đang xích lại gần nhau hơn bao
giờ hết. Chuyến công du liên tục mấy nước của Tổng thống Pháp Francois Hollande
nhằm xúc tiến việc hình thành một liên minh mới chống IS, trong đó có sự tham dự
của Nga, chưa nhận được sự ủng hộ từ phía ông Obama. Tại Nhà Trắng, ông Obama
nói vẫn chờ thêm những thông tin của các cơ quan hữu trách Hoa Kỳ về vụ bắn
SU-24 và bảo lưu ý kiến rằng Nga đến nay vẫn thường xuyên không kích vào các
nhóm đối lập ôn hòa Syria ở rất sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu như ông Obama vẫn…
tiếp tục chờ thì ông Putin lại nhanh chóng tận dụng thời cơ trong cuộc gặp với
ông Hollande vào tối thứ Năm, 26/11. Một liên minh hai nước Nga – Pháp để chống
IS liệu có được hình thành?
Trong số các nước Liên minh
châu Âu, Pháp là nước chịu thiệt hại khá nặng nề vì lệnh trừng phạt của Phương
Tây dành cho Nga sau vụ MH-17 của hàng không Malaysia bị bắn rơi ở Ukraine giữa
năm ngoái. Nga tiêu thụ nhiều hàng hóa của Pháp, đặc biệt là xa xỉ phẩm nên
Pháp cũng là nước tích cực vận động để dỡ bỏ lệnh trừng phạt này. Sau sự kiện “thứ
Sáu đẫm máu” 13/11 ở Paris, Tổng thống Hollande đã cam kết giành khoản ngân
sách 600 triệu euro (636 triệu đôla) để chống Nhà nước Hồi giáo IS.
Nếu liên quân Nga – Pháp được
hình thành, thì các phi cơ Pháp sẽ hợp đồng tác chiến với máy bay Nga dưới sự bảo
vệ vùng trời của S-300 và S-400 của Nga – tại sao không? Phải chăng ông Putin
đã lợi dụng quá tốt thời cơ “sự kiện SU-24” để đi những nước cờ ngoạn mục, chiếm
thế thượng phong?
Vụ Su-24 Nga bị Thổ
Nhĩ Kỳ bắn hạ đẩy Pháp vào thế khó nếu muốn hợp tác với Nga |
Về quân sự, đến nay điều được người
ta chờ đợi nhiều nhất, vẫn là việc các nước đang tham gia chống IS ở Syria, nước
nào sẽ đưa bộ binh vào tham chiến. Nga và Hoa Kỳ đều là những nước đã thấu hiểu
thảm cảnh sa lầy trên chiến trường khi sử dụng lục quân, đặc biệt là ở vùng
Trung – Cận Đông. Hoa Kỳ lâu nay đã chuyển sang chiến thuật và sử dụng khá hiệu
quả: dùng kết hợp không kích với lính đặc nhiệm, vụ tiêu diệt trùm khủng bố
Osama Bin Laden là một minh chứng. Nhiều thông tin cho thấy hiện nay Nga cũng
áp dụng chiến thuật tương tự. Vụ giải cứu một trong hai phi công SU-24 vừa rồi,
cho thấy Nga vẫn thường trực lực lượng lính dù đặc nhiệm tại Syria để giải quyết
các nhiệm vụ mặt đất.
Việc Nga triển khai các tổ hợp
tên lửa phòng không tại Syria, thực sự có ý nghĩa như thế nào? Rõ ràng đó là một
hành động đáp trả vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga, nghĩa là lý do sẽ là “bảo
vệ máy bay Nga đi làm nhiệm vụ tấn công khủng bố.” Như thế, việc bảo vệ sẽ là bảo
vệ trước sự tấn công của ai khác ngoài máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí của NATO.
Sau các lần máy bay Nga bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ từ 30/9 đến trước ngày
23/11, Mỹ đã điều tiêm kích F-15 từ Anh đến căn cứ không quân Incirlik ở Thổ
Nhĩ Kỳ để giúp nước đồng minh NATO này bảo vệ không phận.
Tưởng là tình hình không leo
thang, hóa ra là có – nếu như nhìn vào những bình luận rằng “khả năng phủ sóng
của S-400” là sâu sang lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, vậy nếu bắn rơi máy bay của Thổ Nhĩ
Kỳ trên không phận của họ, khi mà họ không xâm phạm không phận của Syria, được
coi là hành động xâm lược. Khi đó với hiệp ước phòng thủ tập thể, NATO sẽ không
thể đứng ngoài cuộc. Liệu nước Pháp lúc đó có dễ dàng từ bỏ lập trường hiện nay
“kẻ thù của kẻ thù là bạn” để rời bỏ NATO? Những chai Champaigne và cả thời
trang Coco Chanel chắc chắn sẽ không thắng được nhu cầu hỗ trợ về quân sự lúc
chiến tranh. Vì thế chừng nào mà Nga chưa đưa bộ binh vào chiến trường Syria,
thì mọi chuyện vẫn không có ý nghĩa gì cả. Bản ghi nhớ giữa Nga và Hoa Kỳ về phối
hợp bay trên vùng trời Syria vẫn còn nguyên, nghĩa là máy bay Mỹ vẫn cứ bay, chứ
không phải là hễ bay vào bầu trời Syria là bị S-300 và S-400 bắn rụng. Nút bấm
tên lửa phòng không trong tay sỹ quan Nga bây giờ thực không khác gì nút bấm
tên lửa hạt nhân có thể gây ra Chiến tranh thế giới lần thứ ba.
Có vẻ, thái độ điềm nhiên đến
mức như “lừng khừng” của ông Obama là có lý do. Sự việc chắc sẽ dừng lại ở đây
và nhường chỗ cho những hành động quân sự có tính chiến thuật của Nga trên chiến
trường Syria. Dưới sự hỗ trợ của không quân Nga, quân của chính phủ Assad có thể
tiếp tục đánh mạnh để tiếp tục dồn cả IS lẫn đối lập người Turkmen về phía biên
giới Thổ Nhĩ Kỳ, cắt đứt những đường tiếp tế của Thổ Nhĩ Kỳ cho lực lượng
Turkmen… Và vẫn có thể là việc Nga đưa lục quân vào tham chiến, để rồi sa lầy ở
đó.
Xin nhớ rằng nếu tình hình tiếp
tục căng thêm, thì NATO và Thổ Nhĩ Kỳ cũng chẳng cần phải có hành động gì nhiều
để chống Nga. Họ chỉ cần khóa chặt eo biển Bosphorus là đủ biến Biển Đen thành
cái ao tù nước đọng, và lúc đó Nga chỉ còn nước lập cầu hàng không để tiếp tế
cho lực lượng của mình ở Syria.
Có những bàn cờ nhỏ, lại có những
bàn cờ lớn hơn. Bỏ con xe ăn con hậu, thắng ván cờ nhỏ có khi thua cả ván cờ lớn
hơn rất nhiều. Syria chỉ là bàn cờ nhỏ, còn khống chế, làm chủ cả vùng Trung
Đông mới là điều mà siêu cường cần quan tâm.
Bài trên Soha tại đây
Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment