Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, November 18, 2015

Dùng tay để giải quyết vấn đề


Việc giơ tay đánh bạn, đánh anh trai… đang là “vấn nạn” của cô bé Bá Ba Nhi Bôn. Không những thế, cô bé còn có những biểu hiện lệch lạc khác nữa.

Đến “trại hè tại gia” của một cô giáo, có hai anh lớn, một anh thì nghịch hơn và một anh thì hiền hơn. Được một lúc thì anh hiền hơn khóc mếu – em gái Nhi Bôn “phá đồ chơi của con…” (đồ xếp hình, bị phá dỡ sau bao công xây dựng.) Hóa ra em tức anh nghịch giơ chân đá vào mặt em, em tưởng của anh hiền, em phá em trả thù.

Việc làm ba của em suy nghĩ mãi, chắc chắn sẽ phải tìm cơ hội để nói chuyện với em. Nhưng trước mắt, cái tay cứ giơ lên đánh người khác, thì ngày nào cũng diễn ra và diễn ra vài lần.

Có lần đi lang thang ở nước ngoài, thấy một chú bé bé xíu người Âu, gào khóc và giơ tay đánh mẹ. Mẹ chú không nói không rằng, giữ thật chặt tay con, kiên nhẫn chờ cho nó dịu đi, từ bước đầu không dùng sức giãy giụa cho đến khi con dần nín khóc… chuyện sau đó như thế nào thì mình không còn được chứng kiến vì phải rời khỏi chỗ đó. Nhưng cách xử lý tình huống của bà mẹ, đúng là rất đáng suy nghĩ và học tập. Con trẻ cũng như người lớn, có lúc hiền lúc nóng, không phải lúc nào cũng như lúc nào. Lúc nó nóng tính lên, mà mình nóng theo, nhẹ thì nạt nó, nặng thì trừng phạt nó bằng đòn roi – nóng chồng lên nóng, thì tình hình chỉ có nghiêm trọng hơn mà thôi.

Vừa mới hôm kia thôi, chở hai anh em qua cửa hàng của bác Quân nhờ sửa cho ba cái kính mát, em lại giơ tay đánh anh. Bác gái nhắc ba “Chiều con gái như thế là không được, kiểu gì cũng phải đối xử công bằng…” Ba lựa cách nói riêng với bác: “Lần nào em với cháu cũng rất nghiêm, nhưng em không áp dụng phương pháp trừng phạt, nhất là bằng bạo lực…”

Lại tối hôm qua, sau bữa cơm tối, mẹ nói chuyện với em, rằng “Em bé dạo này khó bảo nhiều và vẫn hay giơ tay đánh anh, đánh cả bạn của anh…”

“Con gái ạ, là con gái là phải hiền hậu, con được ba nhắc không biết bao nhiêu lần rồi, mà lần nào cũng quên – rõ ràng không phải là ba mẹ không nhắc con nhé. Ba đã nói, con còn bé, chẳng đánh được ai cả, nhưng người khác nhường con, nên con tưởng rằng con thắng thế, cứ thế làm mãi. Từ bây giờ chắc là ba mẹ phải có biện pháp với con mới được. Trước mắt nếu con giơ tay đánh người khác, ba sẽ buộc tay con lại để con nhớ.”

Cô bé lặng im, không nói gì. Cô này lì hơn anh trai cô ta nhiều.

Thực sự những biểu hiện của con gái, làm ba rất lo. Nếu ngẫm về nhân quả, thì cái gì cũng có nhân và cái gì cũng tạo quả. Trước một việc không vừa ý là nhân, ta suy nghĩ xem hành động như thế nào, rồi hành động thật ra ngoài… là quả. Hành động lại là nhân và tạo ra hậu quả, lại là cái quả khác. Bây giờ không nắn con, là nhân, sau này con sống ở đời bất lợi, là quả… cứ thế, cứ thế. Nghĩ đến người lớn chúng ta thôi, hàng ngày chúng ta gặp biết bao hành động chướng tai, gai mắt, không được xứng ý toại lòng – chuyện “thường ngày ở huyện.” Hậm hực trong lòng rồi đem chửi vung lên với bạn bè… người quen bắt nạt hành xử bằng bạo lực thì dùng chân tay đấm đá… kinh tế thị trường phát triển thì dùng xã hội đen xã hội đỏ, dao kiếm hội hè… Rồi mạng mẽo, tơ nét tơ niếc bùng nổ, người yếu đuối cũng sinh đầu gấu, dùng cái bàn phím chửi vung thiên địa, chẳng cần biết người bị chửi là ai, ra sao… cho thỏa cái tâm sân hận của mình. Thật tai họa nghiệp chướng cứ thế chất chồng, không biết bao nhiêu mà kể.

Chẳng nói cao xa làm gì, trước mắt cần phải giải quyết vấn đề giơ tay đánh cái đã, sau đó mới nói đến việc giúp “chị chàng” nhận thức được cái hay, cái dở của sự việc mà lựa chọn cách hành động thích hợp. Khó nhưng ba mẹ vẫn phải làm cùng con, con gái ạ!


Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment