Câu chuyện ông anh xã hội thứ
nhất
Mình chơi thân với một ông anh
trong ngành Công an, - lính phòng chống ma túy. Anh ấy là người liêm khiết, nên
khi anh ấy lên nắm quyền chỉ huy phòng chống ma túy trên một địa bàn thì kiên
quyết dẹp tệ nạn và nói “không” với tiêu cực, quyết không thỏa hiệp. Một số
“lính” dưới quyền của anh ấy trước đó ăn tiền bảo kê đã quen, cũng bị kỷ luật,
ra khỏi ngành.
Bọn “kinh doanh” ma túy trên địa
bàn quyết không chịu thua. Và chúng trả thù bằng cách “cho” con của ông anh
kia, vào vòng nghiện ngập. Chúng bủa vây, giăng lưới và thằng bé, lúc đó học cấp
hai, không thoát. Từ một học sinh giỏi và ngoan ngoãn, thằng bé nghiện, càng về
sau càng nặng. Chuyện lâu rồi, và hình như chú bé nghiện nặng quá, đã chết sau
khi gây ra cho gia đình rất nhiều đau khổ. Anh ấy có lần tâm sự, “nghề Công an
hóa ra nó “bạc” quá chú ạ!”.
Câu chuyện ông anh xã hội thứ
hai
Trong số người quen có một anh
doanh nhân, mấy năm nay ăn nên làm ra, kiếm được tiền. Từ một người giản dị,
anh ấy biến thành một con người khác.
Mua một lúc năm cái ô tô. Vợ
con hai chiếc, một mình đi ba chiếc, trong đó có những thứ cực kỳ đỏng đảnh, mỗi
lần hỏng là tiền sửa đủ mua cái xe máy SH. Bán đi thì tiền lỗ mua được cái ô tô
hạng trung bình, còn hạng mèng mèng mua được hai chiếc. Theo Đạo Phật, thì theo
dòng Mật tông (Phật giáo Tây Tạng), nhưng lễ Truyền quán đảnh (một nghi lễ đặc
biệt của dòng Mật tông) thì phải được làm ở tận trên Tây Tạng cơ, cho nó
thiêng. Nhìn chung là nhiều, chuyện ông anh nói tha hồ.
Có hôm được đi ké anh ấy trên
ô tô BMW X5, anh khoe: “Cái điện thoại của tao, bây giờ kết nối cả hệ thống
camera ở nhà, ô-sin có thay quần tao cũng biết. Khóa tao lắp toàn đồ Israel,
con đi học thì xe đưa xe đón, yên tâm luôn!”
Mình nhịn hết nổi, phun ra một
tràng: “Em nói thật là những cái đó của anh chẳng có ý nghĩa vì với em, chứ
chưa nói gì đến có ý nghĩa với xã hội. Anh khoe giàu thì là quyền của anh,
nhưng nó cũng dễ đập vào mắt người khác. Ở cái xã hội nhiễu nhương này, không
hay ho gì đâu. “Nó” thấy anh giàu, “nó” đưa anh vào tầm ngắm – mà cái chữ “nó”
này nó nhiều thứ lắm, “xã hội đen” cũng có mà “xã hội đỏ” cũng có”. Đến đây
mình kể câu chuyện của ông anh thứ nhất trên đây. – “Đấy, anh ấy là công an mà
còn không nắm tay được từ sáng đến tối, có bảo vệ được con đâu? Anh nghĩ là con
anh nó không túm được, nhẹ thì xin đểu anh một khoản năm trăm một tỉ, nặng thì
anh mất con hoặc tự dưng có con nghiện trong nhà à?”. Mình chỉ đôi chân đi giày
thể thao nhưng lại có đôi bít tất đen dài đến đầu gối của ông anh: “Ví dụ như
cách ăn mặc này của anh, nhìn chung là không đúng cách, thay vì đi giày thể
thao thì cũng bít tất thể thao; ai đời anh dùng tất dài dùng cho giày da,
comlê. Tiền có biến anh thành người sang trọng được đâu!”.
Các cụ nhà mình có những câu tục
và rất… dã man. “Chưa giàu đã đút …uồi làm then cửa” là câu tục ngữ chỉ cái anh
vừa phất lên, đã “hoắng”, làm đủ trò lố bịch.
Cả hai câu chuyện có cùng một
điểm chung là hiện nay gần như chúng ta không thể bảo vệ được gia đình mình.
Cho dù là một cán bộ công an, quân đội… hay gì chăng nữa, có thể bảo vệ được
gia đình trước sự đe dọa của bạo lực, nhưng bó tay trước tệ nạn đang ngày ngày
rình rập con em của mỗi gia đình. Bạn có thể có tiền thuê cả dàn vệ sỹ đi theo
con bạn, nhưng bạn không thể đưa vệ sỹ vào ngồi cạnh con bạn trong lớp, lại
càng không thể ngăn con bạn đến các cuộc vui. Đó là còn nói đến những người cha
mẹ ngoài khả năng chu cấp cho gia đình, vẫn còn có tâm mà chỉ thiếu có thời
gian. Còn chưa nói đến những ông bố bà mẹ vẫn ngày ngày làm giàu bằng những
cách rất “phi tiêu chuẩn,” con cái nhìn gương đó mà học theo, sao mà chúng
thành người tốt cho được.
Cách duy nhất để bảo vệ con
cái chúng ta, là làm sao cho chúng hiểu được, biết được cách tự phòng vệ. Tiếc
là trong cuộc sống cơm áo gạo tiền của chúng ta hiện nay, chúng ta đang quá mê
mải mà quên mất có một góc quý giá của cuộc sống: làm bạn với con, dạy chúng
nên người…
Bài trên Webtretho tại đây
Tham gia thảo luận trên
Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment