Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, November 12, 2015

Phật tại tâm – phần 5

Thế kỷ 20 các nhà vật lý đã tìm ra một hạt rất rất cơ bản, đó là hạt neutrino, đến nay người ta bắt đầu chứng minh được rằng nó có khối lượng. Rồi lại tìm ra hạt cơ bản khác nữa như quartz… Tuy nhiên như trên mình đã viết, khoa học của con người vốn dựa trên các phép đo (chủ nghĩa thực chứng) nên luôn luôn bị giới hạn. Do đó trong tương lai, con người hoàn toàn có thể tìm thấy được những hạt khác nữa, còn cơ bản hơn neutrino và quartz...

Mình đang muốn hình dung rằng, bao quanh chúng ta, chúng ta và cả tâm chúng ta, đều là những tập hợp sóng. Thể xác này khi rữa, tan biến, thì theo những suy đoán trước những câu chuyện về luân hồi mà khoa học chưa giải thích được, có thể cho rằng, tập hợp sóng gọi là tâm, là phần hồn, mà trong Phật pháp gọi là thần thức, còn tồn tại và có thể chuyển sang một dạng khác, ở một chiều không gian khác – hay gọi là cõi khác.

Đã có cõi khác, thì phải có những cõi tốt đẹp hơn chỗ của chúng ta đang sống, lại có những cõi không tốt đẹp bằng, đó là bình thường. Ngay cõi Ta Bà của chúng ta cũng có biết bao thân phận chúng sinh, từ súc sinh lên đến con người – ngay con người cũng bao thân phận: giàu nghèo, quyền cao chức trọng phó thường dân… Do những nhân duyên nghiệp lực cực cực kỳ khác nhau mà chúng ta thác sinh thành những thân phận cũng khác nhau, nhưng xuất phát điểm của cái tập hợp sóng “gốc” của chúng ta, thì đẹp đẽ như nhau, hoàn mỹ như nhau. Qua không biết bao nhiêu đời kiếp, mỗi lần chúng ta lại làm nó xấu đi một chút, đúng kiểu “phá thì dễ, xây thì khó.” Nhưng đã phá được thì phải xây lại được, tuy cực kỳ lâu công. Một tập hợp sóng như thế có thể thay đổi được tần số, biên độ… và chúng ta cũng không nên quá lo lắng – miễn là muốn thì làm được: sửa cho tập hợp sóng đó quay trở lại hoàn mỹ.

Tùy mức độ đẹp xấu của tập hợp sóng, mà thân phận của mỗi chúng sinh là khác nhau. Đẹp long lanh thì là Bồ Tát, đẹp hoàn mỹ không còn gì để sửa nữa thì là Phật. “Phật” như vậy ngoài khái niệm vị Phật bằng xương bằng thịt, trước đó là Thái tử Tất Đạt Đa, nay chúng ta còn biết thêm, “Phật” là một “quả vị.” Khi biết được mình là thế nào (“tự giác”,)  người và vũ trụ là thế nào (“giác tha”) và sửa được tâm mình càng ngày càng tốt đẹp hơn cho đến khi mỹ mãn – “giác hạnh viên mãn,” thì chúng ta thành Phật.

Để sửa được cái tâm của mình, hay cái tập hợp sóng đó, Phật dạy tám mươi tư ngàn pháp môn, như hiện nay chúng ta nhìn thấy có 3 pháp môn chính: Mật Tông, Thiền Tông và Tịnh Độ. Tất cả đều là các “phương pháp,” ai hợp phương pháp nào thì chọn phương pháp đó, không có sự phân biệt chấp trước.  

“Phật tại tâm” là như thế, không có gì khác.

Bàn thêm.
Có câu hỏi, sao theo Phật cần lễ lạy nhiều thế? Bản chất của vấn đề là Phật trong ta, ta trong Phật, Phật đã chỉ ra là ai cũng là Phật, nên không có ai nhận lễ lạy của ai đâu. Cầu nguyện, đọc chú, lễ lạy… đều là những “phương pháp” để sửa cái tâm của mình, lễ lạy vị Phật trong tâm của mình là chính.

“Phật tại tâm” vậy thì ma ở đâu? Ma cũng tại tâm. Nếu một đứa trẻ từ bé hay bị dọa ma, nó sẽ sợ ma suốt đời, cho đến tận lúc nó trở thành người lớn và về già thành ông cụ. Mỗi khi đi vào chỗ tối, lại thần hồn nát thần tính, sợ sệt đến hoảng loạn, tất cả là trong tâm của người đó, hay cái tập hợp sóng đó nó có một cái lỗi – mà cái lỗi đó gây ra bởi chính con người.

Vậy ma xung quanh chúng ta có không? Có chứ - một tập hợp sóng “tâm” không sang được cõi lành, tức là sang chiều không gian tốt đẹp hơn, mà cứ luẩn quẩn ở cõi của chúng ta thì là ma. Trước đây họ cũng là người như chúng ta, yêu thương thù ghét… bây giờ họ không tác động được vào xung quanh để đạt những gì mong muốn (đến lúc có thân xác còn không làm được nữa là) nên họ cực kỳ đau khổ. Chúng ta nên thương lấy họ, vì họ không làm hại được chúng ta, nên càng không nên sợ họ.

Vậy thần linh quỷ thần… ở đâu? Cũng là chúng sinh, tức là các tập hợp sóng khác, sống trong các cõi khác nhưng về bản chất “tập hợp sóng” thì cũng như chúng ta cả thôi. Chư thiên, các thần linh cũng có thần linh thiện, thần linh ác. Chúng sinh là bình đẳng, chúng ta vẫn nên coi trọng họ.

Đọc lại phần 1 tại đây

Đọc lại phần 2 tại đây

Đọc lại phần 3 tại đây

Đọc lại phần 4 tại đây


Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây   

No comments:

Post a Comment