Buổi sáng hai ba con phải chở nhau ra mặt đường, nơi hẹn xe mini-bus của trường đến đón. Lúc đó cũng là lúc tranh thủ trao đổi được khối chuyện, nhất là quanh những gì đang diễn ra trước mắt, trên mặt đường.
Cái bác này bắt đầu đi ngược chiều, đã thế lại đội mũ không cài quai... |
Quay lại quá khứ một chút. Anh cu nhà mình khá thường xuyên được ba anh ấy chở đi chơi lung tung bằng xe máy. Gì chứ chiều hè nào hai ba con chẳng đi bơi. Lần nào đi ra đường, cũng đều phải đeo kính, đội mũ bảo hiểm – từ hồi người ta còn chưa bắt buộ đội mũ bảo hiểm cơ.
Bác ấy đang tránh một cô áo xanh, ép cô ấy vào mũi cái ô tô phía sau nữa (không vào được trong ảnh) |
Có lần gặp một ông Tây đi xe máy đỗ bên cạnh, chỗ đèn đỏ Hai Bà Trưng – Phan Bội Châu – ông ấy đội một cái mũ bảo hiểm, nhìn mũ bố, mũ con rồi giơ một ngón cái, khen: Tốt, tốt, an toàn! – xung quanh dân ta chẳng ai đội. Đến khi ai cũng phải đội mũ bảo hiểm, bạn nhỏ nhà mình càng phải đội dù còn lâu mới đến 6 tuổi – độ tuổi bắt buộc phải đội mũ.
Cô “đồng hương Hà Tây” này đang sắt đầu sang đường… |
Tại sao trẻ con cũng phải đội mũ bảo hiểm hả ba? – Vì người ta bắt buộc ai cũng phải đội, nếu đã đi xe máy ra đường con ạ. Trẻ con càng phải đội chứ, tại vì con còn phải đi học, học giỏi này, lớn còn phải làm kỹ sư chế tạo ô tô này, còn phải đưa ông bà ba mẹ đi chơi các nơi này, ra nước ngoài thăm bác và hai anh chị này, bảo vệ em bé này… con còn phải bảo vệ cả ba mẹ ông bà nữa, lúc đó ba mẹ cũng già rồi… nếu mà con không bảo vệ được con, sao con bảo vệ được mọi người?
… cô ấy chở hàng vào chợ ở trong ngõ, lạng tránh như xiếc |
Quay lại với cái điểm đón xe mini-bus. Con đường được người ta ngăn bằng cái dải phân cách bê-tông, mở hai điểm sang đường – quay xe hai phía đối xứng lối vào ngõ. Ngõ to, trong có cả nhà máy nên xe ô tô ra vào liên tục. Ngõ đông người cư trú, nguyên nó là cái làng cũ, nên xe máy cũng ra vào liên tục. Trong ngõ còn có cả Chợ của Phường, nên xe máy thồ hàng cũng ra vào liên tục nốt. Ở vùng ven, trước đây là ngoại thành, nó là một cái ngõ nhộn nhịp bậc nhất của Thủ đô ta.
Chẳng cứ cô Hà Tây, bà mẹ thanh lịch đi LX này, mặc dù chở con gái học trung học đằng sau, vẫn phi ngược chiều… |
Phần lớn mọi người muốn vào ngõ, quay xe như các mũi tên xanh trong hình trên đây. Nhưng có rất nhiều người đi ngược chiều, theo như các mũi tên đỏ. Có hai kiểu: kiểu 1, đi sát vỉa hè. Kiểu 2, sang đường mà không quay đầu, chấp nhận đối đầu với xe đi đúng chiều và… sẵn sàng đánh nhau nếu ăn chửi.
Còn đây, cũng LX, nhưng là nữ tú, bật đèn sáng quắc… |
Con nhìn kìa, đi như thế kia là đi ngược chiều, luật giao thông không cho đi như thế, vì thế là rất nguy hiểm cho người đi đúng và cả cái bác đang đi ngược chiều đó nữa. Cậu cả cũng bức xúc lắm. Ba ơi, tại sao bác ấy cứ đi ngược chiều như thế? – Vì bác ấy quen tùy tiện con ạ. Đi như thế bác ấy cho rằng có thể tiết kiệm được khoảng 20 hay 30 giây đồng hồ, nhanh hơn một tí tẹo chứ mấy đâu! – Nguy hiểm nhỉ, ba nhỉ? – Rất nguy hiểm con ạ. Bác ấy đi như thế, có thể đâm vào ô tô, hoặc ép cái cô áo xanh kia vào xe ô tô… mà nếu bác ấy đâm vào xe khác, thì bác ấy sẽ tốn cả ngày để đi sửa xe máy, tốn cả tháng để đi bệnh viện, mà có khi tốn cả đời để đi Văn Điển – tức là nặng thì có thể chết, con ạ. Còn tốn rất nhiều tiền nữa chứ!
Từ anh thanh niên, kiểu số 2… |
Con cái chúng ta không thể chỉ sống trong cái ao tù nước đọng của chúng ta hiện nay. Chúng phải biết bơi, để bơi ra biển lớn của thế giới. Mà nếu không có ý thức tôn trọng pháp luật luật pháp thượng tôn thì sao ra đại dương được!
… đến anh khác, kiểu số 1… |
Suy luận thêm tí nữa về Phật pháp. Đã vi phạm pháp luật và đẩy người khác và cả chính mình vào nguy hiểm, đã là làm điều ác rồi đấy.
…còn có cả bác già, kiểu số 1… |
… thì choai choai đi ngược chiều và không đội mũ bảo hiểm, cũng là chuyện thường… |
… nên bạn trung học phổ thông này cũng coi thường hiểm nguy… |
… nêu tấm gương xấu cho các em, làm gì mà các em chẳng làm xiếc! |
P.S. Chỉ cần đứng 5 phút thôi, có thể chụp được đến hàng chục “tấm gương” kiểu thế này.
Bài của Robert.De.Niro posttrên Webtretho ngày 19 tháng Hai năm 2012
No comments:
Post a Comment