Tặng Nhina Vaxiliépna Phoócmiđôva
Kỷ niệm Ngày đàn ông Nga - Ngày bảo vệ Tổ quốc 23 tháng Hai
Mátxcơva trong những ngày này bắt đầu có những affiche cho Ngày chiến thắng. Tối hôm qua có một cô bạn ở Sài Gòn nhờ tìm bài hát “Đàn sếu” (của Frenkel/Gamzatov), sau khi gửi bài đó cho bạn, ngày hôm nay tôi mang bài hát đó đến lớp mở cho bà giáo già nghe. Bà đã gọi thêm cả mấy bà cụ nữa sang nghe, và tất cả đã khóc. Và chính tôi cũng đã không ngăn được những giọt nước mắt của mình trước hình ảnh đó… nhất là khi một bà cụ đưa ra một tấm ảnh ố vàng của người cha đã không trở về trong cuộc chiến tranh khốc liệt đó. Tấm ảnh đã luôn đi cùng với bà cụ trong suốt mấy chục năm, từ khi cụ còn là một cô bé con đến tận ngày hôm nay.
Tôi có cảm giác rằng, những người lính đã ngã xuống trên chiến trường đẫm máu, sẽ không nằm lại trên mặt đất mà sẽ biến thành những con sếu trắng… trong chiều tà đàn sếu mệt mỏi bay ngang bầu trời, trong hàng có một chỗ trống, phải chăng đó là chỗ giành cho tôi?... Đến ngày đó thì chính tôi cũng sẽ đi theo đàn sếu, và từ bầu trời tiếng kêu của bầy sếu vẫn đang gọi tất cả chúng ta, những người đã nằm lại trên mặt đất… (Đàn sếu)
Журавли
Мне кажется порою, что солдаты
С кровавых не пришедшие полей,Не в землю нашу полегли когда-то,А превратились в белых журавлей.Они до сей поры с времен тех дальнихЛетят и подают нам голоса.Не потому ль так часто и печальноМы замолкаем глядя в небеса?Летит, летит по небу клин усталый,Летит в тумане на исходе дня.И в том строю есть промежуток малый -Быть может это место для меня.Настанет день и журавлиной стаейЯ поплыву в такой же сизой мгле.Из-под небес по-птичьи окликаяВсех вас, кого оставил на земле.Мне кажется порою, что солдатыС кровавых не пришедшие полей,Не в землю нашу полегли когда-то,А превратились в белых журавлей.
Với người lính Nga, thì chiến tranh không phải là một trò chơi, chiến thắng không chỉ là vinh quang vì để đổi lấy vinh quang đó, là sự đau khổ của biết bao con người, biết bao gia đình. Chính vì thế mà người ta đã gọi ngày Chiến thắng 9 tháng Năm là “Ngày lễ Lệ tràn mi” – không ai là không khóc. Không có gia đình Xô-viết nào là không có mất mát trong cuộc chiến tranh đó. Chỉ một bài hát thôi, nhưng nó đã nói lên tâm trạng của người lính Nga một cách rõ ràng nhất và đơn giản nhất. Chỉ thế thôi, có thể trong trận chiến đấu hôm nay, hoặc ngày mai, hoặc tôi, hoặc anh – sẽ nằm xuống. Chiến tranh, đó là tuyết lạnh buốt quất vào mặt, là nằm trong bùn lầy quánh lạnh sắp đóng thành băng, là đôi ủng nặng trĩu dưới chân, khẩu súng trong tay và những giọt mưa từ vành mũ sắt… và còn là người bạn đồng hành dai dẳng – cái chết. Thế mới biết, để có được chiến thắng và hòa bình, con người đã phải trả một giá đắt đến thế nào…
Có một điều rõ ràng là, người Nga không phải là một dân tộc “thiện chiến”, chuyên nghiệp đi đánh nhau. Ngay cả trong số thanh niên Nga hiện nay, thì số hung dữ, như chúng ta vẫn thường gọi – bọn đầu trọc, có nhưng không nhiều. Đại đa số người Nga vẫn là những người hết sức hiền lành, tốt bụng…
Mátxcơva – 24 tháng Tư 2008
Bài Đàn sếu do Alekxandr Malinin hát ở buổi biểu diễn Bài ca chiến thắng 2010:
No comments:
Post a Comment