Friday, December 11, 2020

Bạo lực học đường: vì sao nên nỗi?


Hôm qua lên Facebook gặp một chuyện từ người quen biết: con nuôi cô ấy đi học ở trường dạy nghề bị đánh, có thể nói là nhừ tử. Chuyện bắt đầu từ hôm trước đi đường va chạm với bạn cùng trường, đã có yếu tố “suýt bị đánh từ năm, sáu bạn khác” rồi và đến hôm sau thì bị “quây.” Cô ấy viết lên mạng để xem có ai đi qua mà có camera hành trình quay lại cảnh đánh hội đồng, ngõ hầu có thêm chứng cứ làm việc với cơ quan pháp luật. 

Wednesday, December 9, 2020

Vụ cô bé tự tử ở An Giang: chúng ta hiểu trẻ con đến trường như thế nào?


Xin báo cáo trước là bài này rất, rất dài, là sự thử thách tính kiên nhẫn của người đọc. Bác nào sốt ruột bỏ qua luôn đi khỏi đọc.
 

Sau khi viết đôi dòng về chuyện cô bé lớp 10 tự tử ở An Giang, rất thú vị có một cậu bạn cũ từ thời trung học vào bình luận làm tôi nhớ ra “case” của chính cậu ta. Câu chuyện bắt đầu từ năm học lớp 10 khi bước chân vào trung học, cậu ta cùng một bạn gái nữa trong lớp được thày giáo dạy Anh văn cực kỳ chú ý, có thể nói là ưu ái… vì hia bạn học tiếng Anh rất giỏi (sau này cả hai cùng theo nghề chuyên ngoại ngữ tiếng Anh). Tôi nhớ năm lớp 10 đó, tôi, cậu ta cùng vài bạn nữa trong lớp còn lên trường Hà Nội – Amsterdam để thi học sinh giỏi, tôi thi toán còn anh chàng thi tiếng Anh. 

Friday, December 4, 2020

Đôi bờ chiến tuyến

Thế là con đã lên lớp Sáu được mấy tháng rồi đấy nhỉ, con gái yêu quý của ba. Năm học này con đã bước chân vào một môi trường hoàn toàn mới, lên cấp trung học (cơ sở) nó đã khác hẳn với tiểu học – tất nhiên ở đây ba sẽ không nói về cách học và cách tiếp cận kiến thức, cũng như cách giải quyết vấn đề.

Thursday, December 3, 2020

Rỗi hơi nói chuyện ông Trump

Hàng xóm nhà mình có truyền thống đặt “ních nêm” cho con cái bằng tên tổng thống Hoa Kỳ: Bin, Ô, và bây giờ mới xuất hiện “thằng Chăm” năm nay gần hai tuổi. Chẳng phải họ thần tượng gì mấy ông tổng thống Mỹ, càng không phải họ theo kiểu hồi còn chiến tranh đặt tên để… chửi cho sướng mồm. Kiểu đó phải đặt tên cho chó, thay vì Vàng, Mực, Vện… thì đặt là Kít, Giôn, Ních…

Sunday, November 22, 2020

Ông đồ làng

Nhanh thế đấy, vậy là con trai đã lên trung học rồi – lớp Mười, “tuổi gầm gừ” mới thoáng đấy mà dường như đã đi qua. Năm nay con vào trường mới, lớp mới, bạn mới và có thể gặp lại cả bạn cũ nữa. Thấy con trai hào hứng được vào môi trường “có vẻ rất văn minh” mà cả nhà cùng vui. Hôm họp phụ huynh, thấy các bác, các chú các cô bố mẹ bạn của con ai cũng bận rộn, thôi thì ba của Nhi Bá nhận “chức” trưởng ban phụ huynh của lớp để đỡ việc cho mọi người. 

Friday, October 16, 2020

Học đi xe đạp

Ảnh của Oscar Gutierrez

Bạn đọc nếu đã đọc “Chuyện con chuyện cha” hẳn còn nhớ chuyện “Tập đi xe đạp” trong đó ba hai bạn Bôn Ba Nhi Bá và Bá Ba Nhi Bôn dùng mẹo tập xe đạp cho hai bạn như thế nào. Chuyện đó lâu quá rồi, từ khi Nhi Bá ba tuổi rưỡi và Nhi Bôn có khi biết đi xe đạp còn sớm hơn nữa. Để mình viết lại một chút phòng bạn đọc nào chưa biết cái mẹo đó: xe đạp có hai bánh phụ hai bên, cho các bạn đạp lấy một hoặc hẳn hai hôm đi, cho quen, rồi dùng cờ-lê nới ốc ra, nâng hai bánh phụ lên cao một chút. Lại đi lấy một hai hôm nữa, rồi nâng tiếp lên. Hồi đó hai bánh phụ của cái xe Nhi Bá đi họ chỉ khoan lỗ, không xẻ khe nên ba của Nhi Bá phải khoan thêm thành một cái lỗ dài… Cứ như thế hai bạn biết đi xe đạp lúc nào không biết, muốn ba tháo luôn hai cái bánh xe ra cho đỡ vướng. 

Thursday, July 16, 2020

Chạy đua với học thêm của con: hiểu và làm như thế nào cho đúng?


Thế là cô bé con nhà tôi nó cũng đã đỗ vào lớp “chuyên Anh,” không những đỗ mà còn đỗ khá cao, nghĩa là vào lớp có điểm thi tuyển cao nhất. Đoạn này, ai chê cười tôi cũng phải chịu, nhiều khi đưa ra ý kiến, quan điểm gì chăng nữa nhưng vẫn phải thua mẹ con anh em nhà “chủ thể” là con bé ấy. Khi nó rơi vào một môi trường như vậy, và nó cũng hướng tới một môi trường như vậy – thì thôi cũng chẳng ép nó được.

Tuesday, July 14, 2020

Cái cúc quần


Túi sau quần mất cúc đã lâu, chẳng dám bỏ cái gì vào đó vì nó nông quá, không cài được nắp là rơi. Ngày xưa bà nội lũ trẻ con may vá suốt ngày, chỉ cần lục hộp kim chỉ tìm cái khác đơm lại thì không phải nghĩ, bây giờ thì trong nhà bói không ra cái khác.

Tuesday, July 7, 2020

Lạt mềm buộc chặt



Thế là Bôn Ba Nhi Bá cũng coi như là “xong” với vụ thi vào lớp Mười khi được tuyển thẳng, tuần sau còn thi nữa nhưng tinh thần đã xả hơi kinh khủng. Nhân tiện hắn phải xuống trường Trung học để thử đồng phục, thì cho hắn đi theo nhận học bạ của em gái Nhi Bôn ở trường tiểu học và nộp sang trường “cấp hai” luôn. Anh trai cơ mà, cũng phải lo dần các việc chứ ba mẹ lo được mãi đâu. Đến lớp của em, cậu chàng thò đầu vào trong khi vẫn đeo cái kiếng mát to đùng, các em gái trong lớp Nhi Bôn thấy thế, hò reo:

Tuesday, June 30, 2020

Ngày hái quả



Tặng cô giáo, tiến sĩ N.T.H., thày Đ.A và cô H.

Ai đó phải ở Hà Nội mới biết được sự khủng khiếp của vụ thi vào lớp Mười nó như thế nào, mà sự khủng khiếp này không chỉ áp lực lên các sĩ tử mà với bố mẹ thậm chí cả ông bà, cũng mệt mỏi không kém. Nhiều người bảo: “trượt lớp Mười đáng sợ hơn trượt đại học rất nhiều, trượt đại học thì sang năm thi lại được, trượt lớp Mười thì không được thi lại và có khi bắt buộc phải học trường vớ trường vẩn…”

Thursday, June 18, 2020

Dạy thái độ tình dục cho con – tự do hay hạn chế?


Có lần, tôi bắt gặp cô nhà báo có con gái học cùng con gái tôi từ hồi mầm non viết status trên Facebook rằng bị bà mẹ trách “Bây giờ các anh các chị không dạy con về kỹ năng sống gì cả…” nhưng cô ấy cho rằng trẻ con rất biết về “kỹ năng sống” khi đưa ra dẫn chứng là con bé nhà cô ấy đã có những khái niệm về tình dục.

Thursday, June 11, 2020

“Tia chớp”


Thân tặng cô Nhật Anh

Năm Nhi Bá học lớp Sáu, có lần cô Bình béo bạn của ba bạn ấy tổ chức một đoàn đi trải nghiệm dự một “giá đồng”[1] ở tận Nam Định, không có nhiều bạn nhỏ lắm, chỉ có anh em Nhi Bá, và vài bạn nữa. Trong đoàn có mẹ con cô Nhật Anh cùng bạn Bin, bằng tuổi Nhi Bá. Đến khi diễn ra lễ lên đồng, các bạn nhỏ thích lắm, cứ reo lên nhất là lúc cô đồng phát “lộc” tung lên trời những nắm tiền lớn.

Wednesday, June 10, 2020

Con chim sâu



Ở đằng sau nhà, từ hơn 20 năm nay bà ngoại hai bạn Nhi Bá, Nhi Bôn trồng một cây bơ, bây giờ nó đã cao bằng ba tầng nhà, che mát rợp cửa sổ và ban công cả hai tầng hai và ba, nhờ có nó mà phòng ba mẹ hai bạn và phòng của bạn Nhi Bôn nữa, mát hẳn. Mùa hè nếu không có cây bơ, mặt trời hướng Tây về chiều đã hun nóng hai căn phòng như hai cái lò rồi.

Monday, June 1, 2020

“Tiến lên Đoàn viên, em ước ao bao ngày…”



Anh ngốc Bôn Ba Nhi Bá nhà tôi từ khi lên lớp Chín, phải kiêm thêm một chức là lớp trưởng. Số là, bạn lớp trưởng cũ đã chuyển sang một trường khác, đâu như rất “hoành tráng,” như mấy cô cậu Nhi Bá và lũ bạn xì xào, rất đắt tiền. Hồi cuối năm học trước, từ hôm nghe tin bạn sẽ chuyển trường từ năm học mới, cô giáo chủ nhiệm đã nói: lớp sẽ phải bầu lớp trưởng mới mà cô thấy trong lớp cũng không có ai phù hợp hơn Nhi Bá…

Tuesday, May 26, 2020

“Gió Lào”



Một năm thường có chục ngày “gió Lào” từ phía Tây thổi sang, cộng với mặt trời mùa hè làm cho toàn bộ miền Bắc Việt Nam và cả một nửa miền Trung, nóng như đổ lửa. Cái nóng khủng khiếp nó không dừng có thể kéo dài vài ngày đến có năm đến cả chục ngày. Ngày xưa ba của hai bạn Bôn Ba Nhi Bá và Bá Ba Nhi Bôn được học, đúng thời gian có ông thày địa lý rất hay nên giảng bài này, đến nay vẫn còn nhớ…

Friday, May 22, 2020

Bố con tôi cũng “chạy trường”


Cô bé Corona này đã chứng minh được cho anh em nhà Bôn Ba Nhi Bá, Bá Ba Nhi Bôn thấy nếu không được đến trường, thì hoàn toàn có thể tự học được ở nhà. Hôm trước mình đã kể về quãng đời tuyệt vời vừa nghỉ học lại vừa… không phải học online. Hai anh em tranh thủ làm được khối việc: rèn luyện thể chất, học làm việc nhà và học đủ thứ khác rất hay, xem hướng dẫn trên mạng và làm. Ước mơ lớn nhất của ba cha con là người ta bỏ béng cái năm học này đi, giá mà không phải thi đầu cấp thì tốt quá, nhưng đời có bao giờ như là mơ?

Thursday, May 14, 2020

Bẫy Đại đức

Việc một Đại đức thọ nạn - ở đây là “nạn đào hoa” chỉ làm hả hê cho phàm phu mê lầm, chứ với người thực tâm mong cầu Đạo, thì đây là một việc không vui và thấy đáng tiếc. Thương thay cho người tu hành, nửa đường đứt gánh.

Monday, May 11, 2020

Nay thét mai gầm rát cổ cha


Ngày xưa mình đi học bố mẹ chẳng bao giờ phải kèm, phải giục mà đến giờ mình giục con hơn giục đò mà nó cứ ì ra là sao nhể?” – buổi sáng đã thấy ngay một bà mẹ chia sẻ như vậy rồi đấy. Không phải lần đầu, mà rất nhiều lần tôi nhận được chia sẻ của các, hừm, gần như toàn là mẹ, than phiền vì sự mệt mỏi khi phải gào thét mà con (cấp tiểu học) vẫn không tự giác học. Vậy thì phải làm thế nào để đỡ phải “hò như hò đò?”

Sunday, May 10, 2020

Giải cứu lưu học sinh và suy nghĩ về tư tưởng giáo dục Việt Nam



Chưa bao giờ làn sóng tị nạn giáo dục ở Việt Nam lại mạnh như bây giờ, nó mãnh liệt đến mức người bình thản nhất về vấn đề này như tôi, còn nhiều khi thấy hoảng hốt. Tất nhiên là để đi đến quyết định để bị nó cuốn đi, người ta có nhiều lý do. Người thì đưa ra là “giáo dục Việt Nam quá tệ hại,” người thì đưa ra là “không khí quá ngột ngạt” (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) và nhiều người thì cả hai lý do trên, và chung quy là “mưu cầu hạnh phúc.”

Saturday, May 9, 2020

Con chim dẽ trước vành móng ngựa

Hòa thượng Tenzin Delek Rinpoche,
người chết năm 65 tuổi trong một nhà tù
ở Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2015.
Ngài bị cáo buộc liên quan đến vụ đánh bom ở Thành Đô, xử 20 năm.

Năm 2010, tôi làm cho một dự án ở tỉnh B, phía bắc Hà Nội. Tôi cứ ở trên thị xã tỉnh lỵ từ thứ Hai đến chiều thứ Sáu thì về… cũng có tuần tôi về sớm hơn, hoặc có việc đột xuất thì về. Đến một ngày, buộc phải về giữa tuần để họp cùng ban giám đốc, đi đến gần địa giới giữa B và tỉnh T, thì “được” cảnh sát giao thông chặn xe lại, dù không vi phạm luật giao thông.

Friday, May 8, 2020

Học online đang như thế nào và sự tàn bạo của bố mẹ



Cuộc sống thời Covid-19 của bố con tôi giai đoạn đầu rất hạnh phúc. Suốt hai tháng liền, con thất học và bố “mất dạy,” chở nhau ra bể bơi, bơi suốt buổi sáng. Bao nhiêu điều ấp ủ dạy cho con lâu nay không làm được vì lịch học liên miên, nay được bạn covid bạn ý tạo điều kiện cho mà làm, thật tuyệt vời.

Thursday, May 7, 2020

Tranh truyện Trung Quốc: “Tam Quốc diễn nghĩa liên hoàn họa”



Trước đây chúng ta đã từng say mê những nét vẽ tuyệt vời của các họa sĩ trong minh họa cho bộ “Tam quốc diễn nghĩa” nhưng thực ra đó là từ những bức tranh của bộ truyện tranh “Tam Quốc diễn nghĩa liên hoàn họa” của Nhà xuất bản Mỹ thuật Nhân dân Bắc Kinh.

Wednesday, May 6, 2020

Người Hà Nội và anh nhà quê



Mụ vợ tôi rất phản đối tôi lắm lúc chê: “Đúng là nhà quê!” và tưởng đó là sự… kỳ thị. Thực ra, từ hồi nhỏ chúng tôi vẫn hay dùng từ đó để chê nhau trong rất rất nhiều trường hợp: “Thằng này, mày nhà quê éo chịu được!” và hê hế cười với nhau. Từ “nhà quê” được dùng như kiểu ngố, cà tẩm, lắm lúc áp dụng cho cả những cư xử lẩm cẩm và không thằng nào thoát, kiểu gì cũng bị chê như thế một lần trong đời.

Tuesday, May 5, 2020

Vụ cô bé con chửi anh chàng MC: chúng ta sai ở chỗ nào?



Việc đáng nhẽ ra là nên khép lại, nhưng vì bản tính chậm chạp khi “theo dòng sự kiện trên mạng xã hội” lại muốn suy nghĩ kỹ lưỡng hơn nên đến nay tôi mới “hì hục” được với nó. Và thế là, giữa lúc câu chuyện “ông trung tướng và cụ đại tá” còn đang nóng thì “cô bé con và anh chàng MC” bị tôi cho chen vào một cách vô duyên.

Sunday, May 3, 2020

Đôi điều về “Vụ tập kích Sơn Tây”



Tháng Mười một năm 1970, Mỹ tổ chức một vụ tập kích táo bạo vào tận sát nách thủ đô Hà Nội để giải cứu tù binh phi công đang bị giam giữ tại một trại tù trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Về vụ này có thể đọc ở đây.

Saturday, May 2, 2020

Vụn vặt 62 – Bỏ xương vồ bóng



Sáng nay nói chuyện với một ông bạn được nghe kể về một số ông bạn khác của cậu ta: hầu như không có thời gian nào để chơi với con. Đi làm về muộn, ngày nghỉ thì... golf với đối tác. Có cậu được nghỉ lễ 4 ngày thì chở cả gia đình đi Đại Lải, thuê villa bungalow gì đó cho vợ và các con, rồi đi đánh một trận ở sân gần đó. 3 ngày sau mỗi ngày đánh một trận ở một sân nào đó cách mười mấy hai mươi đến mấy chục km. Cuối ngày thứ tư, quay lại đón vợ con đi về nhà.

Thursday, April 30, 2020

Giở võ 9: Giải pháp nào cho biển đảo Việt Nam hiện nay?



Hai chiến hạm USS Bunker Hill và USS Barry 
trên Biển Đông ngày 18-4/2020 
Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ
Trong bài “Giở võ 8: Kiện cái gì?” tôi đã viết về tương quan các bên có ít nhiều can dự vào Biển Đông, nổi lên là quan hệ giữa Trung Quốc và các nước xung quanh vùng biển này. Chúng ta cần điểm qua lại một chút về quan niệm của các bên về tranh chấp và xử lý tranh chấp cho đến lúc này.

Wednesday, April 29, 2020

Phóng viên có quyền đến đâu để “mò” vào vùng phiến loạn?



Nhờ có bác gửi cho link dẫn đến một vụ tranh cãi, liên quan đến chuyện cách đây dễ thường đến 5 – 6 năm có nhóm phóng viên Việt Nam từ Mátxcơva rất dũng cảm phi một mạch xuống Donbass, là nơi đang có chiến sự giữa một bên là quân phiến loạn thân Nga và bên kia là quân Chính phủ Ucraina. Có bác bảo: “họ là phóng viên quốc tế họ có quyền đến cả 2 phía và không đứng về phía nào , U (Ucraina) có quyền cấm phóng viên nga nhưng phóng viên quốc tế thì không, phóng viên quốc tế họ có luật quốc tế riêng các bác nhé kiểu như phóng viên mỹ (Hoa Kỳ) vẫn có mặt tại HN (Hà Nội) trong chiến tranh đó thôi.”

Giở võ 8: Kiện cái gì?

Đang bận thấy cụ nội thì nhận được một đống tin nhắn đề nghị… chém về chuyện kiện Trung Quốc, nhân hình như có một cô bé con nào đó, đâu như cũng học luật quốc tế, đăng đàn chửi cho một anh chàng MC cũng nào đó nốt một trận vuốt mặt không kịp. Tất nhiên để Trung Quốc chiếm đảo chiếm biển, đương nhiên là ai chẳng sốt ruột.

Thursday, April 23, 2020

“Học toán để làm gì?” – bài không tên thứ hai


Hôm trước viết bài đầu – “Học toán để làm gì?” có một bác viết comment trên Facebook rất thú vị: - Câu hỏi đó dân toán cực ghét! Ơ hay nhỉ, tại sao lại cứ bắt người ta thích cái thứ mình đam mê cơ chứ?

Tuesday, April 21, 2020

Học toán để làm gì?

Euclid
Tôi có cô bạn học cùng hồi đại học, một ngày xấu trời vì Covid-19 tự dưng hỏi: hồi mình học năm thứ nhất, nhà trường tự dưng hứng lên bắt học toán cao cấp rồi sau đó không bao giờ được dùng vào việc gì, vậy thì bắt học làm gì nhỉ? (với cái trường thuộc khối xã hội).

Tuesday, April 14, 2020

“Chữ Việt Nam song song 4.0” – tán thành hay phản đối?



Bất chấp dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành dữ dội, phải chăng bị “cách ly toàn xã hội” sinh rỗi rãi mà cộng đồng mạng mấy hôm nay lại dậy sóng vì câu chuyện “chữ Việt Nam song song 4.0” (trong bài này tôi sẽ gọi tắt là “song song 4.0”.) Vốn là người làm việc với máy tính suốt ngày – thẳng thắn ra là gõ chữ, tôi rất quan tâm đến mọi cách để tăng tốc độ đánh máy, đồng nghĩa với việc giảm thời gian làm việc với máy tính.

Saturday, April 11, 2020

Gã hãnh tiến

Tình cờ đọc được trên mạng bài thơ của thày Thái Bá Tân, đem post lên Facebook và y như rằng bão nổ ra. Câu chuyện đã làm cho tôi ngẫm nghĩ thêm đôi chút về gia cảnh, về thời thế, về những cơn can qua bão nổi… Bây giờ ta hãy đọc bài thơ của thày Tân cái đã…

Wednesday, April 8, 2020

“Túy họa tiên” – Chihwvaieon – Painted Fire


“Theo trend” hoa hậu quân thôn Son Ye-jin hôm nay chúng ta nghiên cứu bộ phim thứ hai, nhưng là phim đầu tiên cô ấy đóng làm cho cô có chút danh tiếng: “Túy họa tiên”

Monday, March 30, 2020

“Kỳ thị” or not “kỳ thị?”



Hà Nội ngày hôm trước thời điểm yêu cầu đóng cửa các hàng quán không thiết yếu (0 giờ ngày 27/3). Chợ đông nghìn nghịt, vẫn lác đác có người đi chợ không đeo khẩu chao.