Lính Cuba ở Angola |
Dính líu vào Châu Phi
Năm 1975
Angola thành một nước độc lập từ địa vị là tỉnh thuộc địa của Bồ Đào Nha ở nam
Châu Phi. Ngay lập tức nội chiến nổ ra giữa ba phong trào dân tộc: FNLA (Mặt trận
quốc gia giải phóng Angola) kiểm soát miền bắc đất nước, UNITA (Liên minh Dân tộc
vì nền Độc lập Toàn vẹn Angola) ở phía nam (hai tổ chức này bị cho rằng nhận vũ
khí của Cộng hòa Nam Phi, Zaire,Hoa Kỳ). Tổ chức cánh tả MPLA (Phong trào Nhân
dân Giải phóng Angola) được Liên Xô ủng hộ MPLA bằng vũ khí, khí tài… cùng quân
lính Cuba được chở sang Angola bằng máy bay Liên Xô. Đến cuối năm 1975, quân đội
Cuba đánh bại FNLA, chỉ còn UNITA tiếp tục đơn thương độc mã tiến hành chiến
tranh du kích. Chiếm được thủ đô Luanda và các thành phố chính của đất nước,
MPLA thành lập nước “Cộng hòa nhân dân Angola” theo đường lối Mácxít, và tổ chức
Thống nhất Châu Phi OUA đã kết nạp Cộng hòa nhân dân Angola thành thành viên thứ
47 của mình.
Trước tình
hình này, Henry Kissinger (27/5/1923 – … ) khi đó là ngoại trưởng Hoa Kỳ, kêu gọi
Quốc hội nước này cho phép hỗ trợ lực lượng đối lập tại Angola. Ngày 2/1/1976 Bộ
ngoại giao Hoa Kỳ phản đối việc đưa vũ khí, khí tài quân sự Liên Xô cùng quân
lính Cuba vào can thiệp tình hình tại Angola. Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Gerald
Ford (14/7/1913 – 26/12/2006) cũng đã đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ cho phép can thiệp,
nhưng ngân sách không được Quốc hội thông qua – đây là lần đầu tiên Quốc hội
Hoa Kỳ ngăn cản một việc như thế này, và cũng lần đầu tiên Liên Xô can thiệp
vào sự kiện ở một nước có khoảng cách xa như vậy.
Hoa Kỳ không
công nhận nước Cộng hòa nhân dân Angola, nhưng Pháp là nước Phương Tây đã làm
việc này.
Trong thời
gian này, Cuba cũng tham gia vào tình hình một số nước khác ở Châu Phi. Tháng
3/1977, Fidel Castro đi thăm một số nước như Libya, Somali, Ethiopia, Mozambic
và Angola.
Trong các năm
1977- 1978, Somalia xâm lược nước Ethiopia xã hội chủ nghĩa ở phía Bắc. Bối cảnh
của cuộc chiến này xảy ra khi chính sách của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Jimmy
Carter (1/10/1924 - …) thay đổi: từ 1/9/1977 ngừng gửi vũ khí đến Somalia. Do
đó Ethiopia được sự hỗ trợ hiệu quả của Liên Xô (vũ khí, khí tài và nhiều
chuyên gia quân sự) và Cuba (20.000 lính Cuba được Liên Xô trả lương) đã giành
được nhiều chiến thắng, đến đầu năm 1978 quân Somalia buộc phải rút quân khỏi
Ogadel.
Đến đầu năm
1978, Hoa Kỳ cho rằng số người Cuba ở Châu Phi khoảng 40.000 người, trong đó ở
Angola 25.000 người (quân đội nằm trong khoảng từ 10.000 đến 20.000 người), ở
Ethiopia từ 16.000 đến 17.000 người, ở Mozambic khoảng 800 người, ở Tanzania từ
100 đến 300 người. Đến năm 1985, người Cuba ở Châu Phi có đến 50.000 binh lính
và 10.000 nhân viên kỹ thuật. Từ năm 1975 đến 1984, thiệt hại về người của Cuba
ở Châu Phi là khoảng 15.000 người chết và 35.000 người bị thương.
1980: Khoảng
125.000 người Cuba, nhiều người trong số họ là tù nhân được thả đã chạy trốn
sang Mỹ, khi Cuba tạm thời dỡ bỏ các lệnh hạn chế.
1984. Nam Phi
ký Hiệp ước Lusaka với Chính phủ Angola, theo đó Nam Phi sẽ rút quân của mình ở
Nam Angola. Ngày 8/8/1988, ba nước Angola, Nam Phi và Cuba ký Hiệp định Geneve
với Hoa Kỳ làm trọng tài, quy định việc triệt thoái toàn bộ quân Nam Phi khỏi
Angola và Namibia và một Hiệp ước khác giữa Cuba và Angola về việc rút quân đội
Cuba. Ngày 22/12/1988 một Hiệp ước được ký ở New York về việc rút toàn bộ
75.000 quân lính Cuba khỏi Angola, là một trong những sự kiện chấm dứt cuộc nội
chiến kéo dài 14 năm ở nước này.
1993: Hoa Kỳ thắt
chặt cấm vận đối với Cuba. Trong năm này Cuba áp dụng một số cải cách thị trường
nhằm ngăn chặn sự suy thoái của nền kinh tế. Chúng bao gồm việc hợp pháp hoá đồng
đô la Mỹ, việc chuyển đổi nhiều trang trại nhà nước thành bán tự trị hợp tác
xã, và việc hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân dạng tư nhận một phần.
1994: Cuba ký
một thỏa thuận với Mỹ, theo đó Mỹ đồng ý nhận 20.000 người dân Cuba một năm, để
giúp Cuba hạn chế sự di cư của người tị nạn.
1996: Hoa Kỳ
áp đặt lệnh cấm vận thương mại lâu dài để đáp trả lại sự kiện Cuba bắn rơi hai
máy bay Hoa Kỳ bay trên căn cứ của người Cuba lưu vong tại vùng Florida.
1998: Hoa Kỳ
giảm bớt các hạn chế kiều hối cho thân nhân của người Mỹ gốc Cuba.
Tháng 11 năm
1999: Câu chuyện dậy sóng dư luận giữa hai quốc gia, giữa những người họ hàng về
cậu bé Elian Gonzalez. Vượt biên cùng mẹ và bố dượng, họ bị đắm tàu khi chỉ còn
cách bờ biển nước Mỹ 56km. Cuộc tranh cãi tưởng như bất tận ở tòa án đã nổ ra rằng
cần cưỡng bức chú về Cuba hay để chú lại với những người họ hàng ở Miami.
Tháng 6/2000.
Cuối cùng thì chú lại quay lại La Habana và đoàn tụ với cha của mình. Chủ tịch
Cuba Fidel rất quan tâm đến cuộc sống và học hành của chú.
Tháng 6/2001.
Năm người Cuba bị kết án ở Miami tội làm gián điệp cho Chính phủ Cuba với những
mức án tù dài. Vụ án “Năm người Cuba” gần như đã trở thành một thách thức với
Chính phủ Cuba.
Tháng
11/2001. Lần đầu tiên sau 40 năm, chuyến hàng xuất khẩu lương thực thực phẩm đầu
tiên từ Hoa Kỳ đến Cuba, đáp ứng lời kêu gọi viện trợ giúp Cuba khắc phục hậu
quả của siêu bão Michelle.
Tháng 1/2002.
Những tù nhân đầu tiên bị bắt trong chiến dịch do Hoa Kỳ dẫn đầu ở Afganistan,
những người bị nghi ngờ có liên quan đến tổ chức Al Quaeda; được đưa tới Cuba,
giam ở nhà tù tại Vịnh Guantanamo.
Tháng 5/2002.
Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ John Bolton cáo buộc Cuba phát triển vũ khí sinh học.
Hoa Kỳ liệt Cuba vào một trong các nước thuộc “trục ma quỷ.”
Tháng 5/2002.
Cựu tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã ghi dấu ấn thiện chí khi là người đã từng
giữ chức vụ tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên thăm Cuba từ sau năm 1959, ông đi thăm một
vòng các trung tâm khoa học, để giúp làm sáng tỏ nghi vấn về vũ khí sinh học của
Cuba.
Tháng
10/2004. Tổng thống Hoa Kỳ George Bush ra một số chính sách mới nhằm chấm dứt
chế độ cộng sản ở Cuba, trong đó có hạn chế du lịch của người Mỹ tới Cuba, kiểm
soát kiều hối “lậu” và một số chiến dịch tuyên truyền chống Chính phủ Cuba Cách
mạng. Một cơ quan mới được thành lập, “Ủy ban hỗ trợ Cuba tự do.”
Tháng 8/2006.
Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush trong câu bình luận đầu tiên của mình về tình
trạng sức khỏe của Fidel Castro vừa trải qua cuộc phẫu thuật và phải trao quyền
cho em trai Raoul Castro, rằng người Cuba nên có những thay đổi theo hướng dân
chủ.
Tháng
12/2006. Phái đoàn lớn nhất của Quốc hội Hoa Kỳ tới Cuba kể từ sau 1959. Jeff
Flake, nghị sỹ đàng Cộng hòa dẫn đầu một nhóm các đoàn đại biểu Đảng 10 thành
viên, cho biết ông muốn để khởi động một "kỷ nguyên mới trong quan hệ Hoa
Kỳ-Cuba", nhưng nhóm bị từ chối một cuộc họp với Raul Castro.
Tháng 7/2007.
Raoul Castro đang tạm nắm quyền, ngỏ ý muốn mở ra một quan hệ ấm hơn với Hoa Kỳ,
bằng cách nối lại các đối thoại, nhưng chỉ sau cuộc bầu cử Tổng thống vào năm
2008.
Tháng 2/2008.
Raul Castro chính thức trở thành lãnh đạo số một của Cuba. Washington kêu gọi
Cuba hãy tổ chức tuyển cử tự do và dân chủ, đồng thời thông báo rằng lệnh cấm vận
sẽ tiếp tục được duy trì.
Tháng
11/2008. Barack Obama được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ.
Tháng
12/2008. Một cuộc thăm dò được tiến hành, cho thấy đa số người Mỹ gốc Cuba sống
ở Miami muốn chấm dứt lệnh cấm vận của Mỹ chống Cuba.
Tháng 4/2009:
Tổng thống Obama bỏ những hạn chế về du lịch gia đình và kiều hối về Cuba.
Tháng
12/2009: công dân Mỹ Alan Gross bị giam giữ tại Cuba, với cáo buộc làm gián điệp
cho Washington.
Tháng
11/2010: Nhà hát Ballet Mỹ thăm Cuba lần đầu tiên trong 50 năm, là hoạt động
giao lưu văn hóa mới nhất.
Ngoại trưởng
Mỹ John Kerry (trái) chào mừng công dân Mỹ
Alan Gross hồi hương sau 5 năm bị
giam ở Cuba
Ảnh: Reuters
|
Tháng
10/2011. Điệp viên Cuba bị kết án Rene Gonzalez được thả theo kế hoạch từ một
nhà tù Florida. Gonzalez là một thành viên của nhóm “Cuba Five”, (Năm người
Cuba) bị kết án tù ngồi từ năm 2001 tại Mỹ với tội danh làm gián điệp. La Havana
đã liên tục kêu gọi trả tự do cho những người này.
Tháng
12/2011. Mỹ một lần nữa kêu gọi trả tự do cho Alan Gross, một người Mỹ đang thụ
bản án15 năm trong một nhà tù Cuba, do đã đưa các thiết bị internet vào nước
này. Việc Cuba từ chối trả tự do cho ông này đã làm đóng băng quan hệ hai nước trong
một thời gian.
Tháng 9/2012:
Cuba cho thấy họ sẵn sàng đàm phán với Washington về việc tìm kiếm một giải
pháp cho vụ Alan Gross.
Ngày
16/12/2014, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đã có
cuộc điện đàm kéo dài 45 phút, theo đó, hai bên đồng ý bắt đầu quá trình bình
thường hóa quan hệ Cuba – Hoa Kỳ.
Lịch sử hai
nước Hoa Kỳ - Cuba bắt đầu lật sang một trang mới của hòa bình và phát triển,
sau tròn 56 năm thù địch và đóng băng.
_____________
Theo các tài
liệu:
“Lịch sử quan
hệ ngoại giao từ 1919 đến nay” – Jean Baptiste Duroselle, những người dịch Lưu
Đoàn Huynh, Quách Ngọc Bảo; bản xuất bản của Học viện Quan hệ quốc tế (nay là học
viện Ngoại giao), 1994. Có tham khảo thêm bản pdf “Histoire diplomatique de
1919 à nos jours” Paris, Dalloz, 1974, 871 trang.
“Quan hệ Cuba
– Hoa Kỳ” – BBC bản tiếng Anh (“US-Cuba relations”) 11/10/2012
http://www.bbc.com/news/world-latin-america-12159943
Đọc lại phần 2 tại đây
Đọc lại phần 1 tại đây
Bài trên "Tuần Việt Nam" (bút danh Phúc Lai) tại đây
Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment