Hình 1 |
Cuộc khủng hoảng
Ukraine năm 2014 gắn liền với vai trò của nước Nga, bắt đầu từ những sự kiện
trên quảng trường Maidan tháng 11/2013, Nga sáp nhập bán đảo Crimée và đến nay,
toàn thế giới đang theo dõi Phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt và cả
những “đòn đánh” kinh tế, mà trong đó, dầu mỏ và khí đốt là một vũ khí chủ lực
và hữu hiệu hiện nay Phương Tây đang áp dụng làm khó nước Nga.
Hình 2 |
Tốt hơn cả,
là so sánh được các số liệu của nước Nga Xô-viết và Liên bang Nga hiện nay,
nhưng với khuôn khổ một bài viết ngắn cùng người viết không phải là chuyên gia
kinh tế, thực sự là một điều khó khăn, những thông tin đưa ra hoàn toàn không
có gì mới mẻ, chỉ là một “cái nhìn lại” để cố hình dung mọi việc đang diễn ra,
nó có gốc rễ như thế nào trong quá khứ mà thôi. Chúng ta hãy cùng nhìn lại sơ
lược nền kinh tế nước Nga từ khi Liên Xô cũ tan vỡ, nhưng trước hết, tôi muốn
tìm lại những đặc điểm của nền kinh tế Liên Xô mà nước Nga kế thừa – và đồng thời
ở đây, đối tượng chúng ta quan tâm chủ yếu đến vai trò của dầu mỏ và khí đốt. Liên
Xô cũ trong hai thập niên 1960 và 1970, là thời gian có sự tăng trưởng nhảy vọt,
về tiêu thụ dầu mỏ, về các chương trình chinh phục không gian vũ trụ, về công
nghiệp quốc phòng và về mức độ công nghiệp hóa nền kinh tế. Nhiều người Việt
Nam chúng ta còn nhớ, bao diêm của Liên Xô cũ sản xuất ra bán với giá 1 kopek
(1 xu) trong khi đó, theo tính toán thì giá thành của nó đạt cỡ khoảng 1 rub (gấp
khoảng 100 lần); cái cốc thủy tinh giá 7 kopek; còn cái bàn là giá 7 rub... điều
này trở nên phổ biến với hầu hết tất cả các loại hàng hóa của Liên Xô cũ. Chúng
ta cũng nhớ đồng tiền là đồng “rub Liên Xô” hồi đó để tạo ra sự khác biệt về bản
chất nền kinh tế xã hội chủ nghĩa so với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, người ta
dùng khái niệm “bản vị hàng hóa”. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Liên Xô, Nhà nước đảm
bảo thanh toán bằng một lượng hàng hóa. Như thế, đầu tiên chúng ta có thể hiểu,
nền kinh tế của Liên Xô là bao cấp, tập trung kế hoạch hóa cao độ, hoàn toàn
không tuân theo quy luật giá trị thặng dư, sản xuất không sinh lời. Đồng thời,
một cuộc chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang kéo dài quá lâu, làm cho đất nước
Xô-viết càng ngày càng kiệt quệ. Liên Xô còn làm đầu tầu kinh tế trong Hội đồng
tương trợ kinh tế (SEV), quân đội và hải quân Xô-viết là chủ lực trong khối
liên minh quân sự Varsaw… tất cả đều là những “cỗ máy ngốn tiền”.
Hình 3 |
Nền kinh tế
Liên Xô được xây dựng trên một cơ sở tài nguyên thiên nhiên phong phú và cực kỳ
giàu có, về trữ lượng khoáng sản và nhất là tiềm năng về dầu mỏ và khí tự
nhiên. Từ khoảng những năm 1960 Liên Xô đã quan tâm đến nguồn lợi dầu khí của
mình và dần dần trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ. Trong hình 1 theo nguồn dữ liệu
của BP [1] là sản xuất dầu của Liên Xô cũ và LB Nga sau này, cùng giá dầu quy
ra đôla Mỹ tính đến năm 2010. Có thể thấy giá dầu cũng như sản lượng dầu của
Liên Xô cũ bắt đầu giảm từ giữa những năm 1980, nhưng thấp nhất là năm 1988 và
tiếp tục giữ mức thấp cho đến đầu những năm 2000. Cả sản lượng lẫn giá dầu đi
lên bắt đầu khoảng năm 2004 và đạt đỉnh điểm vào năm 2010, khi mà giá dầu đến mức
120 đôla Mỹ một thùng. Giai đoạn 1988 – 1991 cũng là giai đoạn cả tiêu thụ nội
địa lẫn xuất khẩu dầu của Liên Xô cũ giảm mạnh, cùng với giá dầu thấp làm cho
tài chính của Liên Xô cũ thâm hụt nghiêm trọng, không đủ để nhập khẩu hàng hóa
nói chung, trong đó có nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm. Những năm cuối 1980
này cũng là thời gian nền sản xuất của Liên Xô đình đốn, gần như tê liệt, hàng
hóa khan hiếm, các cửa hàng trống rỗng. (Xem hình 2, sản lượng dầu và tiêu thụ
của Liên Xô cũ và Nga, nguồn dữ liệu BP). Sự sụp đổ của Liên Xô ngoài nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân giá dầu mỏ thế giới bị duy trì ở mức thấp
trong một thời gian dài. Nền kinh tế của Liên Xô do đó, dù có tăng trưởng, cũng
là dựa trên một nền kinh tế khai thác, và do đó, sự phát triển có thể gọi là “sự
phát triển bất chấp tương lai.”
Đầu tháng
8/1990 đến cuối tháng 2/1991, Hoa Kỳ và các nước đồng minh tiến hành cuộc Chiến
tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Một trong những nguyên nhân của cuộc chiến tranh
này sau này người ta cho rằng, là do Iraq đề nghị giảm sản lượng để tăng giá dầu
mỏ, và khi Iraq có ý định tấn công Kuwait thì Hoa Kỳ “nhắm mắt làm ngơ” để tạo
cớ hợp pháp phát động chiến tranh. Có thể đây cũng là lý do gián tiếp, nhưng chắc
là cũng góp phần giữ giá dầu mỏ ở mức thấp đẩy Liên Xô vào thế khó khăn cùng cực
đi đến sụp đổ.
Hình 4 |
Liên Bang Nga
từ khi tiếp quản phần lớn nền kinh tế của Liên Xô cũ, cùng với lãnh thổ rộng lớn
vẫn nhất thế giới, tài nguyên thiên nhiên vùng Siberia còn nguyên, chỉ mất đi
những vùng dầu khí của các nước Cộng hòa vùng Trung Á như Azerbaijan, Kazakhstan…
tài nguyên dầu khí của nước Nga vùng biển Bắc lên đến Bắc Cực, còn nguyên và có
trữ lượng dự báo cực kỳ lớn. Thời Tổng thống Yeltsin, nền kinh tế Nga tiếp tục
“ốm yếu” vì quá trình tư nhân hóa các tài sản quốc gia thời Liên Xô, diễn ra mạnh
mẽ. Thời kỳ này là thời kỳ xuất hiện những “con cá mập”, những tay cơ hội trong
chính quyền thời Xô-viết, thâu tóm được những khối tài sản khổng lồ. Nền kinh tế Nga chạm đáy năm 1998 (GDP khoảng
trên 300 tỉ đôla một chút), năm của khủng hoảng tài chính toàn cầu và chỉ thực
sự bắt đầu đi lên từ thời tổng thống Vladimir Putin nắm quyền. Từ đó kinh tế
Nga phát triển đểu đặn trong suốt hai nhiệm kỳ đầu của tổng thống Putin, sang
nhiệm kỳ của tổng thống Medvedev và khi V. Putin quay lại ghế tổng thống, vào
năm 2010 nền kinh tế Nga đạt đỉnh cao nhờ giá dầu lên cao kỷ lục (120 đôla Mỹ,
như trên đây đã dẫn). Đây là đỉnh điểm GDP (nổng sản phẩm quốc nội) Liên Bang
Nga đạt gần 2600 tỉ đôla Mỹ. Trong hình 2 này, chúng ta thấy có một điểm thấp
nhất vào năm 2008, nhiệm kỳ của Medvedev, bắt đầu đi xuống vào năm 2008 và chạm
đáy năm 2009. Đó là năm nền kinh tế Nga “tăng trưởng” âm (-7,9%) rồi lại bắt đầu
phục hồi, nhưng rất chậm (so với 11,9% của Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ 11,7% ,
Brazil 9,0%, Ấn Độ 8,9% và 4,3% của Mexico. – xem hình 3, nguồn Datastream Thomson
và World Bank và hình 4, nguồn IMF)
Hình 5 |
Thập kỷ đầu
tiên của thế kỷ 21 là thập kỷ nền kinh tế Trung Quốc trở thành nền kinh tế có nền
sản xuất lớn nhất thế giới, thậm chí được mệnh danh là “công xưởng của thế giới.”
Cùng thời kỳ này, tăng trưởng công nghiệp của Nga là con số “dương”, nhưng chưa
bao giờ đạt mức 10% mà trồi sụt, không những thế cùng với toàn bộ nền kinh tế,
công nghiệp Nga “âm” mạnh vào hai năm 2008 – 2009 và chỉ tăng lại từ năm 2010,
chính là thời điểm giá dầu mỏ lên cao. (hình 5, nguồn Rosstat)
Quan trọng
hơn cả, lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt năm 2012 chiếm 16% GDP, 52% thu ngân sách
liên bang và hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước Nga [2]. Có thể nói, nền
Nga của đầu thế kỷ 21 là nước có nền kinh tế nhạy cảm nhất đối với giá dầu mỏ
thế giới.
(Còn tiếp)
______________
Chú thích:
(Còn tiếp)
______________
Chú thích:
[1] British
Petroleum
http://ourfiniteworld.com/2011/08/08/fall-of-the-soviet-union-implications-for-today/
[2] Nguồn: "World Development Indicators: Contribution of natural resources to gross domestic product". World Bank. Retrieved 21 July 2014.
[2] Nguồn: "World Development Indicators: Contribution of natural resources to gross domestic product". World Bank. Retrieved 21 July 2014.
Bài trên Tuần Việt Nam (bút danh Phúc Lai) tại đây
Đọc phần cuối tại đây
Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment