Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, December 4, 2014

Xem vở balê "Giselle" ở Nhà hát Viện Âm nhạc Mát-xcơ-va

Natalia Krapivina vai Gisell
Stanislav Bukharaev vai
b
á tước Anbert 

Ở Việt Nam, mình cũng có một số vở balê bằng đĩa DVD như vở “Hồ thiên nga” hay “Kẹp hạt dẻ” của Trai-cốp-xki, xem cũng thấy thích, và khá tự hào vì mình có đôi loa khá tốt để nghe nhạc cổ điển và xem balê. Ấy thế mà, khi xem vở Giselle (Жизель) của A. Adam ở Nhà hát Viện Âm nhạc Mát-xcơ-va thì những suy nghĩ đó hoàn toàn đảo lộn. Không có một bộ giàn âm thanh nào, không có một TV LCD nào sánh được với… giá vé 700 rub [1] ở Nhà hát.

Nhà hát nằm ở nhà số 17 phố Balsaia Đmitrốpca, một tòa nhà khá đẹp ở gần metro Trêkhôpxkaia. Bên trong tương tự như nhà hát lớn của ta, nhưng to hơn và mới hơn. Tất cả khoảng 700 ghế không còn một ghế trống. Thế mới biết cuộc sống của những người làm nghệ thuật "hàn lâm" Nga chắc cũng không đến nỗi nào, và thán phục thị hiếu thưởng thức của người Mát-xcơ-va. Vì giá vé 700 rub đó là ngồi ở tầng 2, đối diện sân khấu khá rẻ nên hôm sau, thích quá mua vé đi xem tiếp vở “Hồ Thiên nga”, nhưng do mua vé quá gấp nên chỉ còn vé “cánh gà”.

Adolphe Adam
(24/7/1803 – 3/5/1856)
Chỉ xin giới thiệu đôi chút về vở balê Giselle của nhà soạn nhạc Pháp Adolphe Adam (24/7/1803 – 3/5/1856). Vở Giselle được đặt theo tên cô gái Giselle, nhân vật chính. Bá tước Anbert (Stanislav Bukharaev đóng) phải lòng cô thôn nữ Giselle (Do Natalia Krapivina (Наталья Крапивина) đóng). Bá tước cải trang thành một thanh niên nông dân và – không biết gì về dòng dõi quý tộc của anh chàng, Giselle cũng đã đáp lại tình yêu của chàng “nông dân” trong khi có một anh “trai làng” cũng yêu cô mê mệt là chàng Hans (do Anton Domashev đóng). Một đoàn đi săn dẫn đầu bởi Công tước (Arthur Pytsep) và con gái ông ta, - nàng Bathilde (người mà bá tước Anbert đã đính hôn) đi qua thì nàng Bathilde khi giáp mặt Giselle đã rất ấn tượng bởi sắc đẹp của cô gái – bèn tặng cô một cái vòng đeo cổ.Đỉnh điểm của bi kịch khi cả ba người chạm mặt nhau trước mặt Công tước. Vì bị sốc, Giselle mất trí và chết, trước sự tiếc thương vô hạn của hai người thanh niên.

Cô được chôn cất trong rừng sâu, và trở thành thành viên của “group” Wilis – “phi đội những linh hồn” các cô gái trẻ chết trước khi kết hôn. Chàng trai Hans với những bông hoa trắng tới tận nơi khỉ ho cò gáy để khóc than cho người mình yêu. Tới nửa đêm, “phi đội” dẫn đầu bởi Myrtha - Nữ hoàng của Wilis, kéo đến từ đáy những ngôi mồ, và săn đuổi Hans cho đến khi anh chàng chết. Khi Bá tước Anbert cũng đến đặt hoa cho nàng Giselle thì “phi đội” Wilis muốn trả thù anh chàng vì cái chết của nàng Giselle. Nữ hoàng ma ra lệnh cho Giselle quyến rũ Bá tước vào một vũ điệu ma quái để kết liễu quân lừa đảo con gái nhà lành. Tuy nhiên, linh hồn nàng Giselle vẫn còn thực sự yêu anh ta nên cố gắng giữ cho anh ta “gắng sống đến bình minh”, khi mà phép thuật của “phi đội” mất hết sức mạnh và buộc phải tha cho anh chàng. Họ chia tay lần cuối cùng, giưa một người còn sống và một hồn ma. Chỉ còn lại Anbert với lòng tiếc thương vô hạn.

Điểm ấn tượng lớn nhất là vẻ đẹp trẻ trung, khỏe mạnh của các diễn viên. Nữ diễn viên Natalia Krapivina (sinh năm 1985), người mảnh dẻ và xinh “ối giời ôi”, còn các diễn viên nam thì đẹp, một vẻ đẹp lành mạnh và khỏe ghê gớm. Mình như bị mê hoặc bởi những bước nhảy tuyệt vời các các diễn viên. Xem “live” mới thấy đóng chìm trên sàn gỗ sân khấu người ta đóng những cái như cái đinh mũ bằng sắt đường kính khoảng 5cm, xung quanh sân khấu và theo đường chéo. Các diễn viên căn cứ vào những cái đinh đó làm “điểm chuẩn” để thực hiện động tác múa và nhảy.

Sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến dàn consert tuyệt vời do nhạc trưởng Georgy Zhemchuzhin (Георгий Жемчужин) chỉ huy. Cái mà bộ loa không thể tái hiện được là, khi nó thể hiện được cái âm thanh cứng gọn của pianô thì nó gần như mất âm thanh cực kỳ mềm mại của chiếc thụ cầm. Nghe tiếng sáo đúng như chúng ta đang ở trong rừng, hay trên thảo nguyên nghe tiếng sáo của chú mục đồng. Từng âm thanh chúng ta cảm nhận được, từ từng tiếng gõ khẽ lên xanhban, hay tiếng nhạc công gại khẽ lên dây đàn cello, đều cực kỳ cuốn hút. Kết thúc vở diễn, khán giả còn vỗ tay đến 10 phút để hoan hô các diễn viên ra chào. Lạ một cái là người lên tặng hoa cho diễn viên chính không phải khán giả mà là… hai bà cụ soát vé ngoài cửa.

Đáng tiếc là do cho mượn máy ảnh nên không mang theo máy, không nháy được cái nào.

Vở "Giselle" dựng năm 2006, do Maria Kochetkova
(Мария Кочеткова, sinh năm 1984) đóng Giselle
Vở “Gisell”, Natalia Ogneva (Наталья Огнева) vai Giselle.

[1] Thời giá năm 2007, 100 đôla Mỹ đổi được tầm 2000 rub.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment