"Lễ hội" tàn sát cá heo ở Đan Mạch |
Tuần trước ngồi
cà phê với cô “bê tê vê” Việt Nam nét, cô bé bảo bà con nhao nhao lên vì “chém
lợn” rồi chứ nếu không thì em cũng nhờ anh “chém” lấy một bài. Mình bảo nếu “chém”
về chuyện này, dứt điểm anh phải xuất phát từ góc độ Đạo Phật, chứ không thể có
phương án nào khác. Mà nhiều người chưa rõ, chưa thông… có khi cứ nghe về Phật
Pháp là dị ứng, khó viết lắm.
Hồi bé nhiều
người trong số chúng ta chơi cá chọi. Cái giống cá đến lạ, cứ thả vào với nhau
là tẩn nhau thục mạng cứ như kẻ thù truyền kiếp, không đội trời chung. Mà cũng
chỉ có con đực đẹp mã, vây dài đuôi dài mới đánh nhau, chứ con cá chọi cái thì
không. Gần nhà thì chợ Hôm, xa hơn thì lên tận Nghi Tàm mua cá, về đựng trong
các loại lọ chai… cho ăn thì giun, bọ gậy, hồng trần… Có khi còn om cá, chôn lọ
xuống đất cho tối thui, khi nào đào lên sau khi tu luyện đánh cho nó “máu.”
Công nhận là cá chọi say máu thật, đánh nhau như bổ củi, đến mức bọn trẻ con cầm
cái lọ cứ xóc lên òng ọc, hoặc đổ ra đất, cho vào lọ hai con cá lại đánh tiếp. Nhớ
cách đây tầm 6 năm hồi còn chơi diễn đàn trực tuyến, có ông thành viên trong
Nam ra Bắc, du hành được xuống đến hội chọi trâu Đồ Sơn, về cứ post ảnh lung
tung lên diễn đàn, máu me đến là khiếp. Cũng hồi đó mình trong Hội đồng quản trị
một công ty, anh chủ tịch rất mê xem các loại chọi, từ chọi gà đến chọi trâu. Bây
giờ thành trung niên rồi, không còn thời cá chọi cách đây ngoài 30 năm nữa, và
do đó cũng không xem những món chọi nọ, chọi kia nữa – kể cả… người chọi, như đấm
bốc chẳng hạn.
Cũng biết là
theo Phật rồi thì không nên sa đà vào những chuyện phim ảnh chém giết, bạo lực –
nhưng không dễ gì mà bỏ, theo Đạo Phật giải thích thì cái “ham”, hay sở thích
đó nó được “huân tập” từ nhiều kiếp đến ta bây giờ, chứ không riêng gì kiếp này
mới có. Nhiều khi cứ tự nhủ là chuyện phim ảnh ấy mà, không có thật. Nhưng cứ
xem mãi thì những cái háo sát ấy, nó ăn sâu vào trong tàng thức, rồi cứ dày dần,
dày dần lên mà ham muốn càng nặng. Ở mức nặng hơn, thì sở thích là xem “hàng thật,”
nghĩa là đánh nhau, chém giết.. thật. Trong Phật Pháp giải thích cái thói quen
đam mê này là “tập khí” của con người, có hại, nên bỏ dần. Điều này giải thích
tại sao ở Tây Ban Nha người ta thích xem đấu bò tót, hay ở Đan Mạch có tục lệ
đi tàn sát cá heo vào mùa chúng nó “lên bờ” – tập tục còn sót lại của người
Viking chăng?
Một khi “tập
khí” háo sát, nghiện máu này đã ăn sâu, thì rất nguy hại, làm con người dễ bị dẫn
dụ bởi những thế lực ma quỷ “ma dẫn lối quỷ đưa đường”. Chúng ta cứ nhớ chuyện
anh bạn Nguyễn Đức Nghĩa “tự dưng” chỉ vì số nợ quãng 1500 đôla hay ba chục triệu
gì đó mà giết bạn gái cũ cô gái đáng thương Phương Linh. Bình thường có ai nghĩ
đoạt mạng sống của người khác chỉ vì từng ấy tiền không? Không phải là ma quỷ dẫn
dắt thì là cái gì chứ.
Dù có được "trang hoàng" đến mấy, vẫn cứ là đi ra pháp trường (Ảnh của Lao Động, chỉ có tính chất minh họa) |
Rõ ràng là
cái máu háo sát, không phải là đặc quyền của dân tộc nào, ở “bển” có sự man rợ
của “bển” và ở ta có sự man rợ của ta. “Chém lợn” cũng vậy – chúng ta biết thừa
rằng chém đôi cái con lợn đáng thương và vô phương kháng cự đó, hoàn toàn không
đem lại mùa màng bội thu, cơm no áo ấm… “Có sách mới áo hoa” tuyệt đối không nhờ
“chém lợn”. Chúng ta cũng biết thừa một mặt “phát huy một nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc” có yếu tố “lễ hội nở rộ,” nhưng mặt khác lễ hội là phải
đi kèm với “thuần phong mỹ tục” – có chữ “mỹ” nhé, nó phải “đẹp.” Mười ông tây
đi xem “chém lợn” chắc được một ông đứng vững vì có nguồn gốc “đấu bò” hoặc
Viking, còn thì 9 ông lăn ra ngất là cái chắc. Lại thể nào cũng có ý kiến là “chém
lợn” thể hiện cái hào hùng chống ngoại xâm của cha ông dân tộc trong lịch sử…
xin thưa đã bảo con lợn là bất khả kháng cự, chém đôi nó ra như thế thì có gì
anh hùng, có mà truyền thống đồ tể thì có. Thử xem nếu không phải con lợn trắng
hếu cực xếch-xi, nằm ngửa tênh hênh dang chân dang tay thật tục tĩu đó, mà là “Thiên
Bồng Đại Tướng” cầm cái bồ cào múa loạn lên ở cửa đình, không có một tí “tâm tư”
nào, thử xem các vị bô lão và tráng đinh của làng có dám nghênh chiến hay
không?
Duy trì lễ hội
là cần thiết, nhưng không nhất thiết phải chém con lợn thật máu me vung vít ra
sân đình như thế. Năm ngoái đọc trên báo mạng có bà cô nào có tuổi rồi, đề xuất
thay bằng con lợn thật, làng Ném Thượng (Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh) nên
nuôi con lợn đất thật to, cả làng nuôi nó bằng tiền để dành, đến lễ hội tổ chức
“chém” con lợn đất lấy tiền lập quý khuyến học. Ý kiến không phải là hay mà là
quá hay.
Hôm nọ lại đọc
thấy bô lão của làng phản ứng với thông báo của Bộ Văn hóa về việc không đồng
tình tiếp tục “chém lợn” – nào là “bỏ chém lợn cũng được, nhưng không được bỏ
tên “Lễ hội chém lợn”!” “Không bỏ lễ hội!”. Kinh thế chứ! Xin thưa không phải cứ
bô lão là sáng suốt và cũng không phải cứ thanh niên là trẻ người non dạ. Đã bảo
là cái “tập khí” một khi nó đã ăn sâu, khó bỏ lắm.
Mình mà là Bộ
Văn hóa, cấm luôn vụ “chém con lợn thật.” Gì chứ “cấm đoán” thì Việt Nam ta là
vô đối. Tên lễ hội thì để “chém lợn” cũng được, chẳng sao, chẳng qua chỉ là cái
tên gọi thôi mà. Thay vì chém lợn thật thì chém lợn đất, hoặc diễn vở tuồng, chèo…
trong đó có cảnh chém con lợn (tượng trưng thôi nhé) để khao quân đi đánh trận
hoặc chiến thắng trở về, đất nước lại hòa bình.
Trước mắt vụ
chém con lợn thật, cấm càng sớm càng tốt, cho trẻ con xã huyện tỉnh và cả nước,
đỡ bị tiêm nhiễm cái hủ tục man rợ đó. Đến cấm đốt pháo nổ, “truyền thống ác liệt”
còn cấm được, nữa là chuyện bé tí này.
Tham gia thảo
luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment