Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, February 26, 2015

Vụn vặt 45 – “Một mình Bác không thể ăn hết một con bò.”

Một. Chuyện vừa nghe kể hôm qua. Năm 1956, Bác Hồ nhà ta đi thăm tỉnh Hưng Yên, chính quyền tỉnh có “chém” một con bò đãi “đoàn.”

Ngày xưa chi tiêu của chính quyền và cả cấp trung ương hạn chế lắm, cuối năm tỉnh phải gửi thống kê thanh quyết toán lên trung ương duyệt. Danh mục của Hưng Yên có dòng “mổ bò đãi Bác Hồ.” Vụ này nằm ngoài quy định, Chính phủ không giải quyết được, chuyển Phủ Chủ tịch xin ý kiến Bác. Bác phê: “Một mình Bác không ăn hết một con bò. Đây là thịnh tình của tỉnh và bà con đón tiếp Bác, nhưng nằm ngoài quy định, linh động giải quyết thanh toán. Lần sau Bác đi thăm các nơi, cần rút kinh nghiệm chủ động việc ăn uống của Bác không làm phiền địa phương như thế này nữa.” Câu chuyện trở thành bài học trong “linh động” thanh quyết toán của ngành tài chính xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hai. Người ác ý cứ nói ra nói vào bảo là Bác Hồ sống thanh bạch như thế là mị dân, thế nọ thế kia… Bác Hồ kể cả thời chiến tranh đất nước nghèo khó khăn mà thích xa hoa thì cũng chẳng chết ai và chắc chắn là thực hiện được. Nhưng mình nghĩ người mưu lược đầy Nho Khổng, thấm nhuần Dịch lý như thế người ta đã vượt qua được cái sự cám dỗ ảo của vật chất hào nhoáng tầm thường.

Ba. Đầu xuân thấy Tết trồng cây, ngày xưa Bác Hồ đi trồng cây, lãnh đạo bây giờ cũng đi trồng cây. Rồi là đủ các lễ lạt, nào là viết thư pháp, nào là xuống đồng… Ông quan huyện có nhổ cái bã trầu thì trong đó cũng có gang có thép, đáng cất bảo tàng. Đã ai thống kê xem những cái lễ lạt túi bụi đó hiệu quả đến đâu hay cứ năm nào cũng làm và không quan tâm kết quả… Có hồi cái thằng “cộng đồng mạng” chúng nó cứ cãi nhau xem tấm ảnh chụp Bác Hồ tát nước gầu sòng là thật hay phôtôsốp, nhưng nếu xem phim tài liệu quay Cụ đi trồng cây hay cày ruộng, ngay cả việc Cụ đi bài Thái Cực Quyền nhuần nhuyễn đến thế, thì nên hiểu Cụ là người không làm thì thôi, làm là tận bờ sát góc, không vớ vẩn. Không làm được thì tốt nhất là im, đừng có mà “chém.”

Bốn. Cái bọn Pháp bạ đâu thơm đấy, sang Việt Nam đi làm cũng làm như nhà mình, thơm búa xua chị em. Về sau thấy họ thơm cả vợ mình trước mặt mình thì hiểu họ chẳng có ý gì cả, đơn giản là tập quán của họ thế, mình mà chấp nhặt thì hoặc là bắt vợ đi làm cho chỗ nào không bị thơm ấy, hoặc ở nhà mình cày mình nuôi, hoặc vác dao đến chém thằng Phớp hâm…

Năm. Bác Hồ còn có mặt Tây học, cũng hay thơm các cháu. Sang Pháp sang Nga thơm thì ngon, chẳng sao. Sang nước Hồi Giáo cũng bất tiện, thấy bẩu đâu như Inđô Mã Lai gì đó họ đã đề xuất Bác ơi Bác đừng thơm các cháu nhà cháu nó không tiện đâu…


Sáu. Tiểu hòa thượng và lão hòa thượng cùng đi hóa duyên, tiểu hòa thượng lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn theo sư phụ. Khi tới bờ sông, một cô gái muốn qua sông, lão hòa thượng đã cõng cô gái qua sông, cô gái sau khi cảm ơn thì đi mất, tiểu hòa thượng trong lòng cứ thắc mắc “Sư phụ sao có thể cõng một cô gái qua sông như thế?”. Nhưng cậu ta không dám hỏi, cứ thế đi mãi được 20 dặm, cậu ta thực sự không kìm được đành hỏi sư phụ: “Chúng ta là người xuất gia, sao thầy có thể cõng một cô gái qua sông?” Sư phụ điềm đạm nói: “Ta cõng cô gái qua sông thì bỏ cô ấy xuống, còn ngươi thì đã cõng cô gái ấy 20 dặm rồi vẫn chưa bỏ xuống.” (Nguồn trên internet.)

Bảy. Cụ giáo sư già thơm cô hoa hậu – không khéo cụ cũng như Cụ Hồ, Tây học, cũng thơm búa xua. Cụ thơm xong quên béng rồi, thằng “cộng đồng mạng” vẫn cứ loạn hết cả lên. Chuyện kể rằng Lục Tổ Huệ Năng khi nghe hai thày tu cãi cọ xem là lá cờ bay trong gió, cờ động hay gió động, bèn nói: “Tâm các ông động.” Tâm mà tĩnh thì quan tâm gì ba chuyện vớ vẩn đó.

Hình ảnh trong bài chỉ có tính chất minh họa.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây    

No comments:

Post a Comment