Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Sunday, February 23, 2014

Con ba ba muốn làm người

Chu Văn An
Tranh của
Phạm Công Thành
Thỉnh thoảng con trai đi qua trường Chu Văn An, lại đọc: “Trường THPT Chu Văn An”… hôm nay ăn cơm tự dưng cậu ta nhớ ra: Cụ Chu Văn An ở thời Nhà Trần ba ạ…

Và cả nhà ngồi cùng nhớ lại chuyện “Học trò thủy thần” – nhớ không chính xác truyền thuyết có hai anh học trò hay một anh, nhưng cứ kể là hai anh. Lên mạng tìm lại ra chuyện một anh học trò:

Tại ngôi trường Huỳnh Cung này, còn ghi lại một truyền thuyết nổi tiếng, có làng đã ghi trong thần phả của mình. Tương truyền khi Chu Văn An mở trường dạy học ở đây, rất nhiều học trò từ xa đến xin học. Trong số này, có một chàng trai tuấn tú, sáng nào cũng đến thật sớm để nghe giảng. Thầy khen là chăm chỉ, thông minh, nhưng không rõ tung tích ở đâu. Ông bèn cho người dò xem thì cứ đến khu Đầm Đại, một khu đầm lớn hình vành khuyên nằm giữa các làng Đại Từ, Pháp Vân, Tứ Kỳ, Huỳnh Cung, Linh Đàm thì biến mất. Ông biết là thần nước.


Một lần đại hạn, ruộng đồng khô cạn, dân tình lo lắng, khi giảng bài xong ông hỏi các học trò xem ai có thể giúp dân được không? Bỗng người học trò ấy đứng dậy, chắp tay thưa:
- Con xin vâng lời thầy để giúp dân. Nhưng mai kia có chuyện gì không hay, xin thầy chu toàn cho!
Sau đó người ấy ra sân lấy nghiên mài mực, ngửa mặt lên trời khấn, rồi dùng bút vẩy mực ra bốn phương. Hết mực anh ta tung cả bút nghiên lên trời. Lập tức mây đen kéo đến, trời đột ngột đổ một trận mưa lớn kéo dài. Đêm ấy có tiếng sét to, sáng hôm sau một con thuồng luồng lớn chết nổi lên ở đầm. Thầy Chu Văn An được tin khóc thương và cho học trò làm lễ an táng. Nhân dân các làng cũng đến dự lễ rất đông, và sau đó họ lập đền thờ thần nước. Hiện nay mộ thần vẫn còn, là một gò đất nổi lên giữa đầm nước. Còn chỗ nghiên mực rơi xuống đã biến thành một đầm nước lúc nào cũng đen, nhân dân gọi là Đầm Mực. Quản bút rơi xuống làng Tả Thanh Oai, và biến làng này thành một làng văn học nổi tiếng, với những tên tuổi đã đi vào lịch sử như Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm...

Ba kể cho con, thày Chu Văn An là người chính trực, thẳng thắn… nên khi làm quan, ông cũng không thể yên tâm khi hàng ngày nhìn thấy nhà vua đã là tên hôn quân, để cho những tên gian thần nịnh bợ hoành hành. Thày dâng lên vua “Thất trảm sớ” xin chém bảy tên gian thần rồi không được vua chuẩn y, thày treo ấn từ quan về dạy học. Một ngày có hai người học trò đến xin học, sáng đến thật sớm quét lớp mài mực, kê dọn bàn chõng rồi cứ đến chiều hai anh đi về phía đầm rồi biến mất. Thày biết ở đó không có nhà dân, chỉ có thể là người thần. Rồi một dạo khác cả khu vực có hạn hán, thày xin hai người học trò đặc biệt giúp đỡ làm mưa… rồi câu chuyện như thế nào mọi người biết rồi…

… đoạn hai cái xác của hai con ba ba thuồng luồng nổi lên ở đầm vào sáng hôm sau làm con trai xúc động mạnh, cũng như ba mẹ cậu chàng cũng đã từng xúc động từ hồi còn nhỏ đọc truyện tranh “Chu Văn An”. Cậu ta hỏi tại sao họ lại phải chết? Vì dân chúng trong vùng gây nhiều nghiệp ác, nhiều tham sân si, nhiều sát sinh, vua quan gây nhiều tội ác… nên Trời phạt. Hình phạt của Trời chưa hết, nên hai anh học trò giúp làm mưa, cứu người là trái lệnh nhà Trời, nên phải chết. Đó là họ dũng cảm, hy sinh mạng sống của mình cho cuộc sống của người khác. Nếu để mọi người chịu phạt lâu hơn nữa, nhiều người chết đói… chỉ là truyền thuyết thôi con ạ, nhưng bao giờ cũng thế, những chuyện như thế, đều có thể là có ít nhiều sự thật… Con ba ba Tiểu Khuê biết trước là sẽ chết, cả thày Chu An cũng biết là Tiểu Khuê sẽ chết, nhưng thà sống một cuộc đời ngắn ngủi của “một con người” còn hơn sống cả một cuộc đời dài của một con sâu.

Tải phim trên mạng về cho con trai xem… “Con muốn đi học làm gì?” – thày Chu Văn An hỏi. “Dạ bẩm thày, con muốn học để làm người ạ…” – Tiểu Khuê trả lời.

Làm người khó lắm, rất khó, nhưng phải làm con ạ. Đến con ba ba còn muốn làm người, còn thời nay, biết bao nhiêu người con gái đang làm người phải đi làm ba ba ở Đồ Sơn, “Quất Lâm Tự”. Trong số đó, có bao nhiêu người hiểu được thân phận nhục nhã của người đi bán thân, còn bao nhiêu người nhờ một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà còn chẳng thèm quan tâm đến nhân phẩm, chỉ mong có được một cuộc sống an nhàn không cần lao động?

Thế đấy con trai ạ, ba không thể kể cho con một câu chuyện khác về thày Chu Văn An. Thày Chu Văn An làm quan ở thời kỳ triều đại suy vi, nhà vua lú lẫn, bọn đại thần gian xảo hoành hành như một bầy sâu to sâu bé đục khoét đất nước. Thày dâng sớ với nhà vua xin nhà vua trị tội bảy tên gian thần chức to nhất để làm gương cho bầy đàn em, nhưng nhà vua sợ không có người làm việc, không nghe thày, thày giả con dấu, về làng ở ẩn dạy học, nhưng nào có được vui thú điền viên.

Cũng thời này, đạo đức xã hội suy đồi, kinh tế ngày càng bị tàn phá, ruộng đất bị bỏ hoang do bọn quan lại lấn chiếm hòng bán cho lũ gian thương kiếm lợi… phong trào nông dân khiếu kiện nổi lên khắp nơi. Tầng lớp tiếu thương chạy theo tiếng gọi kim tiền, hết a dua buôn giấy tờ có giá nhà vua phát hành thay tiền đến buôn cả điền thổ, rồi vàng bạc… Bọn thanh niên trẻ con thì ngày đêm chơi bời cờ bạc chọi gà không biết đến ngày mai, trái ý là rút dao rút kiếm chém người không thương tiếc; ra đường bọn sai nha chặn đường mãi lộ bóc lột người nghèo; bọn kỵ binh cướp giật sểnh ra cái giật bị giật tay nải của bà con… không những thế, đại bộ phận dân chúng còn ham sống sợ chết, đua đòi vinh hoa phú quý, mua những sản vật tận Châu Phi như sừng tê ngà voi, hàng ngày giết hại chó mèo lợn gà trâu bò, chim quý thú hiếm để thỏa mãn cái thèm thuồng ăn uống tầm thường không biết bao nhiêu mà kể… tội ác trần thế thấu trời xanh, Ngọc Hoàng thượng đế giáng hình phạt cắt ODA, à nhầm, cắt mưa cho chết khát mấy năm…

Thày Chu Văn An ơi…

Phim "Học trò thủy thần" - Hãng phim truyện Việt Nam - Xưởng phim Thanh thiếu niên.



Với sự tham gia của các diễn viên:
NGUYỄN XUÂN NHƯ..................bé Thơm
BÙI ANH ĐỨC............................Tiểu Khê
LÊ DŨNG NHI.............................Chu Văn An
HUY CÔNG................................ông lão lái đò
MẠNH SINH...............................bá hộ
TUẤN TÚ....................................T­hái Bạch Kim Tinh
NGỌC THU.................................vợ Chu Văn An
Cùng với sự tham gia của NGUYỄN VĂN HIẾU, ĐÀO XUÂN TRƯỜNG và các em học sinh trường PTTH Khúc Xuyên. 
Kịch bản: NGUYỄN KHẮC PHỤC; Quay phim: TRẦN QUỐC DŨNG; Họa sĩ: ĐÀO HỒNG HẢI; Nhạc sĩ: PHÓ ĐỨC PHƯƠNG; Biên tập: NGUYỄN KHÁNH DƯ; Âm thanh: LÊ THỐNG; Dựng phim: NGUYỄN HIỀN LƯƠNG; Phó đạo diễn: NGUYỄN KHÁNH SƠN; Phó quay phim: TRẦN HÙNG; Phó chủ nhiệm: LÊ HỒNG SƠN; Hóa trang: NGUYỄN THỊ LAM; Họa sĩ phục trang: NGUYỄN PHƯƠNG KHANH; Dựng cảnh: NGUYỄN XUÂN DŨNG; Đạo cụ: NGUYỄN NGỌC VĂN; Kỹ xảo: TRẦN THẾ LONG; Ánh sáng: TRẦN QUANG TY; Thư ký: LÊ CÔNG BÌNH; Khói lửa: NGUYỄN MẠNH THẮNG; Tiếng động: MINH TÂN; Quay phối hợp: KIM KHÁNH, ĐINH THÀNH.
NỘI DUNG:
Dựa trên một truyền thuyết có liên quan tới người thầy nổi tiếng Chu Văn An, bộ phim này kể cho chúng ta câu chuyện đầy cảm động về tình nghĩa thầy trò và cao hơn cả là tình người. Thầy giáo Chu Văn An từ quan về làng dạy học. Trong số những đứa trẻ hàng ngày tới học, có một cậu bé lạ lùng, xuất thân đầy bí ẩn và cậu đã mang lại nhiều niềm vui cho bạn bè và thầy giáo.
Cho tới một ngày, đại họa xảy đến, hạn hán kéo dài, nạn đói rình rập. Cậu học trò, lúc này thân phận đã rõ là con trai thủy thần, đứng trước lựa chọn sinh tử: làm phép cho mưa rơi xuống nhưng phải chịu tội trước thiên đình...


Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment