Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, February 27, 2014

Cộng hưởng


Rầm một cái cầu sập, khổ thân bà con rớt hàng chục người xuống suối mà chết đến non cả chục người.

Ngay lập tức các loại diễn đàn, cả chính thống trên các trang lề phải lẫn bờ lốc bờ liếc, lại còn Phây phủng, ào ào lên tiếng. Người ta nhớ ngay ra những câu chuyện được nghe kể từ bé tí, là đại đội này trung đội kia đi “mốt hai mốt” qua cầu mà cầu sập. Người ta đưa ra giả thuyết là “cộng hưởng”. Chẳng nhớ định nghĩa trong sách giáo khoa vật lý như thế nào, ta nhờ anh Wiki vậy:

“Cộng hưởng là hiện tượng xảy ra trong dao động cưỡng bức, khi một vật dao động được kích thích bởi một ngoại lực tuần hoàn có cùng tần số với dao động riêng của nó. 
Cộng hưởng có thể xảy ra trong rất nhiều loại dao động như dao động điện từ, dao động cơ học. Khi có sự cộng hưởng thì biên độ dao động đạt giá trị cực đại. 
Giữa thế kỉ XIX, khi một đoàn quân đi đều bước qua một chiếc cầu treo làm chiếc cầu rung lên dữ dội và đứt xuống, gây tai nạn chết người. Đó là vì tần số bước đi của đoàn quân tình cờ trùng với tần số dao động riêng của chiếc cầu và gây ra cộng hưởng. 
Vào tháng 7 năm 1940, cầu Tacoma Narrow bị tác động bởi cơn gió có tần số đúng bằng tần số tự nhiên của chiếc cầu đã làm chiếc cầu lắc lư mạnh trong nhiều giờ đồng hồ và cuối cùng là chiếc cầu đã bị sập.” 
Nguồn ở đây

Đấy nhé, phải bị kích thích bởi một “ngoại lực tuần hoàn” – trong khi đoàn người đưa ma ở Chu Va còn đang lúng ta lúng túng, ông bê ảnh đi giữa đang vướng víu với hai ông vác vòng hoa hai bên… ai đi dự đám ma rồi đều biết, khênh quan tài nặng kinh khủng, lại đi đường hẹp thì đến khổ, đi được còn khó, nói gì đến đều bước. Xin nhớ rằng đây là ở miền núi, chỗ mà xin gãy lưỡi mới có kinh phí làm được mẩu đường bê tông bằng cái dải khoai, chứ không phải Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông. Và cũng xin nhớ rằng đây toàn là những người nông dân chân đi những đôi dép lê mòn vẹt trượt ngã oanh oách, và đang khiêng cái quan tài của một người xấu số bị tai nạn giao thông, chứ có phải là đám ma Thượng tướng, Ủy viên Tung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an có tiêu binh đâu. Dạy được người Mông đi "mốt hai mốt" trên cái cầu chật vanh vanh như thế này có mà đến Tết Công-gô…


Thế mà cũng lên mạng cãi nhau được, trong khi ảnh cái tăngđơ bị gãy ở giữa thì sờ sờ ra đó. “Đứt là đứt”, bình thường như biết bao cái cẩu thả, vô cảm từ trước đến nay ở xứ ta.

Nhưng phải thông cảm, vì người ta quen tranh cãi rồi, chung quy vì không biết tin vào ai cả. Trí thức trí ngủ đem bằng đem cấp ra dọa cũng vô dụng, vì bằng mua nhiều quá, người ta cóc tin. Kỳ nhất là ngay lập tức có ông Quan cũng phát biểu: “Do cộng hưởng…”. Về đạo làm quan, thày trò Khổng Mạnh đã bẩu rồi: “Thận trọng về lời nói, mau mắn về việc làm” – cái thằng “cộng hưởng” đến học sinh phổ thông đứa nào học cẩn thận một tí, cũng đều không dám đổ tội cho nó, nữa là quan phó triều!

Làm gì người ta chẳng cãi nhau. Có ai phát cái ngôn nào ra hồn đâu mà chẳng cãi nhau?

Xem ra có một cú “cộng hưởng” chắc chắn đúng, là ông Quan vừa “cộng hưởng” với mấy ý kiến nhảm nhí, vậy thôi.



Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment