Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Monday, February 10, 2014

"Đô đốc" 2008

Phim "Đô đốc" (Адмиралъ - 2008); Đạo diễn Andrei Kravchuk, các diễn viên Konstantin Khabensky, Elizaveta Boyarskaya, Sergey Bezrukov, Anna Kovalchuk...
 
Phim cho chúng ta thấy đã và đang có một cái nhìn mới, thực ra là không mới, nhưng là sự thừa nhận một mảng khác của lịch sử nước Nga trong thời kỳ nội chiến sau Cách mạng tháng Mười về một nhân vật mà lịch sử chính thống xã hội chủ nghĩa trước đây coi như là một tên bạch vệ, phản động: Đô đốc Alexander Kolchak (Côn-sắc). Tôi sẽ không đánh giá ai tốt, ai xấu; nhưng rõ ràng ngay cả nước Nga cũng đã thay đổi. Song song với những cách nhìn truyền thống trước đây về Cách mạng, về Lênin, về chính quyền Xôviết... nay họ cũng đang vừa hắt hơi vừa sắp xếp lại các hồ sơ lịch sử của họ.

Trong khi đó vẫn có những cộng đồng người Việt Nam ta đang cố gắng chỉ nhìn một góc, một xó của lịch sử, chỉ giữ cách nhìn nhận theo một chiều duy nhất, mà gần đây nhất là sự phẫn uất của họ trước những hình ảnh tượng Lênin bị kéo đổ ở Ucraina và họ cũng nhân tiện, chửi rủa luôn cả âm mưu của ai đó định kéo đổ tượng Lênin ở Hà Nội. Về sự việc này, tôi không tin là có âm mưu đó - nếu muốn kéo thì không phải bằng sợi dây thừng vớ vẩn vì bức tượng cỡ đó chắc chắn bị vít chặt xuống cái bệ rồi. Phải ra Ô Chợ Dừa mua một sợi cáp thép, đánh thành thòng lọng quăng lên cổ rồi dòng ra đường Lê Hồng Phong, chỉ cần phi qua con xe tải Trung Quốc "công nông nâng cấp" móc vào giật một phát là "cụ đi" - chứ thô sơ thế kia thì đổ làm sao... Tôi ngờ rằng có một "trò mèo" nào đó định đổ oan đổ vấy cho họ thì đúng hơn. Còn mấy thằng bạn "nước chè vỉa hè" của tôi thì bảo, "cần chó gì giật đổ, cứ tung lên quàng vảo cổ cụ mấy cái lốp xe đạp cũ là xong!" và cười khoái trá...


Ở "Quê hương của Cách mạng tháng Mười" có khi họ giật thật, vì chính ở đó có khi sự phẫn uất với những gì nó (cách mạng) mang lại, còn mạnh hơn ta rất nhiều. Còn ở ta, chẳng cần giật thì cũng làm gì còn ai mang trong mình lý tưởng cộng sản nữa đâu, toàn phường giá áo túi cơm, giữ nồi cơm và vinh thân phì gia mà thôi.

Nên để "cụ" đứng đó, để thấy sự cô đơn của cụ, khi mà ngay cả mùng 7-11 hàng năm cũng chỉ lèo tèo mấy ông "tóc bạc da vàng" đến đặt lẵng hoa, còn những nhà tài trợ mua đồng đúc nên cụ ngày xưa, những người Nga, chẳng bao giờ thấy mặt.

"Cục đồng" thôi mà!


 Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

No comments:

Post a Comment