“Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống” – các cụ
đã dạy thế rồi. Thời trọng nam khinh nữ nên đưa ra tiêu chuẩn soi chị em về lý
lịch như thế là hơi kinh, chứ như thời bây giờ, nam nữ gì thì cái chuyện “tông
tích họ hàng hạnh kiểm” kia, đều quan trọng cả.
Điều đó cũng có nghĩa là ở vào thời các cụ, đàn
ông đại khái kiểu “ngựa đực” và chị em thì “chính chuyên” là ôkê. Thời năm thê
bảy thiếp, lấy một huyện vợ như thế, đúng là cần giống tốt, không chỉ là ngựa đực
mà còn phải là dê đực hay là một con gì đó đại loại thế. Bây giờ mà gặp ông máu
cỡ đó lại có bà vợ gớm ghê, thì đúng là khổ cả đôi chứ chẳng sung sướng gì.
Buôn láo buôn lếu thế thôi, chứ các cụ không chỉ
trần tục thế. “Giống” ở đây là sức khỏe tốt, ít ốm đau… dòng giống họ hàng khỏe
mạnh cũng có thể thống kê mà thấy được. “Giống” ở đây còn có thể là trí tuệ
thông minh, sáng láng… Ấy thế mà có hồi đọc ở đâu đó thì sự thông minh của con
cái được quyết định bởi bộ gien của bên mẹ cơ – thật chẳng biết đâu mà lần. Như
nhà mình thì có truyền thống họ hàng, sức khỏe đều không được tốt cho lắm, học
hành thì cũng làng nhàng, thật lòng là chẳng được cái gì xuất sắc, rõ chán. Tự
dưng hôm nay lại nhớ những chuyện thời thanh niên đi chọn vợ. Thinh thích một
cô mỏng mày hay hạt, dáng mảnh khảnh rất vào gu hạp nhãn, đến nhà gia cảnh
thanh bạch mẹ cán bộ bố thày giáo… bắt đầu ổn ổn rồi đây… đến khi gặp cậu em
trai của cô ấy, thấy chú bé đẹp trai, nhưng cặp mắt ngấm ngầm có cái nhìn dữ
quá, rồi thấy cung cách mẹ thì rất chiều còn bố thì dữ đòn, đâm e ngại – luôn có
cảm giác sau này rồi lôi thôi với chú nhóc này đây. Cứ thế là nhạt dần, nhạt dần
mà thôi không tìm hiểu tiếp. Nhà mình gia cảnh cũng nghèo, nhưng đã nghèo lại vớ
phải “hư hỏng” thì có mà chết. Đúng thật – mãi sau này mới biết chú bé đến khi
thanh niên hỏng nặng, nào đâm nào chém, nào cướp nào bóc, rồi sau chết vì nghiện.
Ông cụ buồn quá, cũng suy sụp mà chết sau vài năm, bà cụ cũng phải ra nước
ngoài sống với em gái. Thật là một câu chuyện buồn, và cũng thật đáng ghét cái
linh cảm của mình.
Nhiều người chắc sẽ phê phán mình cái thói toan
tính… Gần đây có nhiều câu chuyện tình được chia sẻ trên truyền thông cảm động
lắm: một người tàn tật lại có một tình yêu lãng mạn với một sự hy sinh vô bờ bến
của người khác cho mình. Những câu chuyện thật đẹp… nhưng có lẽ, với những câu
chuyện như thế, cái khó khăn về vật chất nó là gia vị cần thiết, chứ nếu một
người lại là đại gia tỉ phú, chắc tình hình lại khác, truyền thông “nó” chẳng để
ý nữa và chúng ta lấy gì mà đọc, mà ca ngợi?
Bạn mình khi lấy vợ còn rất trẻ. Đến nhà thấy
gia cảnh cô vợ có mấy chị gái và thằng em út, cũng một dạng được chiều. Kiểu đó
mình rất sợ - lại có cảm giác bất ổn và lại y như rằng, thằng em nghiện nã mấy
bà chị mấy ông anh rể suốt ngày vì bố mẹ không còn gì mà nã nữa, dần dần vợ chồng
đến xì-trét cãi nhau liên miên mà giải tán. Nói gì thì nói, xuất phát điểm mà tốt,
nó vẫn hơn chứ.
Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa |
Vợ chồng gặp nhau rồi chung sống, nó là cái “duyên”,
kiếp trước chắc là quyến thuộc của nhau rồi mới thế. Chung sống được với nhau đến
cuối cuộc đời, là cái “phận” nó cho như thế, không được thì giải tán, hay một
người không may mất sớm… đều chia ly tan rã, ai mà nói hay được. Nhưng thường ở
cái tuổi thanh niên, khi chọn vợ chọn chồng, nhỡ ở nhà bố mẹ có ý không thuận một
cái là bảo vệ ý kiến bằng được, ca ngợi bằng được; còn sau này vỡ thì “Đấy,
ngày xưa bố mày nói mày có nghe đâu con, bây giờ mới biết thân…” Thường những
người hay ca ngợi cái của mình có trong tay bao giờ cũng là tốt, đến lúc nhỡ có
bị hỏng thì họ “lịm” đi, đến khi có cái mới nhiều khi bệnh cũ tái phát, lại tiếp tục ca ngợi, quên béng chuyện cũ vửa
mới đi qua… Đời nó vô thường lắm, những cái thuộc về con người, không có gì là
trường tồn bất biến cả, nhất là… hôn nhân. Nên "có cái gì hay cái ý" thế thôi.
Lên mạng ảo khoe cuộc sống riêng thừa vật chất, thừa hình ảnh đẹp gia đình cũng
chỉ được vài câu tung hô. Lên mạng ảo than chồng vãn vợ, cũng chỉ vài câu an ủi
mà biết đâu có khi là an ủi “đểu” ngấm ngầm hả hê…
Các cụ còn bảo, “nồi méo úp vung méo”, cái lộng
lẫy không phải là cái bền, mà là cái phù hợp, nhất là chuyện vợ chuyện chồng.
Không ai tự chọn được sức khỏe cho mình, nhưng giữ sức khỏe đừng để tệ thêm,
thì có thể được. Cũng chưa chắc cưỡng được cái “duyên” nó “gí” ai đó cho mình,
nhưng xem ra, cũng nên xem “tông” một chút, chứ gặp những gia cảnh tiềm tàng
tai họa “thằng em nghiện” thì tan vỡ, cũng là thường thôi.
Sáng nay gặp người quen cũ, nói chuyện cũ nhớ
ra mà viết những dòng này, cũng là chia sẻ với các bạn trẻ đang nghiên cứu lập
gia đình.
Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây
Bài liên quan: “Yêu đương luận”hay “đào hoa luận” và "Chia tay luận"
Bài liên quan: “Yêu đương luận”hay “đào hoa luận” và "Chia tay luận"
No comments:
Post a Comment