Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Friday, May 16, 2014

“Ngày mai đã là chiến tranh”

Ngày mai đã là chiến tranh” – tiếng Nga “Завтра была война” là tựa đề của một bộ phim của điện ảnh Xô-viết làm năm 1987, dựa trên truyện cùng tên của nhà văn Boris Vasiliev (mà chúng ta biết đến nhiều tác giả này qua hai truyện vừa “Tên anh chưa có trong danh sách” và “Và nơi đây bình minh yên tĩnh”).

Bộ phim lấy bối cảnh Liên Xô năm 1940, nói về những mâu thuẫn chất chứa bên trong đất nước, từ ước muốn của con người hướng tới một cuộc sống tươi đẹp như chỉ có ở trong mơ với những vần thơ của Yesenin, (đang bị cấm đoán); với những cuộc thanh trừng nội bộ của Stalin đang tiến hành trên đất nước… những học sinh lớp 9 vẫn vui chơi, nhảy múa… nhưng chỉ sau đó, là chiến tranh.

Chúng ta thử tưởng tượng, Liên Xô vào đêm ngày thứ Bảy 21 tháng Sáu năm 1941, các đôi thanh niên trai gái vẫn đi nhảy, các gia đình vẫn chuẩn bị cho chuyến picnic vào sáng hôm sau, thì 3 giờ sáng, phát-xít Đức tấn công trên toàn tuyến biên giới từ Biển Đen tới biển Barents (trước đây thường đọc là biển Barenxép theo tiếng Nga). Đất nước Xô-viết bước vào cuộc chiến tranh 1418 ngày đêm gian khổ. Chỉ mới đêm trước, người ta còn chưa hình dung tới, đó là những giờ phút cuối cùng của hòa bình.

Những sự kiện đang diễn ra trên đất nước chúng ta trong những ngày này, đem lại cho mỗi người nhiều suy nghĩ, và phần lớn là bất an, lo lắng. Mới đây nhất, là làn sóng bạo lực, đập phá, đốt cháy các nhà máy, không chỉ của người Trung Quốc, mà còn cả của các nhà đầu tư nước ngoài khác nữa – chúng ta không thể gọi đây là “biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải” nữa – mà đây là bạo động, cướp phá, có tổ chức và chủ đích.

Chúng ta tự hỏi, suốt trong năm ngoái năm kia, Bộ Công an tổ chức những cuộc diễn tập về chống khủng bố, bạo loạn, lật đổ… hoành tráng lắm cơ mà – sao bây giờ theo những thông tin “nồi chõ” chúng ta nghe được, có đến xấp xỉ 100 nhà máy bị cướp, phá, đốt… nếu hoạt động chống bạo loạn mà tốt, thì chỉ cần một hai cái là đã ngăn chặn được từ trong trứng nước rồi chứ?

Ở đây, những gì diễn ra lúc này… rất không ổn, rất khó giải thích.

Hình ảnh biểu tình bên ngoài nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh hôm 14/05. 
Ảnh của Reuter/Vnexpress
Nhưng vẫn có những điều chắc chắn vẫn dễ hiểu và dễ giải thích. Mặc dù lâu nay, với những gì Nhà nước ta thể hiện ra có vẻ mất lòng nhân dân khá nhiều, trong hiệu lực chống tham nhũng, trong hiệu quả quản lý đất nước, trong chính sách đối ngoại yếu kém… nhưng cứ có biến, là nhân dân lại hướng về các chiến sĩ đang lênh đênh ngoài biển. Hướng về họ, chính là hướng về Chính phủ (tôi sẽ dùng từ “Chính phủ” trong bài này để thay cho cụm từ “Đảng và Nhà nước” cho gọn, và cho giống thời chiến ngày xưa hơn). Hơn ai hết, chính là Chính phủ đang được nhân dân mong mỏi nói lên được những lời hiệu triệu mạnh mẽ hơn, đoàn kết toàn dân hơn.

Hôm qua nhận được tin nhắn về Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài, giữ gìn trật tự bên trong đất nước. Như thế cũng đã là đủ, với việc giữ gìn trật tự trị an trong nước, Thủ tướng lên tiếng là đủ rồi. Nhưng nếu tình hình tiếp tục căng thêm, lúc đó sẽ cần lời hiệu triệu của Chủ tịch nước, người thống lĩnh các lực lượng vũ trang, lên tiếng.

Chúng ta không thể biết rằng, giờ phút này chúng ta đang sống, có phải là những giờ phút cuối cùng của hòa bình hay không, nhưng chúng ta phải biết chuẩn bị cho tất cả. Chuẩn bị, không phải là đi mua vàng, đôla dự trữ khi có biến thì chạy đâu… mạng sống còn chắc gì giữ được nữa là vàng với đôla. Chuẩn bị, là chuẩn bị các kỹ năng sống sót, tồn tại để mà phục vụ Tổ quốc. Cứ mua vàng, đôla… ai cũng phải lo lắng cho tương lai của gia đình, con cái, nhưng cũng nên cao cả hơn một tí, cũng chẳng mất gì.

Hôm qua có một chú nhóc 17 tuổi, nhảy vào “chat” và hỏi: “Nếu có chiến tranh, không biết làm gì ngoài việc đi chụp ảnh, muốn làm phóng viên chiến trường…” tốt quá, ý tưởng hoàn toàn không tồi. Nhưng nếu bạn ấy biết một chi tiết nghe kể lại như thế này: Khi những chiếc xe tăng T-59 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập trưa 30 tháng Tư năm 1975, có vài phóng viên nước ngoài đang ở sát bức tường của Dinh, họ nhất loạt bỏ máy ảnh máy quay phim, và giơ hai tay lên trời. Từ khoảng cách vài chục đến cả trăm mét, qua cái khe quan sát thủy tinh dày cộp chất lượng quang học rất thấp “Made in China” của xe tăng, người lính không thể phân biệt được đâu là khẩu súng chống tăng, đâu là cái ống kính tele đâu – phụt cho một quả đạn thì đi đời. Đó chính là kỹ năng sống sót của phóng viên chiến trường đấy. Rộng hơn, mỗi chúng ta đều phải học những kỹ năng đó. Ngồi “chém” khơi khơi trên mạng dông dài mãi, đã đến lúc phải nghiêm túc rồi.

Và cao xa hơn nữa, cũng đã đến lúc phải dứt khoát rồi, kể cả với Nhà nước ta - cũng đã cần phải có thái độ dứt khoát hơn nữa – dù “thù trong giặc ngoài” như thế nào cũng phải dứt điểm đi thôi, nhiều chuyện cần phải làm ngay hôm nay, để đến mai là không kịp nữa rồi.

Mình thích cách chơi chữ của Boris Vasiliev – dùng thì quá khứ cho một dự cảm của ngày mai. “Để mai tính” à? Ngày mai “đã” là chiến tranh rồi!

Phim “Ngày mai đã là chiến tranh
  • Đạo diễn: Yuri Kara
  • Tác giả kịch bản: Boris VasilIev
  • Các diễn viên chính: Irina Čeričenko, Julia Tarkhova, Radiy Ovchinnikov, Gennadiy Frolov.
  • Hãng phim Kinostudiya và xưởng phim Gorki năm 1987.



Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment