Andriy Senko, người trả lại chiếc đồng hồ được Putin tặng |
Khi ông già
Khốttabít đề nghị cắp cu cậu Vônca Côxtưncốp xuống dưới nách để bay đi, Vônca
đã phản đối: "Cháu không thể bay đi dưới nách của một ai đó!" - ông
già Khốttabít phản đối: "Không phải là ai đó, mà là Hátxan Ápđurắcman, con
trai của Khốttáp, vị thần hùng mạnh nhất trong số các vị thần!"
Một chú bé
không muốn nấp dưới nách của người khác, mặc dù ông ta là một vị thần. Người Ukraine
cũng không muốn nấp dưới nách của “người anh em” Nga ở sát nách. “Phần lớn” người
Việt Nam vốn quen với suy nghĩ Ukraine phải là một bề tôi trung thành của Nga,
vốn là những thành viên của Liên Xô (cũ). Chữ “phần lớn” có ngoặc kép, là để chỉ,
có thể cái phần lớn đó, chưa chắc đã nhiều, và những người có suy nghĩ như thế
này hầu hết gắn với quá khứ của đất nước Xô-viết.
Đáng tiếc, sử
Việt Nam của chúng ta, chúng ta còn chưa biết hết (còn cãi nhau mệt), sao biết
được sử nước khác, nhất là lại Ukraine, một đất nước có ngôn ngữ không còn nhiều
người Việt Nam hiểu, còn nếu đọc từ tiếng Nga, liệu nó có xác thực không? Tại
sao chúng ta cứ phải cho rằng chúng ta đã hiểu biết hết cả rồi và không cần phải
nghĩ ngợi gì khác theo chiều ngược lại, rằng tại sao người Ukraine lại “không
muốn nấp dưới nách nước Nga?” như vậy? Tại sao chúng ta lại tự cho mình cái quyền
khôn ngoan hơn họ và áp đặt lên họ cái chuẩn mực của chúng ta?
Nguy hại hơn,
chính những khó khăn mà đất nước và con người Ukraine đang trải qua hiện nay,
nhiều khi lại củng cố luận điệu cho rằng “đấy, ổn định thì không muốn, muốn hỗn
loạn!” “Thích dân chủ kiểu phương Tây hả, cho trắng mắt ra!”
Mọi sự đã,
đang và sẽ xảy ra, đều có những lý do của nó, và cuộc sống luôn luôn tìm được
đường đi hợp lý nhất của nó, đó là một quy luật rất triết học. Xin giới thiệu một
bài viết rất hay của một người bạn (xin không nêu tên) từ Ukraine.
“Mầm sống”
Từ khi Liên xô tan rã, Nga và Ukraine là hai quốc gia độc lập, được Liên Hợp quốc công nhận. Biên giới phân chia, chính phủ riêng rẽ, tuy nhiên một bộ phận người Ukraine vẫn luôn nghĩ đất nước họ và Nga là một, chỉ ngăn cách bởi mỗi cái bờ rào thậm chí là không xác định. Cũng đúng thôi, văn hóa giống nhau, đều theo Chính Thống giáo , lễ Giáng sinh tổ chức ngày 7 tháng 1 dương lịch, xem truyền hình kênh Nga, lãnh đạo theo Nga, máu mủ ruột già sống ở Nga, thậm chí chính họ , những người dân Ukraine còn coi nơi mình sống là một vùng đất phía nam thuộc Nga.
Khi Putin làm Thủ tướng ,rồi làmTổng thống , người Ukraine lại càng coi thường lãnh đạo của mình. Putin mạnh mẽ, cứng rắn, dẹp tan ly khai Chechen, đưa nước Nga từ nhũng loạn, nghèo đói đi lên thành cường quốc thế giới, đưa nước Nga thành một cực của thế giới. Người Ukraine tự hào về Putin, những người Việt nam sống tại Ukraine cũng vậy.
Dư âm để lại từ thời cựu Tổng thống Kuchma với nền kinh tế ổn định, người dân ai cũng hớn hở vì có thêm tích lũy. Đến thời cựu TT Yushchenko , ông đã có nhiều thay đổi như đề cao tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc. Ông cũng đưa ra những đường lối chiến lược nhằm dần dần tách khỏi sự phụ thuộc của Nga, ủng hộ đề xuất đưa Ukraine gia nhập khối Nato, tăng thời lượng sử dụng tiếng Ukraine trên phương tiện truyền thông. Theo Yushchenko, một tương lai tốt đẹp cho đất nước là không thể không có đoàn kết dân tộc. Nhưng không may cho vị tổng thống giàu lòng yêu nước , suy thoái kinh tế toàn cầu ( 2008-2009) đã làm đồng nội tệ mất giá đến 90% , nội bộ chính phủ mất đoàn kết ,chia rẽ phe phái làm nhân dân mất hết kiên nhẫn cũng như lòng tin để tiếp tục ủng hộ đường lối mà ông theo đuổi . Bối cảnh đó đã đưa kẻ cơ hội Yanukovic lên nắm quyền tổng thống sau một chiến thắng sít sao gây tranh cãi trong cuộc bầu cử 2010.
Yanokovic gần như phá tan tất cả những gì mà người tiền nhiệm đã làm, tình báo Nga len lỏi vào mọi ngõ ngách, đại biểu quốc hội và thậm chí nguyên thủ quốc gia cũng là người thân Nga. Khi cuộc cách mạng Maidan xảy ra, kể cả người viết cũng cho rằng “cuộc cách mạng đó là của những kẻ vô công rỗi nghề, những kẻ nghiện rượu từ miền Tây”. Vì sao vì gần như tất cả truyền thông gần như phục vụ nhà cầm quyền, người dân Ukraine còn thân Nga lắm. Cho đến khi Nga sáp nhập Criema mọi người dân Ukraine bắt đầu bừng tỉnh và họ tỉnh hơn khi Nga ủng hộ ly khai tiếp tục quấy rồi Ukraine, muốn làm tan rã đất nước Ukraine. Bắt đầu từ đó , lòng yêu nước của người dân Ukraine trỗi dậy.
Cô Marina DEMKO nói: “Trong 20 năm qua trong nước không giáo dục về lòng yêu nước, tính tự tôn dân tộc. Tại miền Đông chính những người dân không phải là người Nga, họ cũng cho rằng họ không phải người Ukraine. Họ không có quốc tịch. Họ không liên kết với bất cứ nơi nào”.
Vậy mà vào mùa hè năm nay đúng dịp Word Cup thành phố Kharkov tổ chức trại hè cho những em học sinh xuất sắc nhất tụ hội. Ngày 26 tháng sáu khi trận đấu quyết định giữa Nga-Algeria hòa 1-1 , Nga phải xách va li về nước , tất cả các em đều hò reo. Mọi người hỏi “Vì sao các cháu lại vui khi Nga thất bại?”. Câu trả lời của các cháu là một câu hỏi ngược :“Tại sao Nga cứ quấy rồi Ukraine, tại sao không để Ukraine được yên ?”
Còn câu chuyện của cậu bé Senco thì lại làm cho mỗi người dân Ukraine giật mình chợt nhận ra sự chân thật cũng như lòng yêu nước ,tự hào dân tộc của mình hình như lúc nào cũng tiềm ẩn đâu đó.
Sau khi Nga triển khai thêm quân đội ở Crimea, một cậu bé 16 tuổi người Ukraine đã gửi trả lại chiếc đồng hồ đeo tay mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tặng cậu 10 năm về trước. Senco chia sẻ :”Vladimir Putin đã nói với tôi rằng, ước mơ của ông ấy là hạnh phúc và hòa bình cho tất cả trẻ em và cha mẹ của chúng. Kuchma đã tặng tôi một chiếc laptop, và Putin đã tặng tôi chiếc đồng hồ của ông. Nhưng lúc đó tôi chưa thể đeo bởi vì nó quá lớn. Gia đình quyết định rằng tôi sẽ đeo nó vào năm tôi bước sang tuổi 16.”
Andrei Senko cho hay, cậu sẽ không thể đeo chiếc đồng hồ được tổng thống Nga tặng, khi mà sự đe dọa về cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đang tồn tại. Cậu hướng tới Putin với những lời chân thành : “Nhưng tôi sẽ không thể đeo chiếc đồng hồ này được nữa, Vladimir Vladimirovich. Từ bé tôi đã được nuôi dạy để yêu quê hương và người dân Ukraine của mình. Tôi là một người yêu hòa bình. Nhưng nếu cần thiết, tôi sẵn sàng đứng lên và bảo vệ hòa bình cho mảnh đất của mình. Tôi vẫn nhớ những lời ông nói về giấc mơ của ông. Ông đã nói ông muốn mọi người được hạnh phúc và sống trong hòa bình. Nhưng ông đã lừa dối tôi. Và vì thế tôi phải trả lại món quà này cho ông,”; “Giá mà tôi có cơ hội để gặp trực tiếp ông, tôi sẽ nói điều này vào mặt ông: Vladimir, ông là một kẻ nói dối”.
Còn cha của Andrei, ông Alecsander Senco thì kêu gọi: “Chúng tôi là một gia đình yêu hòa bình, người dân Ukraine không muốn chiến tranh. Vladimir Vladimirovich, hãy nghĩ lại khi chưa quá muộn. Đừng để những người anh em phải đổ máu.”
Tại bưu điện nơi chiếc đồng hồ sẽ được gửi đi, một lần nũa Andrei nhắc lại: ”Vladimir Vladimirovich, tôi phải gửi lại món quà này cho ông sau 10 năm. Chiếc đồng hồ này không còn là niềm kiêu hãnh của tôi, mà là bằng chứng của một lời nói dối trắng trợn.” Xin nhắc lại về câu chuyện của Andrei ,năm 2004, Putin đến thăm Ukraine và người dân nơi này. Khi đó, cậu bé Andrei mới 6 tuổi đã hỏi Putin rằng, ông đang mơ ước điều gì. Putin cảm thấy đây là câu hỏi hay nhất và Senko đã được mời đến gặp Putin và Tổng thống Ukraine Kuchma.
Không ai dạy các cháu lòng thù hận mà trong sự hiểu biết non nớt và trong tiềm thức của các cháu luôn tồn tại ba chữ: Hòa bình, bình đẳng và lẽ phải.
Khi Nga trắng trợn xâm lược và ủng hộ ly khai, mọi tầng lớp từ những người dân bình thường đến những kỹ sư công nghệ thông tin, những nhà kinh doanh, những nghệ sỹ chơi đàn, những người công nhân đều ra trận. Đã có bao cuộc tiễn đưa người ruột thịt, người thân ra mặt trận Ông tham gia cuộc chiến tại Afganixtan bây giờ tuổi xế chiều tóc bạc trắng tiễn cháu lên dường bảo vệ tổ quốc, những cô gái căng tràn sức sống tiễn người yêu ra mặt trận, những bà mẹ ôm hôn đứa con mình đi ATO, những người vợ mang theo những đứa con tiễn đưa chồng cha đi chiến đấu. Kẻ đầu bạc đưa tiễn người đầu xanh.
Ai cũng nhu cầu hanh phúc, ai cũng đều quý trọng mạng sống của mình, cuộc sống đẹp lắm chứ, đáng sống lắm chứ nhưng Tổ quốc là tất cả, là thiêng liêng nhất. Chiến tranh tàn khốc ngày đi không hẹn ngày trở về, có ai muốn điều đó không? Không ai muốn nhưng khi tổ quốc bị giặc xâm lăng tất cả những người con của đất nước Ukraine phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Thật tự hào biết bao.
Nhân dân Ukraian đã ý thức được rằng “nhiệm vụ thiêng liêng là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”, “Tổ quốc hay là chết”.
Từ thủ phủ của phiến quân ly khai trước đây như Slaviansk, Mariupol người dân cùng quân đội xây dựng hàng rào phòng thủ . Quân và dân đều sẵn sàng bảo vệ từng tấc đất của Ukraine.
Trên thế giới và cả ở Việt Nam đã trải qua bao nhiêu cuộc chiến để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, đất nước Ukraine cũng vậy dù trong bao nhiêu năm qua người dân Ukraine đã bị truyền thông bịt mắt bịt tai. Những lợi ích từ vật chất làm lu mờ về lòng ái quốc nhưng khi có giặc ngoại xâm lòng yêu nước tinh thần tự tôn dân tộc lại bừng bừng cháy, nó luôn tồn tại trong từng cá thể vâng đó là Mầm Sống.
Đất nước Ukraine đang trải qua cuộc chiến vệ quốc. Cuộc chiến oanh liệt và tự hào làm tôi nhớ lại bản tuyên ngôn đầu tiên của Việt Nam
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời
Bài gốc ở đây
Tham gia thảo
luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment