Gần đây chúng
ta cứ nghe “nợ công”, “nợ công” – vậy “nợ công” là cái gì vậy? Mình không phải
là nhà kinh tế, càng chẳng biết gì về kinh tế, nhưng cái mà được xã hội quan
tâm nhiều thì cũng phải cố mà hiểu, chứ không nhẽ bỏ thế mà không hiểu à?
Xong đối tượng
nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: là “lô-ghích” nôm na kết hợp với thông tin
công khai trên báo chí. Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính có cả một mục
là “Thông tin nợ công” (trống rỗng, không có thông tin nào), nhưng nếu gõ từ
khóa mà search trên Google thì được khoảng 1.020.000 kết quả (0,44 giây), trong
đó có nhiều thông tin trên các trang báo điện tử chính thống.
Do đó “nợ
công” cũng là chuyện không nói không được.
Năm ngoái người
ta xôn xao chuyện Chính phủ Hoa Kỳ bị đóng cửa, vì hết tiền tiêu. Họ cũng “nợ
công”, và nếu chỉ nghe trên truyền thông Việt Nam ta (chính thống) thì luôn
luôn có cảm giác rằng “đấy, đến Chính phủ Mỹ còn vỡ nợ, còn nợ công…” nghe mà
yên tâm luôn.
Hiểu nôm na
nhé, nếu như chúng ta thuê một người quản gia theo phương án trả lương trọn
gói, tự ăn tự uống trong tiền lương, chỉ có làm quản lý công việc gia đình chi
tiêu cho ta thôi. Mọi việc có vẻ bình thường, đùng cái tháng này ông ấy báo, em
không thể làm việc được trong nửa tháng còn lại vì em tiêu hết tiền tháng này rồi,
từ giờ đến cuối tháng em sẽ nhịn đói để làm việc. Như vậy, hoặc là để đảm bảo sức
khỏe cho bố trẻ, chúng ta sẽ phải ứng trước tiền lương tháng sau cho bố trẻ đó…
và nếu anh chàng ban đêm không về nhà mà đi “họp tá lả” chẳng hạn… thì không ai
có thể ứng trước tiền lương được mãi. Hoặc giả, anh ta không phải ăn tàn phá hại
như thế, nhưng nhà có người ốm, hoặc có 4, 5 cháu đang tuổi đi học… đầu năm
đóng góp nhiều… “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, tháng sau cân đối được thì mọi
chuyện lại chạy bon bon…
Khoản tiền cứ
vay trước để tiêu như thế, thì là “nợ công”. Ở các nước thì Chính phủ với đúng
bản chất của nó, là người làm thuê, được nhân dân thuê quản lý xã hội theo “khế
ước xã hội” (dân luật thường được giới thiệu đọc cuốn này “Du contrat social” của
Jean-Jacques Rousseau.) Nền kinh tế các nước tư bản có đặc điểm là tỷ trọng
kinh tế Nhà nước rất thấp, ngay cả công nghiệp quốc phòng hay nghiêm trọng như
năng lượng nguyên tử, công nghệ vũ trụ… cũng toàn là các tập đoàn công nghiệp
tư nhân đảm nhiệm, Nhà nước có thể có sở hữu một phần bằng cách mua cổ phiếu của
các doanh nghiệp đó… việc can thiệp vào điều hành doanh nghiệp do đó cũng theo
luật về sở hữu doanh nghiệp chứ không phải mệnh lệnh hành chính.
Ta thì ngược
lại, thay vì từ tập đoàn kinh tế tư nhân được Nhà nước mua cổ phần, ta cổ phần
hóa doanh nghiệp Nhà nước, và vận hành doanh nghiệp đó vẫn theo kiểu mệnh lệnh
hành chính. Ta càng ngược lại khi “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
khi mà các tập đoàn kinh tế Nhà nước chiếm vai trò chủ đạo. Chính những ông lớn
này đi vay tiền nước ngoài để đầu tư, trong đó có vai trò bảo lãnh của Chính phủ,
nghĩa là doanh nghiệp thì vay tiền, nhưng Chính phủ, suy cho cùng, là nhân dân
trả nợ. Như vậy, thứ nhất, “nợ công” của ta, có cả tiền đầu tư cho các dự án sản
xuất kinh doanh của các “ông lớn Nhà nước nắm đấm sắt”, hiệu quả như thế nào
chúng ta chẳng cần bàn ở đây.
Ông Lê Đăng
Doanh đưa con số, sau gần 30 năm cải cách kinh tế (từ 1986 đến nay), sản xuất của
Việt Nam giảm 20 lần (từ chiếm 60% xuống chiếm 3% tỉ trọng nền kinh tế) – nghĩa
là hiện nay chúng ta có một nền kinh tế hầu như không sản xuất, mà đã không sản
xuất có nghĩa là (1) tăng trưởng ảo (2) đi vay đầu tư vào những sản phẩm ảo như
thị trường chứng khoán (thật nghịch lý nhẽ ra thị trường chứng khoán là kênh
huy động vốn cho sản xuất kinh doanh thì ở ta trở thành chỗ móc túi nhau) hay bất
động sản, nghĩa là đầu tư không sinh ra giá trị và (3) đi vay để ăn, với đúng
nghĩa đen của từ đó.
May mà Việt
Nam ta còn sản xuất được gạo, một số nông sản khác… nhưng tỷ trọng trong nền
kinh tế của những sản xuất đó, cũng như hiệu suất không cao.
Do đó nếu nói
“nợ công” của ta nay chiếm bao nhiêu bao nhiêu đó, có thể chưa cao so với các
nước khác, thì của người ta là bình thường, còn của ta, là nguy ngập lắm rồi đấy.
Tham khảo: Toàn
cảnh nợ công của Việt Nam (Vnexpress) tại đây
No comments:
Post a Comment