Bài viết tiêu
đề gốc "Nhìn lại thế giới năm 2014" viết xong từ cuối tháng 11/2014
theo yêu cầu tiến độ và được Biên tập viên báo Nhân Dân đặt lại tên.
Hợp đồng khí
đốt Nga – Trung Quốc đòi hỏi một đường ống dẫn khí trị giá lên tới 80 tỷ đôla Mỹ,
và nếu chọn đường ngắn nhất tại điểm biên giới Nga Trung qua Tân Cương, quá rủi
ro cho Trung Quốc vì điều kiện an ninh bất ổn tại đây. Còn nếu đường ống được
xây dựng dọc theo đường sắt xuyên Siberia xuống vùng Viễn Đông của nước Nga,
thì nó quá dài, chi phí tốn kém và thời gian xây dựng hoàn toàn không nhanh
chóng. Nước Nga chưa dễ dàng rời bỏ thị trường khí đốt Châu Âu, và vẫn
buộc phải
bán khí đốt với giá thấp. Đây là một thử thách quá lớn với nền kinh tế Nga vốn
dựa phần lớn vào khai thác tài nguyên năng lượng hóa thạch. Mục tiêu của nước
Nga, ngoài việc ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO, còn là bảo vệ hai con đường xuất
khẩu dầu mỏ và khí đốt quan trọng sang Châu Âu: Biển Đen và Baltic. Diễn biến mới
nhất, ngày 1 tháng 12 Tổng thống Putin thông báo dừng dự án đường ống khí đốt
“Dòng chảy Phương Nam” qua Biển Đen sang Nam Âu, nhiều khả năng điều này cho thấy
bước đầu, nền kinh tế Nga sẽ khó khăn và thiếu vốn, đồng thời cũng sẽ là một
con bài chưa rõ ràng trong ván cờ Ucraina của nước Nga. Chúng ta hãy chờ xem.
Xin đừng quên
Hoa Kỳ với cuộc chiến mới phát động chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở vùng
biên giới Iraq – Syria, những gì xung quanh cuộc chiến này còn chưa thể đánh
giá được một cách rõ ràng, nhưng không loại trừ mục tiêu của Hoa Kỳ là bảo vệ
các giếng dầu ở vùng này và xa hơn, nhằm vào chế độ của Tổng thống Syria Bashar
al-Assad. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mặc dù là nước sản xuất dầu mỏ lớn
nhất thế giới, nhưng Hoa Kỳ vẫn cực kỳ quan tâm đến vùng rốn dầu Trung Đông. Tổng
thống Barack Obama vẫn đang bị mang tiếng là quá hiền lành, nhưng với cái tác động
lặng lẽ bằng vũ khí dầu mỏ đang có hiệu quả với nước Nga, lại chưa có được kết
quả rõ rệt trong cuộc chiến chống IS. Điều này thể hiện rõ trong thất bại của Đảng
Dân chủ trước Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ giữa nhiệm kỳ vào
dịp cuối năm 2014 này. Thắng lợi này của Đảng Cộng hòa, sự thất thế của Đảng
Dân chủ và cá nhân Tổng thống Obama làm người ta đi đến một dự đoán rằng Hoa Kỳ
sẽ có những thay đổi đáng kể về chính sách đối ngoại, theo hướng cứng rắn hơn.
Thế giới của
năm 2015 chưa chắc đã yên ổn hơn năm 2014, nhưng tất cả các nước, nhất là các
cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân đều hiểu nếu sự việc không được kiềm chế đi
quá giới hạn, hậu quả sẽ là khủng khiếp không thể cứu vãn. Đồng thời xin nhắc lại
rằng không ai có thể sống đơn độc thiếu người khác, tình hình khủng hoảng Ukraine
– Nga – Phương Tây, dần dần cũng sẽ phải đi đến giải pháp và giảm dần căng thẳng
nhưng Ukraine cũng khó có thể gia nhập được NATO và EU trong thời gian gần. Hoa
Kỳ để cùng các nước OPEC duy trì sản lượng dầu mỏ giữ giá ở mức thấp như hiện
nay (ngoài việc thị trường tiêu thụ trong nước của Hoa Kỳ hưởng lợi) Hoa Kỳ chắc
chắn phải có thỏa thuận bù đắp cho các nước này, và tình trạng đó cũng không thể
kéo dài mãi. Ngược lại, nếu giá dầu mỏ cứ tiếp tục duy trì ở mức thấp như hiện
nay, hoặc thậm chí thấp hơn, kinh tế của nước Nga sẽ nguy ngập. Dự trữ ngoại tệ
của Nga vào thời điểm cuối năm 2013 là gần 500 tỉ đôla Mỹ thì vào thời điểm cuối
năm nay, đã sụt giảm còn 370 tỉ đôla, giảm 20% (Nguồn: Bank of Russia, theo IMF
thì con số này đạt 396 tỉ đôla vì còn được tính thêm một số tiêu chí khác nữa).
Khả năng can thiệp sâu hơn của nước Nga vào các vùng li khai Đông Ukraine, hoặc
kịch bản sáp nhập kiểu Krym hoặc xa hơn nữa, tấn công quân sự vào Ukraine, đều
khó có thể xảy ra.
Với Trung Quốc,
có thể có những điểm khác biệt. Thế giới (và thậm chí trong nội bộ) càng bất ổn,
Trung Quốc càng trở nên hoạt bát hơn. Về đối nội, Trung Quốc đẩy mạnh hiệu quả
chống tham nhũng bằng tiếp tục truy tìm những quan chức đã bỏ trốn ra nước
ngoài (“săn cáo”). Về đối ngoại, Hải quân Trung Quốc chưa có khả năng vươn tới
những “vùng nước xanh”, do đó để góp phần đối phó với các vấn đề trong nước như
bạo loạn, biểu tình… khả năng họ vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ở biển
Đông. Và nếu tình hình diễn tiến theo chiều hướng đó, thì nó sẽ đòi hỏi Việt
Nam chúng ta vẫn phải tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra “vừa hợp tác, vừa
đấu tranh”, và mức độ thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đoàn kết
trong nước và khả năng quốc tế hóa giải quyết tranh chấp đến đâu.
Thế giới của
năm 2014 đánh dấu sự quay trở lại của dịch Ebola sau 40 năm im hơi lặng tiếng,
đồng thời nhiều dịch bệnh tưởng chừng đã cũ, nay tiếp tục tấn công con người bằng
những thể virus mới. Cuối năm, bệnh dịch hạch “bệnh dịch bị lãng quên” vốn là
sát thủ giết chết hàng trăm nghìn người vài thế kỷ trước, tái xuất hiện. Ngoài
nguyên nhân virus có khả năng thích nghi và thay đổi trước thuốc men, vắcxin của
con người, thì những biến thể kỳ lạ còn do sự ô nhiễm nghiêm trọng của môi trường
và biến đổi khí hậu. Hoa Kỳ lâu lắm mới có một đợt tuyết rơi dày trong những
ngày đầu mùa đông 2014. Tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên đến cạn kiệt,
lạm dụng năng lượng hóa thạch và cả bom đạn chiến tranh… đều là những nguyên
nhân trực tiếp và gián tiếp tiếp tục dẫn đến những thảm họa thiên nhiên, mà chắc
chắn trong tương lai còn nhiều diễn biến phức tạp và khốc liệt.
Năm 2014 cũng
là năm nhân loại phấn chấn vì ngày 13 tháng 11 con tàu vũ trụ Rosetta đưa chiếc
rôbốt Philae lên thám hiểm sao chổi
67P/Churyumov-Gerasimenko, một công trình vĩ đại: dự án được bắt đầu
cách đây 25 năm, tàu phóng cách đây 10 năm và nó đã phải bay 6 tỉ kilômét để bắt
kịp một sao chổi bay với vận tốc 18 kilômét một giây. Có 2000 người làm việc
cho dự án tốn 1,3 tỉ Euro. Thế giới đã thay đổi chóng mặt nhất là về công nghệ
và do đó ảnh hưởng ghê gớm đến mối quan hệ giữa con người với nhau và cả các cộng
động người. Điều đó đòi hỏi mỗi người trong số chúng ta, mỗi quốc gia… đều phải
nghiêm túc nhìn nhận chính bản thân mình sẽ phải làm gì để thích ứng và có một
cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đọc lại phần 1 tại đây
Đọc lại phần 1 tại đây
Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment