Nghe văng vẳng
tivi nhà ai mở đoạn giới thiệu chương trình “Sinh viên Sài Gòn thời hoa lửa”
trên VTV1, không chắc có nghe nhầm tên chương trình hay không, nhưng đến khi
nghe đoạn nhạc lồng vào bài hát “Tự nguyện” rất hay, lại thấy thú vị. Nghe rõ
ràng giọng nam ca sỹ “Nếu là Người tôi sẽ chết cho quê hương.”
Điều này chắc
ít người còn nhớ - cách đây trên dưới 30 năm có vở ca kịch cả lương hay kịch miền
Nam gì đó, tên là “Tìm đến một bài ca”. Người nhạc sỹ nhân vật chính của vở kịch
chuyên sáng tác nhạc ủy mị “sến súa Sài Gòn”, mà bài hát nổi tiếng nhất là “Hoa
buồn”: “Anh đã cho em một cánh hoa buồn, một ly rượu tràn đầy vị đắng cay, một
ngày nào đó anh sẽ cho em một kiếp đọa đầy…” rồi trải qua những biến động dữ dội
về nhân sinh quan; thế giới quan của người nhạc sỹ trở thành thế giới quan Cách
mạng. Anh bỏ không tiếp tục sáng tác những bài hát “sến súa” nữa mà trở thành
người đi đầu trong phong trào học sinh sinh viên phản chiến, đấu tranh chống cuộc
chiến tranh đã kéo dài gần 20 năm trên nửa miền Nam của đất nước. Từ những vần
điệu, nét nhạc đầu tiên, anh sáng tác thành một bài hát bất hủ của phong trào học
sinh sinh viên miền Nam, bài “Tự nguyện”:
“Nếu là chim,
tôi sẽ làm loài bồ câu trắng
Nếu là hoa,
tôi sẽ làm một đóa hướng dương
Nếu là mây,
tôi sẽ làm một vầng mây ấm
Là người, tôi
sẽ chết cho quê hương…”
Nhưng hồi đó,
khi xem vở cải lương (hoặc kịch), ở Miền Bắc các cô, các chị lại ấn tượng cả về…
sến súa, rủ nhau chép bài hát “Hoa buồn” vào sổ tay và ngâm nga. Chị hàng xóm
nhà mình, nhân vật chính trong “Xúc phải thằng quân khu”, suốt ngày rên rỉ nỉ
non cái bài đó.
Bây giờ lên mạng
mà tìm bài “Hoa buồn” sẽ tìm thấy nó nằm ở chương 7 chuyện “Ngõ vắng mênh mông”
của Hoàng Thu Dung, nhưng tác giả của chuyện không nói rõ nó ở đâu, của ai. Chỉ
có mấy câu trên đây mà thôi, bây giờ nhớ mang máng mà viết lại có khi lại có
bác nào đó nhớ ra thì sao?
Thực tế bài “Tự
nguyện” của bác Trương Quốc Khánh (1947 – 1999), thông tin cụ thể thêm về tác
giả đề nghị bà con hỏi bác sỹ Gugờ. Nhìn chung bài hát hay, trong sáng của chủ
nghĩa ái quốc, rất tuổi trẻ.
Chuyện “Nếu
là người.” Không hiếm người hát “Nếu là người,” chẳng riêng gì chú ca sỹ vừa
hát trên VTV kia. Vậy thực tế “Là người” và “Nếu là người”, cái nào đúng, cái
nào sai? Đại đa số theo phương án “Là người,” và nghe “Nếu là người” sẽ hi hí
cười mà rằng “Tác giả đang là người hẳn hoi còn nếu nếu cái giề. “Nếu là người”
thế hóa ra tác giả chưa phải là người à?” Hoàn toàn có lý.
Nếu cho rằng
“Nếu là người” do hát nhầm, thì thực ra nó đã đảm bảo tính quy luật của đoạn ca
khúc: bốn mệnh đề “nếu,” thiếu đi cái cuối cùng, làm người hát nhầm là bình thường.
Nhưng nếu ngẫm
kỹ “Nếu là người” thì sao? Nếu, (hừm, lại nếu rồi) – nếu chúng ta hiểu “Chắc chắn
tác giả là người rồi, không hỏi lằng nhằng vì đó là logic, và đã là người rồi,
thì “chết cho quê hương” cũng là một mệnh đề được tác giả xác định chắc chắn –
sẽ hy sinh thân mình cho quê hương, khỏi lăn tăn.” Chữ “nếu” ở đây không còn là
mệnh đề “IF” nữa, mà là mệnh đề khẳng định một điều chắc chắn sẽ xảy ra trong
tương lai, như trong tiếng Anh chẳng hạn, nếu có một sự việc chắc chắn sẽ xảy
ra, sắp sửa xảy ra đến nơi rồi và điều đó là tất yếu nếu như không có cái gì
can thiệp vào, người ta phải dùng thì “tương lai gần.”
“I’m gonna
die for my country” – đó là điều chắc chắn, không nghi ngờ. Đó là tâm thế của
người chuẩn bị bước vào một cuộc đấu tranh mà chưa chắc đã có cơ hội trở về. “Nếu
đã được làm người rồi” – “Một khi đã là người”… nhiều cách nói, cùng một nội
dung xác định.
Vì thế, phải
chăng cả hai “Là người” và “Nếu là người” đều hợp lý?
Còn với Phật
tử thì “Nếu là người” lại rất triết học. “Kiếp sau xin chớ làm người: Làm cây
thông đứng giữa trời mà reo” – Nguyễn Công Trứ đã cảm khái viết như vậy, như thấm
được nỗi khổ của kiếp người, như mong muốn được làm cái cây, ngọn cỏ, bất khuất
mà thanh cao, đứng thật cao giữa nắng và gió, chẳng nhiễm mấy bụi trần, khỏi vấn
vương tham sân si.
Mấy năm trước
“một ông anh” ngấm cái sự vô thường của cuộc sống, lập ra mội cái quỹ bằng uy
tín của mình thu hút được rất nhiều những tấm lòng hảo tâm, làm được nhiều điều
tốt đẹp cho trẻ em miền núi, vùng cao còn nhiều nghèo khó. Đó là sự dấn thân đến
điều tốt đẹp của con người, bước đầu bỏ lại những vấn vương của cuộc sống. Làm
từ thiện, công tác xã hội, dù chỉ là bước đầu, rất thấp của tu tập, nhưng là bước
quan trọng ai cũng phải đi qua.
“Thân người
quý lắm”, nếu kiếp sau có còn lại được làm người, xin hãy sống hết mình cho quê
hương, cho đồng bào và rộng hơn, cho chúng sinh. Và bài hát “Tự nguyện”, dù giản
dị, nhưng vẫn rất hay và đầy sức sống là như vậy. Khi cần chết, sẵn sàng chết,
nhưng bình thường phải sống hết mình và đầy ý nghĩa, vậy thôi.
Ảnh minh họa trong bài là hai tấm ảnh hiếm hoi tìm thấy trên internet của nhạc sỹ Trương Quốc Khánh.
Tham gia thảo
luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment