Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Saturday, August 16, 2014

Có thể chúng ta chưa để ý… thì bây giờ để ý! – 3


Một. Nếu lấy hai quả trứng to tương đương, một quả luộc chín, còn một quả, thì cứ để sống như thế. Đặt lên bàn, đầu to xuống dưới, quay hai quả đó như ta chơi con quay ngày xưa ấy mà, thì sẽ thấy hai quả đó quay khác nhau. Đó là do quả chín đã có cấu trúc bên trong đặc lại rồi, nên nó quay ổn định hơn và lâu hơn, còn quả kia thì lắc lư hơn và cũng chóng dừng lại hơn, vì bên trong nó lỏng, lòng trắng lòng đỏ cũng chuyển động cùng và chính điều này hạn chế sự chuyển động tổng thể của quả trứng.

Hai. Người ta phát hiện ra rằng với những võ sỹ Quyền Anh, dù là “nghiệp dư”, tức là đội mũ bảo hiểm mềm chống chấn thương đầu, mặt… nhưng vẫn đầy những chấn thương bên trong của bộ não. Là do bộ não thì mềm như cái ruột quả trứng (có rắn hơn một chút, cỡ… đậu phụ), mỗi lần chịu một đòn vào vùng đầu – mặt, cái đầu chuyển động và bộ não cũng chuyển động, đập vào vỏ não, gây nên chấn thương và để lại rất nhiều những di hại về sau.

Ba. Năm ngoái mình bị tai nạn, với mô tả lại thì nhiều khả năng dính vào cột sống hoặc gãy xương sườn. Bác sỹ không cho ngồi dậy hoặc đứng dậy, mà phải nằm, cố định xong cột sống, nhất là cái cổ, rồi mới nhấc lên đặt vào cáng (mà cũng phải đúng kỹ thuật). Có lần chứng kiến một chú tây chạy xe môtô to lắm, bị ngã xe nằm im. Chỉ dưới năm phút, xe cấp cứu đến, họ không làm gì chú ta cả, mà lựa nới áo giáp môtô và lùa vào lưng chú ta một cái máng nhựa có quai dính, bó chặt lại rồi mới đưa lên cáng.

Hôm cái máy bay trực thăng rơi trên Hòa Lạc, trên mạng xuất hiện một tấm ảnh chụp từ trên cao (như từ nóc nhà ấy), cảnh đang cấp cứu, một người thanh niên gần như không mặc gì nằm ngửa trên mặt đất… Cái gọi là “cộng đồng mạng” ào ào như sôi, chửi rủa là sao không kiếm cái gì cho người ta nằm, hoặc sao không nhấc người ta lên… Lại có nhiều vụ tai nạn xe máy đi ngoài đường, người bị nạn đang nằm, bà con tốt bụng hô: “Nhấc người ta lên xem có sao không?”.

Theo ý kiến của một số bác sỹ, trường hợp tai nạn không được manh động, nếu chấn thương vào cột sống, nhất là đoạn cổ, nhấc huỵch cái lên, vớ vẩn gẫy cổ chết ngay. Chửi rủa thì cũng phải hiểu biết là thế.

Bốn. Trong họ hàng có một ông vai cậu, hồi Nhà nước bắt buộc đội mũ bảo hiểm, ông ấy bảo, khéo đội cái mũ bảo hộ lao động cũng được và bảo vệ bằng được ý kiến của bản thân. So với mũ bảo hiểm đi xe máy, mũ bảo hộ lao động có vỏ có quai, nhưng không có lớp xốp, và cũng không bám chặt vào đầu. Nó chỉ có tác dụng chống lại cái gì rơi vào đầu thôi, còn nếu đội nó mà đi xe máy, ngã đập đầu xuống đất thì chính nó lại va đập vào đầu của ta mà gây chấn thương. Nhiều người mua cái vải rằn ri bọc mũ bảo hộ lao động vào, đội nhung nhăng đi ngoài đường, nhìn biết ngay. Đối phó công an là chính.

Bốn_chấm_một. Nhờ bạn người nước ngoài (Phớp) mua mũ bảo hiểm ở bển xách về, nó hỏi đi hỏi lại đường kính đầu bao nhiêu xăngtimét để mua cho vừa. Đội mũ bảo hiểm không vừa khít, là không được. Chật quá đội khó chịu lắm, còn đội rộng, không có ý nghĩa gì cả trong việc bảo vệ cái “vỏ trứng”.

Bốn_chấm_hai. Sáng nay ông thượng tá, đội phó đội cảnh sát giao thông thành phố Nha Trang phát biểu về tình hình gia tăng tai nạn giao thông liên quan đến xe máy. Ngoài thống kê các lỗi, ông ta nói một điều đáng chú ý: “Phần lớn các tử vong đều do người đi xe máy đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, ngoài việc nó không bảo vệ được đầu, lại còn vỡ và mảnh vỡ cắm vào đầu gây chấn thương.”

Năm. Trái đất của chúng ta có đường kính chỗ to nhất vào khoảng 12.715,43 kilômét, trong đó vỏ trái đất là một thể rắn toàn những đất với đá, chỗ dày (núi non cao nguyên) bù chỗ mỏng (đáy đại dương…) thì độ dày trung bình khoảng 60 kilômét, nghĩa là so với bán kính trái đất, vỏ trái đất chiếm khoảng 1% về độ dày. Bên trong trái đất là thể lỏng, sôi sùng sục, cứ vào sâu trong lòng trái đất 1 kilômét, nhiệt độ tăng lên 20 độ C, đến tâm trái đất, nhiệt độ là khoảng 5700 độ C gì đó. Chỉ có cái lõi trong cùng của trái đất là rắn (đó là nghiên cứu của khoa học đồ rằng như thế, cứ cụ thể thế nào còn chửa có biết), còn thì toàn là lỏng cả. Cái khối chất lỏng bên trong lòng trái đất vẫn đang chuyển động và chuyển động của chất lỏng đó tựa như tố lốc trong khí quyển trên trái đất.

Năm_chấm_một. Như thế là trái đất y hệt như một quả trứng, nhưng mà chưa luộc, kể cả về cấu trúc lẫn tỷ lệ các thành phần. Cái khối chất lỏng sôi sùng sục đó hoàn toàn có thể tìm những lỗ thủng “mụn nhọt” trên vỏ trái đất mà phun lên, đó là núi lửa. Đồng thời cái “vỏ trứng” nó cũng không yên, cựa quậy thường xuyên. Các trận động đất là một ví dụ. Đường Sơn đại địa chấn, Trận gần đây ở Tứ Xuyên, Việt Nam năm nay có trận ở Sơn La…

Năm_chấm_hai. Các nhà khoa học Nga cách đây mười mấy năm, phát hiện ra rằng, bom đạn của con người, nhất là trong giai đoạn công nghệ cao gần đây, cũng là nguyên nhân gây ra động đất. Ví dụ như, bom Mỹ ở Vùng Vịnh gây ra động đất ở Pakistan… hoàn toàn có thể tin được, bom rung đất, sóng địa chấn đi sâu vào trong lòng trái đất, rồi các khối chất lỏng rung động nữa… nó truyền đi xa; mà sóng thì còn có cả tính chất cộng hưởng mà tăng dần biên độ mà mạnh dần lên, thế là đến một chỗ nào đó, tổng hợp các loại “nhân duyên” mà gây ra động đất.


Năm_chấm_ba. Như thế hiện nay chúng ta đang sống trên cái vỏ của quả trứng mỏng tang, và hoàn toàn có khả năng “dính chưởng”. Việc tại sao có thảm họa thiên nhiên, và nó rơi vào đâu… điều này chắc chỉ có Trời Phật mới biết. Đại khái là nếu tai nạn giao thông cho một người nào đó, là “biệt nghiệp” thì thiên tai chết nhiều người, là “cộng nghiệp”. “Cộng nghiệp” của một cộng đồng là nặng khi đa số còn tham sân si, gây nhiều tội lỗi, nhất là nghiệp sát… trong đó tội lỗi của các lãnh đạo ra lệnh chiến tranh, oanh tạc, tiêu diệt… cũng là một nguyên nhân lớn. Không nước nào tránh được, đến Hoa Kỳ còn dính bão Catrina nữa là.

Sáu. Nhắc đến “tạo nghiệp sát”, đừng nghĩ là “chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc” hay “chính nghĩa” hay “bảo vệ cuộc sống bình yên”; “chống lại tội ác”… là không tạo nghiệp. Việc “tạo nghiệp sát” không phân biệt chính nghĩa hay phi nghĩa, chính xác, “chính nghĩa” hay “phi nghĩa” chỉ là sản phẩm của ý thức hệ. Ông Obama ra lệnh oanh tạc vùng ly khai ở Iraq, ông ấy bảo và cả Chính phủ Iraq bảo đó là “chính nghĩa”, nhưng vẫn là giết người, dù những cái người bị giết ấy, theo họ và thậm chí, theo phần lớn mọi người, là những “người xấu”.

Bảy. Nhắc đến “tạo nghiệp sát”, nên cũng cần hiểu là con người quen gọi “động vật có ích, có hại…” – thực tế, con mối con chuột, nó sinh sống trên trái đất bình đẳng với con người về quyền sống. Vì thế những nghề nghiệp như diệt mối, gián chuột… là tạo nghiệp sát nặng luôn. Trừ phi bị nó “rơi vào đầu” không tránh được, còn thì nếu có điều kiện chọn nghề khác, thì nên tránh không đâm vào những nghề đó vì phúc đức của chính bản thân mình.

Đến đây sẽ có câu hỏi, tại sao Phật giáo ở Thái Lan “được coi là” quốc đạo với 95% dân số theo, nhưng ngành nông nghiệp chăn nuôi phát triển thế? – chuyện này mình chưa đủ thời gian suy nghĩ thấu đáo, xin để dành đến một dịp khác.


Tám. Nhắc đến “cộng đồng còn tham sân si” và “chọn nghề”; thì những công việc như “đầu cơ chứng khoán ở Việt Nam” “đầu cơ bất động sản” và gần đây là “vàng ngoại tệ” (“đầu cơ” chứ không phải là “đầu tư” đâu nhé), thì xét về tổng thể, không tạo ra giá trị cho xã hội. Không chỉ “không tạo ra giá trị”, những trò “đầu cơ” đó còn tuân theo quy luật “bảo toàn và chuyển hóa giá trị”, tiền không tự dưng sinh ra cũng không dự dưng mà mất đi, nó chỉ chuyển từ người này, sang người khác. Khi có những người phất lên ghê gớm, thì cũng có những người mất tiền đi, thậm chí thua lỗ và nợ nần, dẫn đến những hệ lụy xã hội khôn lường: tự tử, nợ nần đâm chém, con cái nheo nhóc, tội phạm gia tăng… đừng nói là “tôi không trực tiếp gây ra không làm sao…” đã nói rồi, tạo nghiệp thì người phàm có thấy đâu, nhưng đã tham gia, là tạo rồi, không phải nghĩ bàn.


Đó, chúng ta đang sống trong một cái cõi vừa mong manh, vừa hỗn độn và đầy tai họa như thế, mà vẫn còn u mê tham luyến tiền tài (tham), giận họ Tập đưa giàn khoan mà nổi điên mong bão tràn vào giết hết dân Trung Quốc (sân), không nhận ra chúng sinh bình đẳng ai cũng như ai (si)… Tổng thể một xã hội nhiều người nhận thức tiến bộ thì đỡ, còn u mê chiếm đa số, tai họa sao tránh khỏi…

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

No comments:

Post a Comment