Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, August 28, 2014

Ôn tập tí ti về triết học

Hồi học đại học, với hầu hết mọi người, triết học là môn học “khoai”, “xương xẩu”, học khó vào, và thi cử là một thảm họa. Mình cũng vậy, bắt đầu học triết cũng thấy thế - trong khi ông bạn thân ngồi nghe thày giảng mồm cứ há hốc ra, nuốt ừng ực từng lời của thày. Một phần vì hồi đó cậu ta nghiên cứu “Nho nhe”, phần khác (phần này là nghi ngờ thôi nhé), hắn ta đang yêu, và ngồi cạnh bạn gái trong lớp thì có khi phải lấy le bằng… triết học, he he…

Ngay cả khi ngồi “đàm đạo” với các sinh viên chuyên ngành triết học, mình cũng thấy rất… ong thủ. Ông nào giỏi, nói y như sách, hỏi cái gì, tuôn ra cái í, làu làu, làu làu… và nếu hỏi cái khác, ông ta lại tuôn ra một đoạn khác trong sách. Kiểu “thày Gu-gồ” đó, bây giờ có internet tìm thông tin còn thích hơn. Còn những ông nào lơ tơ mơ (sinh viên lơ tơ mơ ở ta bây giờ hoàn toàn không hiếm) thì nắm triết học, không khác chúng ta là mấy. Nhìn chung là thất vọng.

Thế mà người ta cứ bảo “triết học là khoa học của các môn khoa học”. Học ốm xác, khó hiểu thấy bà nội mà khoa học cái gì chứ!

Về sau mình phát hiện ra, học triết học với sinh viên không chuyên ngành triết học như mình, khỏi cần học nhiều. Chỉ cần học kỹ phần “Những vấn đề cơ bản của triết học” là đủ, còn lại, đọc hiểu đến đâu tốt đến đó, đi thì thì… bịa. Thế mà điểm thi triết hơi bị cao, 7, 8 điểm là chuyện rất bình thường. Trên thực tế, với tất cả mọi người “không liên quan gì đến triết học”; cũng chỉ cần thế là đủ.

“Thế” là thế thế nào chứ? Vấn đề đầu tiên, thuật ngữ triết học là vấn đề “bản thể luận”, tức là vấn đề bản chất của thế giới. Nhưng trên thực tế, vì vấn đề này nó rất gần với “vũ trụ luận”, nên mình học lẫn cả đống đó vào nhau cho tiện, chẳng sao đâu vì đằng nào thì cũng không dùng mớ kiến thức đó để đi dạy cho ai cả, mà học để hiểu là chính. Chính trong cái “bản thể luận” ấy ta nhồi nhét được hàng đống vấn đề khác vào trong đó, ví dụ to đùng, to nhất là “vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau?” – thế không phải là chủ nghĩa duy vật (Marx chẳng hạn) chẳng đề xuất khởi nguyên của mọi thứ, trong đó có thế giới, và to hơn là vũ trụ chính là vật chất à? Rồi từ cái chuyện “vật chất ý thức” đó ta lại nghiên cứu tiếp vụ “thế nếu ông khác cho rằng ý thức có trước, thì có trước là có trước thế nào?” Sau đó là vấn đề “mối quan hệ của con người với thế giới” (mình vẫn dùng chữ “thế giới” để chỉ cho cả một khái niệm lớn hơn – “vũ trụ” nhé). Đại khái thế…

Đến đoạn này thì “hay à nha!”… Marx – Friedrich Engels – Lenin thì cho rằng ý thức là sản phẩm phát triển cao của vật chất, là “hiện thực khách quan được phản ánh lại vào trong một dạng vật chất phát triển cao là bộ não, thành ý thức”; thì cũng có nghĩa là, nếu con người chết ngoẻo củ từ, cái món “ý thức” cụ thể của người vừa chết đó, nó cũng chết nốt. Chỗ kẹt của ba ông này là ở chính cái vũ khí “duy vật biện chứng dựa trên những thành tựu của khoa học” (hồi đó là sự phát triển khá nhanh của các môn khoa học tự nhiên như toán học, vật lý, hóa học…), nên họ cũng khấp khởi dựa ngay vào một số thành tựu của khoa học về bản chất vật chất của thế giới, áp dụng thêm tư duy (siêu hình?) mà xây dựng nên cả một học thuyết triết học. Nhưng ngay sau ba ông đó, chính các nhà khoa học thiên tài của thế kỷ 20, điển hình là Einstein và sau này là Stephen Hawking, cảm thấy khoa học bị “vướng”. Khoa học nhìn chung thì cũng chỉ là nhận thức của con người thôi, do đó nó luôn luôn bị giới hạn, và những gì mà con người đã biết, nó bé một cách thê thảm so với cả một cái vũ trụ to khủng bố mà chúng ta không thể hình dung ra được. Theo Đức Phật thì con người chỉ có tri thức về thực tại. Con người bị chấp chặt vào tri thức đó, bị dính mắc và bị chúng điều khiển, do đó tạo nên khổ đau cho chính mình và cho nhân loại. Nào, ba ông râu ria thấy kẹt chưa?


Vậy nếu ý thức có trước thì sao nhỉ? Đại khái là chúng ta sẽ phải hình dung ra có một cái thứ “ý thức tuyệt đối” nào đó, vô hình, vô ảnh – không rõ nó như thế nào nữa, nhưng nếu xem phim thì Chúa Trời, Đức Allah, Đức Phật hay thần Zeus cũng đều do một ông diễn viên nào đó đóng (Gần đây nhất có ông Liam Neeson đóng vai thần Zeus) – nghĩa là con người vẫn cố hình dung về vị thần, trời của mình dưới một hình dạng con người có hình tướng cụ thể. Ơ thế nhỡ họ không như vậy thì sao? Rất có thể lắm chứ, khi nào họ “thị hiện” để cho người phàm chúng ta thấy, thì họ mới xuất hiện đẹp trai như Jim Caviezel (Phim “The Passion of the Christ” – Mel Gibson 2004) hay Keanu Reeves (“Little Buddha” – Bernardo Bertolucci 1993) với đầy đủ “ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp” (của Đức Phật) cho chúng ta cảm thấy gần gũi mà thôi.

Đây cũng lại vẫn nằm trong vấn đề cơ bản của triết học thôi – ý thức có trước, nghĩa là tồn tại ý thức tuyệt đối đó, dưới dạng Thượng Đế. Và Thượng Đế thì tạo ra vạn vật. Ba cái ông Marx – Friedrich Engels – Lenin thì phủ nhận luôn vụ này, dứt điểm rồi không phải nghĩ. Nhưng cũng chính đoạn này với nhiều người trong số chúng ta, không chú ý cũng dễ nhầm lẫn. Chúng ta nhầm lẫn trong các khái niệm thế nào là “vô thần”, “có thần”; trong mối quan hệ giữa con người và cái thế giới nào đó khác đang tồn tại ngoài cái lưng cong cong của trái đất mà chúng ta đang sống trên đó.

=>  Đạo Hồi như thế nào mình không biết, nhưng Thiên Chúa Giáo thì rõ ràng cũng giải thích con người có linh hồn, và Chúa thì có thể cứu rỗi linh hồn con người sau khi chết để về “nước Chúa”. Và theo mình hiểu, thì cả Allah lẫn Chúa Trời Thiên Chúa, đều có thể tác động đến con người, và do đó, các tín đồ cầu nguyện cho sự phù hộ đó.

=>  Theo Phật thì cũng tồn tại linh hồn con người dưới dạng “thần thức”, và tùy theo “nghiệp lực” của mỗi “người” (chữ người trong ngoặc kép để biểu thị, không phải là cái thằng người cụ thể đang ngồi gõ bàn phím này đâu, mà là cái thằng nó bao nhiêu kiếp trước và cũng là thằng nó ti tỉ kiếp sau này nữa, nếu có) mà anh ta hay chị ta lại tiếp tục đầu thai làm kiếp người, đọa địa ngục, thành ngạ quỷ súc sinh hay lên Niết bàn… tùy.

Mình nhận thấy hầu hết các bác nhầm lẫn giữa “vô thần” và “có thần” ở chỗ này – họ nhầm giữa việc “tồn tại một linh hồn” nghĩa là “có thần”. “Có thần”, như Thiên Chúa hay Allah tạo ra thế giới và tác động được vào con người, mới là “có thần”. Còn Phật giáo, một tôn giáo không công nhận và không thừa nhận có Thượng Đế, có thần, có linh hồn trường cửu hay “ý thức tuyệt đối” – do đó, Đạo Phật là “vô thần”.

Vậy Đạo Phật “vô thần”, là duy tâm hay duy vật? Không duy tâm cũng chẳng duy vật; vật chất và ý thức, cả hai cái đó có cùng một lúc, không phân biệt cái nào có trước, cái nào có sau. Tuy nhiên, cách tư duy của Đạo Phật trang bị cho chúng ta hết sức mềm dẻo, không có sự vật hiện tượng nào tồn tại vĩnh viễn và cái gì cũng sẽ thay đổi (“vô thường”). Ba ông râu ria Marx – Friedrich Engels – Lenin nhặt được của Hegel (Georg Wilhelm Friedrich Hegel 1770 – 1831) phép biện chứng mà quên rằng, Hegel là “biện chứng khách quan”, rất gần với Phật. Ba thập niên cuối đời mình, nhà bác học thiên tài Albert Einstein (1879-1955) dành thời gian để nghiên cứu về “Lý thuyết thống nhất giữa lực hấp dẫn và hiện tượng điện quang” (The Theory of unify gravitation and eletro-magnetism). Mặc dù bận rộn nghiên cứu và giảng dạy khoa học, nhưng ông Einstein vẫn dành thời gian nhất định để nghiên cứu triết học và tôn giáo, đặc biệt trong đó có Đạo Phật.  Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó.”

Đến đây khối bác hoạnh họe, thế người theo Phật làm sao mà phải lễ lạt cúng bái như thế? Xin thưa, Đức Phật không yêu cầu người Phật tử phải cầu xin Ngài cái gì cả, không cúng bái cũng được, chẳng sao. Với Đức Phật, tu học theo Ngài để “chứng Niết bàn” là “học và làm theo chánh pháp”, “làm lành, tránh ác”… còn chuyện cúng bái, không phải là lạy vị Phật “ở đâu đó” mà chính là một phép thực hành hướng tới vị Phật trong tâm mình, vậy thôi – và điều đó là cần thiết với người theo học Phật (tu học mà không đọc kinh sách, không thực hành nghi lễ thì làm gì chứ?).

Đó, vị Phật là ở trong tâm mình, chính là tu học làm sao mình có được một cái tâm thanh tịnh, trong mọi chuyện không khởi tham, sân, si, mạn, nghi, ba cái tri kiến vớ vẩn cũng không nốt… làm càng nhiều việc thiện, tránh càng nhiều việc ác; Niết bàn cũng trong tâm của ta là như thế.

Đến đây thì mình chẳng còn lăn tăn gì cả, cứ thế mà tiếp tục tu học thôi.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

No comments:

Post a Comment