Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, August 13, 2014

Vụn vặt 30 – “Thoái hóa đốt sống cổ”

Một. Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh không thể tránh khỏi, nhất là dân bàn giấy. Nhìn chung các bác sỹ bảo chẳng bao giờ khỏi cả, chỉ có “chung sống với lũ”, làm thế nào mà làm cho nó đỡ đau đi thôi. Các cách đối phó với nó thì nhiều: mát-xa, bấm huyệt, châm cứu, thủy châm… và quan trọng hơn là thay đổi lối sống: tăng cường vận động đúng mức, thay đổi tư thế thói quen làm việc…

Thể dục buổi sáng có động tác vận động cái cổ để làm trơn tru các khớp đốt sống, tăng cường tuần hoàn… lúc bị đau cổ rồi mới “giá mà…”. Chơi thể thao có vẻ không hề ngăn chặn được vụ này, bằng chứng là thấy mấy ông bác sỹ cấm bệnh nhân tập chạy mà lại khuyên đi bộ. Hơn nữa, mình vẫn chơi thể thao mà thoái hóa vẫn thoái hóa. Không biết nếu từ bé tập thể dục sáng đúng bài đều đặn tình hình có cải thiện hơn chăng? Viết lên đây có khi xin được ý kiến chỉ giáo quý báu còn hướng dẫn “thế hệ kế cận”.

Hai. Khiếp nhất mấy ông lang vườn, cứ hăm he bẻ cổ người ta. Có người đã từng bị gãy cổ gần chết rồi. Với cái lưng cũng thế, chưn to oành đúng của dân vùng chiêm trũng, đen xì xì, bửn ơi là bửn, giẫm lên lưng bà con, đi đi lại lại. Tiền mất, tật mang, lợn lành thành lợn què.

Ba. Thoát vị đĩa đệm thì mổ mà thay đĩa đệm, thấy nhiều người phải xử lý theo hướng này, ổn thỏa.

Bốn. Nên đi xem thi đấu tennis trên sân đều, có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ. Bà con cứ thử xem chương trình thể thao trong nước, quay phóng sự các trận tennis mà xem, buồn cười lắm. Camera lia lên khán đài (hai bên sân), thấy một giàn khán giả chứ quay đầu về hai phía, cực kỳ đều đặn. Không để ý thì không sao, để ý rồi, không nhịn được cười.

Năm. Một ngày, phát hiện mình là người Việt Nam điển hình, không chạy đi đâu được. Nói chuyện với ai, cái đầu cứ phải gật gù, ra chừng “tôi vẫn chú ý nghe” “tôi hiểu ý anh” còn nếu trong cuộc họp thì “nói được đấy!”. Ngược lại, nếu chúng ta nói chuyện với một người Việt Nam điển hình mà quên gật đầu, nhiều khả năng anh ta hỏi lại “Có đúng không?” “Phỏng ạ?”, mình không gật không được.


Chú / thým phóng viên “vê tê vê” mà “Dân hỏi bộ trưởng trả lời” lúc nghe Bộ trưởng trả nhời, cũng gật loạn tùng bậy cả lên, cổ trơn tru phải biết. Bà con cứ rình mà xem, không phải mình xin xóa bài này ngay! (Hi hi, đùa tí!)

Ngồi nói chuyện với ông tây, thấy thương ổng. Cổ ngây như phỗng thế kia thoái hóa đốt sống cổ sớm! Gật gù đi chứ! Xem ti vi Việt Nam mà quay cuộc họp nào đó, thấy cái giàn gật gù nó không đều được như khi xem tennis, nhưng cũng thuộc loại ác liệt. Chẳng biết có vào được câu nào trong đầu không, nhưng mặt mũi phải nghiêm trọng, cổ, phải gật gù. Vừa chứng tỏ đang “tập trung nghe giảng”, vừa chống thoái hóa đốt sống cổ…

Nhân tiện nói chuyện “Có đúng không?”, hôm nọ xem thời sự có ông Phó thủ tướng HTH, đi đâu thị sát cái gì chẳng nhớ, vốn dĩ vẻ mặt đã vênh vênh, lúc phát biểu chất giọng cũng cha chú ra phết, đã thế lại cứ hỏi lại “Có đúng không?”.

Giật mình, lúc nói chuyện chính bản thân mình cũng hay hỏi: “Có đúng không?”.

Thế nào, bà con thấy mình viết có đúng không?

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment