Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tuesday, March 4, 2014

Hỡi những mụ gái góa…


Cả thế giới nín thở xem tình hình Ucraina. Không lạ khi phần lớn người Việt Nam ta cùng về hùa với “lề phải” bênh những hành động của Nga tại Ucraina. Đã từ rất lâu người Việt Nam ta quen hướng về Liên Xô và nước Nga bây giờ chính là một thực thể được kế thừa những giá trị đó của Liên Xô. Tuy nhiên, tình cảm là tình cảm, công lý, vẫn phải là công lý.

Crưm trong tiếng Ucraina và tiếng Nga, Crimê là tiếng Pháp trong lịch sử đã từng là Công quốc Crimê; một bán đảo đã được giành đi giật lại rất nhiều lần dưới sự cai trị của những tộc người khác nhau: Mông Cổ có, Thổ Nhĩ Kỳ có… và quan trọng hơn cả, người Nga coi Ucraina là miền đất “lập quốc” của họ - “nước Nga Kiev”. Trong lịch sử cận đại – Crưm đã từng thuộc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Nga rồi lại được cắt về Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Ucraina từ 1954. “Thổ dân” xịn của vùng đất này, là người Tácta Crưm. Họ càng ngày càng trở thành thiểu số, nhất là vào thời kỳ sau Chiến tranh Vệ quốc năm 1945 Stalin đã bắt buộc họ di dân gần hết về các nước cộng hòa vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ.

Cả một lịch sử Liên Xô 70 năm, dân nói tiếng Nga đã có ở khắp mọi nơi trên các đất nước đó – một sự “đồng hóa” – nếu ác ý, có thể nói như vậy. Các thế hệ người sinh mới vào những năm 1980 của các dân tộc đó, rất nhiều người không còn sử dụng được tiếng mẹ đẻ của mình.


Một câu hỏi: tại sao vào năm 1990, 90% dân số Ucraina bỏ phiếu trưng cầu dân ý đồng ý để Ucraina trở thành quốc gia độc lập? Một nửa sự thật không còn là sự thật nữa, nếu người ta cố tình lờ đi những sự kiện dân Ucraina đã bị chết đói mấy triệu vào năm 1934 dưới thời Stalin. Vì thế, vào năm 1990, câu nói nổi tiếng được biết đến “Chúng ta sẽ (được) không phải nuôi ông anh họ nát rượu (chỉ nước Nga) bằng lúa mì của chúng ta!”.

Năm 2014 Nga đưa quân vào Crưm để “bảo vệ công dân Nga và những người nói tiếng Nga”. Xin nhớ rằng, trong cả chục năm gần đây, nằm trong chiến lược “Phục hồi không gian Liên Xô” của Putin, mà Nga áp dụng chính sách “bất cứ công dân của Liên Xô cũ muốn là được cấp quốc tịch Nga ngay lập tức” (đương nhiên là họ không cần phải về định cư tại Nga) – cùng với cái việc “thằng nào chẳng nói tiếng Nga” – nào, các bà gái góa đã thấy nguy hiểm chưa, cái chiêu bài “bảo vệ” này?

Với sư thao túng rõ ràng của Nga trong nội bộ nước Cộng hòa tự trị Crưm (thuộc Ucraina) thì việc Quốc hội nước cộng hòa tự trị này bỏ phiếu nọ, phiếu kia là chuyện bé tí. Lên mạng mà đọc, bằng tiếng Việt hẳn hoi từ các hãng tin nước ngoài: “Nga tăng cường phát hộ chiếu Nga tại Crưm, đặc biệt là cho các sỹ quan Ucraina”.

Hay là yêu Nga, yêu luôn cả cái dã tâm đó?

Cũng chỉ cần nhìn thấy rằng cái ông tổng thống Yanukovych vừa chạy sang Nga kia, đã bị bãi nhiệm bởi Quốc hội hợp pháp của Ucraina, thì mọi lý luận là “ở Ucraina có đảo chính, chính phủ lâm thời là bất hợp pháp” là vứt sọt rác. “Bất hợp pháp” chỉ khi không còn cơ quan lập pháp là Quốc hội, đại diện nhân dân. Đây người ta vẫn còn sờ sờ ra đó.

Thực sự, đây là một kế hoạch chiến lược quá “cao thủ” của Putin, chắc là bố này phải vạch ra từ lâu rồi. Sau trận này, đúng, đất nước và nhân dân Ucraina là những người mất nhiều nhất. Xem ra việc “Cộng hòa tự trị Crưm” trưng cầu dân ý để được “về với nước Nga” là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra.

Còn ngộ nghĩnh nhất là mấy mụ gái góa Việt Nam ngồi ủng hộ cho anh Putin. Anh ấy chẳng cần các thím phải ủng hộ, nhé!

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây và tại đây

No comments:

Post a Comment