Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Saturday, March 22, 2014

"Bán danh ba đồng"

“Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”… tạm thời không nói chuyện danh chuyện lợi phù du, nhưng câu trên bao hàm ý nghĩa sâu sắc lắm. Có những việc mình mất bao công xây dựng, nhưng có khi chỉ một phút không suy tính cân nhắc kỹ thiệt hơn mà phá sạch sành sanh...

Có vẻ, câu này đang rất đúng với trường hợp chú Chánh Tín. “Ván bài lật ngửa” hay không? Hay quá đi chứ! Một bộ phim bám khá sát với những sự kiện lịch sử thời “Đệ nhất Cộng hòa”. Mình xem lại nhiều lần rất kỹ bộ phim này, cũng như tìm đọc cả cuốn truyện phim cùng tên. Đồng thời cũng tìm đọc nhiều sách truyện về thời kỳ này, từ “Người Bình Xuyên” “Anh hùng rừng Sác” đến lục đọc lại cả “X-30 phá lưới”. Loại bỏ những lỗi mà phim Việt Nam nào cũng có (xe ô tô Volga của Liên Xô chạy trong đoàn của tổng thống Việt Nam cộng hòa Ngô Đình Diệm, trong tập 2 “Phát súng trên cao nguyên” hai chị em “sát thủ” cưỡi Honda CM125T chỉ có ở những năm 1980…) thì đây là một bộ phim khá – với nghĩa là hấp dẫn: có yếu tố anh hùng Cách mạng, có yếu tố giật gân hành động ăn khách (những đoạn Nguyễn Thành Luân trổ tài phi ngựa bắn súng, cưỡi voi, lặn biển bắn súng phóng lao, đánh nhau trên thuyền lái ô tô rượt đuổi, chỉ huy quân đội chống khủng bố bắt cóc của đảng cướp rừng xanh Phạm Văn Bờ, còn rủ nhau lôi cả hội “phượt” đi buôn ma túy bên Tam giác Vàng về… nhìn chung là thiếu mỗi tài năng quăng thòng lọng mà thôi) làm cho Nguyễn Thành Luân vừa có những đặc điểm của Stirlis trong “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” vừa giống James Bond “công nông bảy”.

Chúng ta thử nhìn lại, ngôi sao hành động cỡ như Arnold Schwarzenegger hay Sylvester Stallone… đã có ai ẵm được giải Oscar nào đâu. Dường như cả hai mặt đều đúng, hành động ăn khách thì không giành được nhiều đầu tư nghệ thuật từ phía những người làm phim và bản thân hành động ăn khách cũng chẳng cần nghệ thuật đến thế. Vì vậy mà Nguyễn Thành Luân cũng vẫn là James Bond Việt Nam thôi, và “Ván bài lật ngửa” cũng chẳng thể qua mặt được những “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Vợ chồng A Phủ”, “Cánh đồng hoang”, “Đến hẹn lại lên”… về mặt nghệ thuật. Vì thế, thích thì cứ thích, mê thì cứ mê, nhưng có lẽ sự thật vẫn cứ là sự thật, vai Nguyễn Thành Luân của chú Chánh Tín, chưa đủ để đưa chú trở thành tượng đài hay thần tượng của số đông.


Cũng chính vì thế mà người ta đang cãi nhau về vụ chú sắp bị xiết nhà (mà khổ, toàn cãi nhau kiểu “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông” chứ!). Chẳng biết chuyện như thế nào mà phán, nhưng rõ ràng, chuyện lùm xùm lần này của chú Chánh Tín có mấy cái có thể dễ nhận thấy được: việc chú ấy được lên báo nói về những khó khăn về bệnh tật, rồi việc sắp sửa “ra đê để ở”… hoàn toàn không phải là không khống chế được; chưa muốn nói là chú ấy muốn có bài báo đó ra công chúng.

Có bài báo đó là có những bài tiếp theo. Có những bài tiếp theo là có dư luận cãi nhau ì xèo trên truyền thông, trên internet…

Và rõ ràng là tổng thể câu chuyện đang đi về hướng chẳng có gì là lợi cho chú ấy cả. Tiền quyên góp “địa chỉ cho những tấm lòng từ thiện” chẳng bao giờ đủ, chia sẻ cảm thông cũng nhiều mà thị phi chỉ trích cũng nhiều không kém.

Đương nhiên là hình ảnh đẹp về chú ấy được Nguyễn Thành Luân đem lại, cũng giảm độ đẹp đi nhiều. “Bán danh ba đồng” là thế.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

No comments:

Post a Comment