Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Monday, March 17, 2014

Vụn vặt 4

Trong các phép bố thí của con nhà Phật được học để mà hành, có các phép: tài thí (dùng tiền của vật lực mà bố thí làm phước), Pháp thí (dùng nhời nhẽ của Phật, để làm người khác hiểu biết hơn), Vô úy thí (giúp cho người khác không sợ hãi…) đây là phép bố thí cao nhất, thù thắng nhất trong ba phép.

Phàm là người học Phật, cũng là người thày thuốc, nhưng không phải chữa thân bệnh, mà là chữa tâm bệnh cho người khác, người khác ở đây là các bạn bè thân sơ, bà con họ hàng… bất cứ ai ta có duyên gặp được trên đường đời. Chữa tâm bệnh khó hơn chưa thân bệnh rất nhiều, vì người thày thuốc thông thường chữa thân bệnh, vẫn có thể ốm đau; nhưng người chữa tâm bệnh, tâm trí không thể không lành mạnh. Nó đòi hỏi người học Phật ngày ngày phải tự thăm bệnh cho mìnn và học hỏi ở bạn Đạo để tự chữa cho mình trước đã.

Hàng ngày, chúng ta càng ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn của cuộc sống – vốn dĩ sinh ra ở một đất nước “không bình thường” trên nhiều phương diện – thì những khó khăn đó trở nên bình thường. Tuy vậy sẽ có nhiều bạn của chúng ta có những phản ứng tiêu cực, đó chính là vô minh. Không hiểu được nguyên nhân của khó khăn, là vô minh; nhưng phản ứng tiêu cực với khó khăn, còn vô minh hơn… Nhưng để chữa bệnh cho bạn, chỉ dùng cái tâm trong sáng thanh tịnh, thì chưa đủ, mà còn phải biết cách dùng thuốc nữa.

Khi Gia Cát Khổng Minh bị Trương Chiêu, một mưu sĩ của Tôn QuyềnGiang Đông hỏi vặn, ông ta trả lời thế này: “Việc lớn gặp nguy nan cũng ví như người đau bệnh nặng, trước phải dùng nước cháo loãng cho ăn, rồi hòa thuốc cho uống. Ðợi chừng phủ tạng điều hòa, cơ thể tạm yên mới dám dùng cá thịt tẩm bổ, lấy thuốc mạnh cho uống, thì căn bệnh mới dứt. Nếu chẳng chờ mạnh, cứ đổ thuốc mạnh vào thì e khó sống.”

Với người tâm bệnh đã nặng, gặp chuyện gì cũng tiêu cực, nhẹ là than vãn, nặng là chửi rủa – trước thì túm năm tụm ba ở cơ quan, nay là tụ tập trên “rum” trên “phây”… không phải cứ đem Pháp ra mà nói được, là cứ phải từ từ…

từ bi cũng phải có trí tuệ là thế.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment