Tháng Mười hai năm 2004, trận sóng thần khủng
khiếp ở Ấn Độ Dương đã cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn người, trong đó có cư
dân Ấn Độ.
Tuy nhiên, trận sóng thần có một tác động tích
cực: theo truyền thuyết, ở bờ biển phía Nam Ấn Độ có một hải cảng đã từng tồn tại
từ cách đây hàng nghìn năm và đến nay, người ta vẫn tin ở vùng đó có các di
tích của bảy ngôi chùa/đền. Tuy nhiên, vẫn không tìm thấy. Trận sóng thần đã
làm phát lộ một trong bảy ngôi đền đó – thật kỳ lạ là nó hầu như không phá hủy
gì nhiều đến ngôi đền với các kiến trúc bằng đá, mà chỉ có bàn thờ hiến tế ở
phía ngoài là bị hư hại thôi.
Ngôi đền ven biển bước đầu được xác định là một
phần của hệ bảy ngôi đền/chùa tại Mahabalipuram.
Đây là một huyền thoại Hindu cổ xưa nói về nguồn gốc của những ngôi chùa: Hoàng tử Hiranyakasipu từ chối thờ thần Vishnu, nhưng con trai của hoàng tử, Prahlada, thì lại yêu quý và dành cho Vishnu rất nhiều tình cảm, sự kính phục và anh đã chỉ trích của cha mình thiếu niềm tin vào vị Thần. Hiranyakasipu trục xuất Prahlada nhưng sau đó lại nhượng bộ và cho phép anh lui tới nhà mình. Cha và con trai bắt đầu tranh luận về bản chất của Vishnu. Khi Prahlada nói rằng Vishnu đã có mặt ở khắp mọi nơi, kể cả trong các bức tường của nhà của họ, cha anh đã đá vào một cái cột nhà. Thần Vishnu xuất hiện từ các cột nhà với hình tướng của một người đàn ông đầu sư tử, giết chết Hiranyakasipu. Prahlada cuối cùng đã lên ngôi vua, ông có một con trai tên là Bali. Bali chính là người thành lập Mahabalipuram. Huyền thoại cũng kể rằng các vị thần do ghen tức với kiến trúc tuyệt mỹ của các di tích Mahablipuram, nên họ thường gây ra lũ lụt ở hầu hết các vùng của thị trấn…
Ngôi đền được xây dựng khoảng vài chục năm sau
Công nguyên, nhưng theo các truyền thuyết thì khu vực này còn có một lịch sử
lâu đời hơn nữa – vì những di tích còn chìm trong nước đang nắm giữ rất nhiều
bí mật. Việc Đạo Phật truyền bá sang Sri Lanka (Tích Lan) gắn với bộ Kinh Lăng
Già, cũng gắn liền với sự phát triển, thông thương giữa bờ biển Nam Ấn Độ với xứ
Tích Lan, mà hải cảng Mahabalipuram đóng vai trò quan trọng. Việc một trong bảy
ngôi đền được phát lộ, đã chứng minh giả thuyết khảo cổ - lịch sử đó. Do đó ở
đây ngoài những di tích truyền thống Hindu (tượng thần khỉ Hanuman và tượng bò hơi
bị đông), người ta còn tìm thấy nhiều di tích mang dấu ấn của Phật giáo.
Ngôi đền ở gần thị trấn bờ biển Mahabalipuram,
cách thành phố Chennai khoảng 60km về phía nam, đi dọc theo bờ biển (thị trấn
được đặt tên theo di tích trong truyền thuyết này). Nếu có thời gian để đi thăm
tất cả các di tích như các Hang Hổ…
Với người Ấn Độ thì các di tích gần thị trấn đã
biết đến từ lâu, nhưng ngôi đền bên bờ biển thì cũng chỉ có chục năm nay mới được
chiêm ngưỡng. Khi tôi đến thăm đền, tôi đã phải thuê một chiếc Tata với chi phí
cả đi cả về khoảng 1 triệu đồng đi từ trung tâm thành phố Chennai. Đến nơi, vẫn
có cò kè như ở ta, nhưng hoàn toàn chưa thành vấn nạn vì người Ấn có vẻ hiền và
không bắt nạt khách nước ngoài. Bênh cạnh đền cũng có một cửa hàng bán đồ lưu
niệm nhỏ nhỏ, còn thì nằm ngoài khu di tích hết, không có một hàng quán nào được
bén mảng vào bên trong. Lại còn có một ngôi nhà mái lá, hỏi mới biết là nó đã tồn
tại từ trước khi có trận sóng thần và có vẻ như người ta không có ý định di dời
nó đi.
Hiện nay, ngôi đền vẫn đang trong quá trình được
tu bổ, tôn tạo – nhưng có vẻ nó không bị cái vấn nạn “tôn tạo mới cứng” như ở
ta và xứ Trung Hoa vẫn đang áp dụng. Ngó thấy người ta làm rón rén lắm, rờ rờ dẫm
dẫm. Hahabalipuram còn là một thị trấn có rất nhiều quạ, chúng bay khắp nơi, nhất
là trong di tích, vốn được bảo vệ khá tốt. Chúng ta cũng có thể ngó ra bờ biển
để thấy dân Ấn Độ chẳng tắm biển gì cả, mà chỉ ra đi bộ trên cát chơi, ngồi ngó
biển, rồi về…
“Trong họa vẫn có phúc” – có lẽ đây cũng là cái
phúc dù nhỏ nhoi mà cơn sóng thần mang lại – triết lý ấy thật là vi diệu.
Nào, bây giờ mời các bạn tham quan ngôi đền tại đây
Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment