Sáng sớm đã phải bốc điện thoại gọi cho chú
"cán bộ đường lối" cũ.
- "A lô Thắng hả? Này, gần
nhà em có đội hút bể phốt rút hầm cầu nào không?"
- "Dạ không anh ạ."
- "Ơ lạ nhỉ, tưởng nhà
chú là làng nghề truyền thống!" (Anh chàng nhà Cổ Nhuế, gần tượng đài Cổ
Nhuế - mình chưa nhìn thấy nó ra sao nhưng cứ hễ hắn nhắc đến cái đó lại tưởng
tượng ra cái xe thồ hai sọt đặt trên một cái bệ gạch như cái xe tăng hay bị đặt
lên trên bệ ở các bảo tàng, hi hi...)
- "Khồng, làng nghề truyền
thống mai một lâu rồi, bây giờ làng nghề chuyển sang may quần áo hướng sang
"xuất khẩu". Anh ra ngoài tường lấy số điện thoại gọi vậy!".
Ừ, thôi ra ngoài tường lấy số
của đơn vị chuyên ngành gọi vậy.
Bâng khuâng nhớ đến những giai
thoại như "Cổ Nhuế có “Chợ cứt”, họp hàng ngày chứ không theo phiên. Khách
đến chợ thò tay vào kiểm tra "hàng" và chê: "Phân của bác nhiều
gio quá!" Ông hàng cũng thọc tay đến khuỷu, khoắng một vòng giơ lên:
"Thế này mà nhiều gio à?" rồi điềm nhiên cầm bánh mỳ ba tê ăn tiếp..."
và những bài vè thân thương: "Thanh niên Cổ Nhuế xin thề, chưa đầy hai sọt,
chưa về quê hương"...
P.S. 1. Cũng lạ, mình đúng là
người Việt Nam thuần chủng, đến dịch vụ rút hầm cầu mà cũng phải áp dụng
"chủ nghĩa thân quen" 2. Các
cơ quan chức năng, các cấp các ngành cần vào cuộc để xem tình hình thế nào phục
hồi làng nghề truyền thống hai sọt Cổ Nhuế đi chứ nhể?
Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment