Có sang... |
Thế là đã hết tháng Hai, tháng có một sự kiện đặc
biệt – kỷ niệm 35 năm cuộc Chiến tranh biên giới phía Bắc chống Trung Quốc. Cứ
băn khoăn mãi không biết có nên viết lại chuyện này hay không, nhưng rồi, tuần
trước nghe thêm được chuyện bổ sung nên quyết định lại viết lại một chuyện thực
sự đặc biệt.
Mình có anh bạn người dân tộc Tày Bắc Kạn, rất
thân. Mỗi lần gặp nhau nặng là ăn chung bữa cơm, nhẹ là ngồi làm cốc cà phê… và
khai thác đủ các thứ chuyện của anh chàng. Có một ngày, anh chàng kể cho chuyện
buôn “Cao bành trướng”. “Cao bành trướng” là một từ đặc biệt không biết ai đặt
nữa, chỉ một loại cao xương được nấu từ xương người – xương của lính Trung Quốc
bị chết trận ở Việt Nam sau cuộc chiến tháng Hai năm 1979. Suốt dọc sáu tỉnh
biên giới phía Bắc của ta, Trung Quốc đều để lại rất nhiều xác, hầu hết được
thu dọn chiến trường một cách vội vã bằng cách đốt bằng xăng cả trăm xác một
lúc, rồi chôn tập thể, sau này để lại hàng gò xương. Bắc Kạn hồi đó là tỉnh Bắc
Thái, các huyện Ngân Sơn và Ba Bể bị cắt ngay về Cao Bằng vào năm 1979 để dân
Cao Bằng “có chỗ chạy” mà không bị chiếm mất cả tỉnh. Huyện Pác Nặm của Bắc Kạn
hồi đó vẫn còn thuộc Ba Bể, chưa tách. Đất Bắc Thái hồi đó chỉ lên đến đỉnh Đèo
Giàng nằm trên quốc lộ số 3, cách thị xã Bắc Kạn hiện nay ngoài 20km, là huyện
Bạch Thông.
Cao Bằng hồi đó là “phong trào” nấu cao từ
xương lính Trung Quốc là rộ nhất. Anh bạn kia kể, hồi đó thú còn nhiều, nên
chuyện bắn được sơn dương, khỉ… để trộn thêm vào nấu, cũng không hiếm. Về phía
quân đội ta, công tác thu dọn chiến trường làm rất tốt nên xương lính Trung Quốc
hồi đó hoàn toàn không sẵn, không “bạt ngàn” như người ta đồn. Nếu phát hiện ra
hài cốt liệt sỹ và dân thường, thì thường bà con cũng báo chính quyền và chôn
đàng hoàng, nhưng nếu phát hiện ra hài cốt lính Trung Quốc, thì giấu biến đi
ngay. Đến khoảng những năm 1987, 1988… anh bạn kia đã biết nhảy xe khách đi lên
Cao Bằng lấy cao, rồi lại theo xe về bán ở Thái Nguyên. “Hàng” ở Lạng Sơn sang
hầu như không có. Đâu như cũng buôn được đến hai chuyến, vì “hàng” cực hiếm,
vàng còn sẵn hơn. Cũng có chuyện, là những người dân tham gia xử lý hài cốt
lính Trung Quốc, “biển thủ” được một, hai bộ thôi, không có nhiều đâu mà nấu ra
hàng tấn cao được. Nếu chính quyền biết được là giấu xương đem nấu cao, thì đi
tù mút chỉ, án “cao su” luôn khỏi biết ngày về. Mà làm trò đó, cũng toàn dân
anh chị, máu mặt cả mới dám làm. Hơn thế nữa, người ta bảo chính trò này do dân Trung Quốc bên kia biên giới bày, và bên đó còn thèm khát mua hơn dân ta - dân ta, phần lớn là ghê sợ mà không dám nghĩ, dám dùng.
Hôm rồi hỏi “một ông anh” người Tày Lạng Sơn,
anh ấy bảo bên Lạng Sơn không có, hoặc có cũng không biết – chắc ở vùng sâu
vùng xa nào… Nhưng cũng tuần trước, lên ăn cơm và buôn chuyện với “một ông anh”
khác người Tày quê Trùng Khánh, Cao Bằng, thì anh ấy xác nhận chính xác 100% là
có luôn. Xã anh ấy vùng sâu vùng xa của cả tỉnh, chứ chẳng nói là huyện – xã biên
giới. Ông nội là cường hào, đâu như chánh tổng thì phải, còn ông bố anh ấy lại
là đội viên nhi đồng Cứu quốc cùng thời anh… Nông Văn Dền, kinh thế. Sau này, cụ
đi học, rồi trở về là một trong những thày giáo người Tày đầu tiên của Cao Bằng
sau Cách Mạng. Xã này đến những năm 1980 vẫn còn được trồng thuốc phiện để bán
đi đâu đó… đâu như Nhà nước thu mua để xuất khẩu sang… Liên Xô. Trên đó bà con
ai chẳng hút thuốc phiện, hàng xịn đảm bảo “an toàn vệ sinh thực phẩm”. Sự kiện
chiến tranh tháng Hai năm 1979, làng xã bao người chết, gia đình ly tán, mất
tích, không tìm thấy người thấy xác… rồi sau chiến tranh còn những vấn đề thanh
lọc các đối tượng, chỉ cần hay đánh bạc chửi chính quyền cũng có thể trở thành “thám
báo”, “gián điệp Bắc Kinh” được rồi. Anh kể, lúc anh khoảng 13, 14 tuổi, dân
làng phát hiện bốn bộ xương còn nguyên quân phục lính Trung Quốc, thịt đã rữa hết.
Có người ngay lập tức cấp báo cho Xã đội và chính quyền xã, xã báo lên Huyện đội
để xuống thu giữ, xử lý. Huyện xuống đến nơi, bốn bộ xương đã biến mất không
còn dấu vết. Đương nhiên là để nấu cao.
... nhưng chưa chắc đã có về... |
Có ngày ông cụ thày giáo được học trò cũ biếu
đâu như một hai lạng “cao”. Thời điểm này đã vào khoảng năm 1984, 1985… lúc đầu,
cụ không dùng, về sau, do cụ ốm quá, cụ dùng và rất hiệu nghiệm… bà con ta chia
sẻ, bình thường những thứ đó thì không ai ăn ai dùng đâu, vì dù sao cũng là từ
thân xác con người ra cả, nhưng nhiều khi nghĩ, “ăn vì căm thù”, lại cố mà ăn
được. Trung Quốc họ sang, họ ác quá, nên nhiều nơi bây giờ, quên đi quá khứ để
quan hệ thông thương, cũng được thôi, nhưng đến hẹn lại lên, ngày giỗ ngày chạp,
lại thấy đau…
Đúng vậy, với bà con, có vẻ, “cao bành trướng”
cũng chỉ là một loại cao được nấu từ xương của một vài loại thú dữ nào đó, những
con thú rất dữ, và không có tính người. Và cái từ “cao bành trướng”, thực không
thể nào kiếm được từ nào đặc sắc hơn để diễn tả cái lòng căm thù ấy, căm thù
cao độ… bây giờ hỏi lại, nhiều người lính từng đối mặt với những người lính Hoa
Kỳ và cả Pôn-pốt lẫn Trung Quốc… thì đều bảo, cái cảm giác đối mặt, hay căm thù
người lính Mỹ, cũng vừa vừa thôi, còn lính Pôn-pốt và Trung Quốc thì kinh khủng
hơn nhiều… Rất rất nhiều người vẫn kể lại, rằng tháng Hai năm 1979, cũng rất rất
nhiều gia đình Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác, sẵn sàng cho con lên đường bảo
vệ Tổ quốc, không cần Nhà nước phải tổng động viên.
Người Phật tử thì cố gắng không sát sinh, và
đương nhiên là hạn chế nói những chuyện như vậy, nhưng nhiều khi, lịch sử là lịch
sử, vẫn phải kể lại, nói lại… để thấy: “- Đấy, dân tộc ta đau thương như thế…”
Chẳng đau thương sao được, khi suốt thế hệ này
sang thế hệ khác, vẫn cứ phải căm thù, nhìn người nhìn đời với những “ánh mắt
mang hình viên đạn” và lãng mạn nhất là “đầu súng trăng treo”? Viết đến đây,
hoàn toàn không thấy căm thù, mà chỉ thấy buồn – buồn cho thân phận những người
lính Trung Quốc, buồn cho những người dân Việt Nam vùng biên giới thời đó, và
buồn cho cả hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc.
Hà Nội, ngày 6 tháng Hai Âm lịch năm Giáp Ngọ - Giỗ Hai Bà Trưng.
Người viết không chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin nghe được và chép lại trong bài.
1. Mình vừa mới alô lại cho "ông anh Trùng Khánh" đề cập trong bài, sau 17 ngày viết bài CAO BÀNH TRƯỚNG.
ReplyDeleteNgày 19 tháng Hai năm 1979, Trung Quốc đánh một lèo xuống chiếm thị xã Cao Bằng. Sau gần 1 tháng ta đánh lại, Trung Quốc rút về theo các đường Hà Quảng (Pác Bó), Trà Lĩnh (cửa khẩu Háng Páo), đường Quảng Yên về cửa khẩu Pò Peo và Bản Giốc hoặc chạy tiếp đường số 3 của ta qua cửa khẩu Tà Lùng về Thủy Khẩu của họ. Riêng quê anh ấy ở Trùng Khánh, không có đánh nhau lúc Trung Quốc sang nhưng đánh nhau lúc Trung Quốc về.
Quân Trung Quốc rút về đến thị trấn Quảng Uyên chia 2 đường đi lên Trùng Khánh và sang Tà Lùng, nhưng đi Trùng Khánh là đường độc đạo phải đi qua đèo Khe Liêu (trên bản đồ, người Tày trên đó gọi là Khau Liêu) rất hiểm trở. Quân và dân ta tổ chức phục kích, đánh, Trung Quốc chết một trung đoàn, xác phơi khắp núi. Sau đó ta rút để họ thu dọn chiến trường và rút tiếp về Trung Quốc, họ liệu bề không chở được hết xác về, cho toàn bộ xác vào một hang đá rất rộng ngay cạnh đèo, nố mìn đánh sập. Sau đó đến cả chục năm, dân địa phương nhất là mấy bác bộ đội phục viên vẫn loay hoay bới thỉnh thoảng vẫn được xương để... nấu cao. Do đó, việc nấu CAO BÀNH TRƯỚNG trên Cao Bằng, chắc là cũng không quá đặc biệt. Đèo Khau Liêu trước đây đường rất hiểm trở, nay đã làm đường mới nhưng đường cũ vẫn còn - đó chính là chiến trường trận phục kích giữa tháng Ba năm 1979.
2. Sau khi viết bài này, có một bà chị quen trên Fb này thôi, nhưng đã gặp ở ngoài, ghét Trung Quốc PM: "Em viết thế này, thế kia... sẽ gây tình cảm căm thù Trung Quốc hơn..." - Như mình viết rõ trong bài, mình không ham chiến tranh, nên VIẾT KHÔNG PHẢI GƠI DẬY LÒNG CĂM THÙ.
Comment của bác Tolian Hoang (Ufa, LB Nga):
ReplyDeleteơ không đâu lại nghe chuyên 1979. nhanh thật vèo cái mà đã nhiều năm trôi qua, cứ ngỡ như mới ngày nào thôi. lúc đó năm cuối của đời sv ít quan tâm đến chính trị, đùng cái ban giám hiệu thông báo tất cả các khoa cuối bỏ các môn phụ khóa để chuẩn bị tập quân dự bị. cả trường ngáo ngác không hiểu đâu vào đâu nữa vừa giải phóng đất nước chua được bao lâu nay lại chiến tranh nữa rồi à, rồi thì bắt đầu gấp lắm rồi, số môn cắt nhiều, số buổi tập qs tăng, số giờ học chính trị tăng nhanh, đại khái ng ta nói (giảng) do khme tàn sát người vn ở biên giới phía tây nam gì đó, rồi thì tq chuẩn bị dạy cho vn bài học gì đó, lúc đó chúng tôi toàn 17-19 có để ý gì những cái đó đâu. rồi thì chúng tôi được tốt nghiếp sớm nửa năm, một số vào cơ quan dân sự theo quyết định của trường, số còn lại bị xung lính trong đó có tôi,nhưng tôi may mắn là sv suất sắc có nhiều thành tích trong các cuộc thì ngoại ngữ nên được về bộ tổng tham mưu, rồi đó một năm về ban quân sự đối ngoai bqp.làm việc cùng cố vấn qs lx, dù ko qua truòng lớp chính quy về qs nhưng quả thực lúc đó thiếu nhiều chuyên viên hay sao ý mà người ta nhét mình vào chỗ đó(sau mới biết tướng Cozak) xét hồ sơ trực tiếp. cuối 78 khoảng tháng 10 bắt đầu tháp tùng cố vấn lên Ls,Cb, mồm thằng cố vấn(đại tá-hiệu trưởng sq qs ô tô xe máy Tam bốp hay Ryazan,ko nhớ rõ ), cứ leo lẻo chắc gì tq nó đánh chúng mày, khi có mặt bọn tao. hình như cả bên bô tổng cũng không ai ngĩ nó sẽ chiến hay sao mà thờ ơ kinh, trong khi đó buổi tối mình ngồi uống nước chè ngoài quán(thói quen sv) dân bàn tán là chiến tranh đến nơi rồi, họ sang bên kia biên giới họ nghe thấy bên đó cho dân sơ tán xa biên giới rồi. thôi thế là đùng phát 17-2-79 tàu nó ụp phát(giống Gruzia) quân ta bị động chỉ có lính biên phòng trống chọi thì làm sao chống được chứ. lúc đó quân ta mới bắt đầu cơ cấu tác chiến phòng thủ nhưng hơi muộn vì sau một ngày chúng chiếm hết các yếu điểm của ta. sau hai ngày lúc đó thấy các cố vấn qs lx cao cấp bay sang vn ngày một đông, rồi vũ khí khí tài tấp nập cập cảng Hp, Đnẵng...(giá mà đưa sớm không bị thiệt hại nhiều như vậy). sau một thời gian chiếm đóng tàu rút quân, nhưng trên các chốt vẫn còn(lúc đó khi tàu tuyên bố lui quân, tưởng hết chiến tranh, ai ngờ cuộc chiến kéo dài gần mười năm, và kéo theo thế hệ sv trẻ chúng tôi cũng từng đó thời gian). sau một vài năm gì đó có nghe vụ cbt nhưng thực hư không ai biết chính xác, cũng có hỏi dân Ls dân Cb và tuyên quang nhưng câu trả lời là có nghe nhưng chưa có ai thực hư 100% vì theo mọi người dân ở Ls thì thì quân tàu rút là người dâm kéo nhau trở lại ngay mà. họ cho là tàu nó bày mưu thôi gây chia rẽ trường quốc tế là người vn lấy xương tử sĩ làm cao... kỷ vật của mình khi đưa 42 sq tốt nghiệp lên quân đoàn 5 ls là chiếc kèn mà chiến sĩ thu được của sq tàu, một chiếc kèn thô sơ màu xanh bộ đội bằng nhựa như đồ chơi trẻ con, dùng để làm hiệu lệnh thúc lính..... khi nào về vn mmình chụp ảnh lên.