Chồi hoa lêkima |
Bài hát “Biết
ơn chị Võ Thị Sáu” được nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn sáng tác năm 1957, lúc đó đất
nước còn chia làm hai miền, miền Nam chỉ hai năm sau (1959) là bước vào cao điểm
chống Cộng của chính quyền hai ông Ngô Đình Diệm – Ngô Đình Nhu…
Nhạc sỹ Nguyễn
Đức Toàn như một số bài báo sau này viết lại, khi sáng tác bài hát, chưa bao giờ
nhìn thấy cây lêkima, lại càng chưa bao bước chân lên Côn Đảo. Có lẽ cái tên
cây “lêkima” nghe “Tây Tây” thế nào, hay quá chăng… mà nhạc sỹ sáng tác gắn liền
với tên tuổi chị Võ Thị Sáu anh hùng, nay trở thành hai khái niệm không thể
tách rời, giằng không ra mà dứt cũng không ra.
Lại lên lục lọi
nhà anh Gúc, tìm thấy một câu chuyện, rằng lần cuối mẹ chị Sáu tìm cách xin vào
gặp chị, gói quà bà cụ mang vào chỉ có mấy quả lêkima vườn nhà… vậy thôi, chấm
hết. Thế mà thành truyền thuyết. Còn nếu gõ cụm từ khóa “Chị Võ Thị Sáu, hoa
lêkima, cài lên mái tóc” thì gặp một bài viết khá hay của tác giả Hoàng Tiến “Lời
ca vẫn vang vọng” trên trang “lichsuvietnam chấm vi en”:
“Nhìn những người đang đào huyệt cho chị, chị dừng lại hỏi họ:
- Huyệt của tôi?
Những người tù đào huyệt nghẹn ngào không dám trả lời. Chị rút bông hoa gài trên mái tóc, đưa cho mấy người tù.
- Tặng mấy anh bông hoa này. Cảm ơn mấy anh đã đào huyệt cho tôi. Hôm nay mấy anh mới đào một cái nhỏ. Nhưng ngày mai, mấy anh cần đào một cái huyệt thật to...
Những người tù ngơ ngác nhìn nhau. Chị Sáu nháy mắt, hất hất về phía bọn Pháp:
- Một cái huyệt thật to để chôn những kẻ bắn tôi hôm nay...
Mùa hoa lêkima nở
Quê ta miền đất đỏ
Sông núi vẫn nhớ tên người anh hùng
Đã chết cho đời sau...”
Tác giả không
khẳng định rằng chị Sáu đã cài bông hoa gì lên mái tóc, nhưng đoạn trích lời
bài hát của nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn chốt ở cuối, làm cho người đọc hiểu rất gần
với cái sự “cài hoa lêkima lên tóc” của chị Võ Thị Sáu.
Có một lần
nói chuyện về vấn đề này, bà con trong họ đằng ngoại nhà mình có một Phó Giáo
sư về thực vật học, chú ấy nói đúng như trên đây mình viết, hay chính xác hơn
là do chú ấy nói, mà mình viết lại trên đây: “Ông Nguyễn Đức Toàn khi sáng tác
chưa nhìn thấy cây lêkima mà ngoài Bắc gọi là cây trứng gà bao giờ, chứ nếu
nhìn thấy hoa của nó, chưa chắc ông ấy đã sáng tác như thế. Còn tao thì mãi sau
1975 khi đi nghiên cứu thực vật mới có điều kiện nghiên cứu sâu về nó, thì có
thể nói rằng nếu khen hoa lêkima là thơm ngát để cài lên tóc, thì chắc cũng chỉ
có thể bị dở hơi, vì tao ngửi thấy mùi nó khá thối.” Đến đây cả lũ thanh niên lăn
ra cười, khoái trá.
Mình chưa
nhìn thấy cây trứng gà, chỉ thấy quả, và ngửi thì thấy không thích lắm, nhưng
có lẽ cũng không thối. Lên mạng đọc về lêkima (hay từ khóa “lucuma” nếu thích đọc
bằng tiếng Anh) thì thấy đây là một loại cây công nghiệp có ích, quả có giá trị
dinh dưỡng cao, mọc nhiều ở Pêru như là một loại “quốc cây”. Một số tài liệu tiếng
Anh tả hoa hình ống, mọc thành chùm từ trục cành lá, màu kem nhạt, có mùi hăng…
giống như mùi hăng của quả khi chưa chín hẳn.
Chồi hoa lêkima và một bông đã nhô ra |
Không thấy có
chỗ nào khen hoa thơm cả. Thôi cái đó không xác minh được, cũng là “rắm ai vừa
mũi người ấy”, người thấy thơm, người thấy hăng, thậm chí thấy thối, chúng ta
chẳng bàn làm gì.
Nhưng rõ ràng
nếu xem ảnh của hoa lêkima mọc cả chùm thì thấy, hoàn toàn không thích hợp để
cài lên tóc. Nếu cài một bông thì không hẳn là xấu, nhưng chẳng có gì là đẹp,
thậm chí sẽ gây nghi ngờ về gu thẩm mỹ của người cài lên tóc. Còn nếu cài cả
chùm lên thì có thể còn gây cả nghi ngờ về… bệnh lý tâm thần không biết chừng.
Còn nếu lên mạng
đọc về mộ chị Võ Thị Sáu ở Côn Đảo, thì chỉ thấy ấn tượng với hình ảnh hai cây
dương, còn về vụ lêkima thì Công ty công viên cây xanh nào đó cũng đã cố gắng
trồng mấy lần không sống được, mãi đến khi về tận quê chị Sáu đánh lấy một cây
thì mới sống, nhưng nó cũng chỉ cao ngang đầu người, chẳng ra hoa, ra quả gì cả…
ngó mãi mới thấy có một quả bé tí, lấp ló đâu đó. Mời các bác cứ lên mạng tìm đọc
thoải mái, kiểu gì cũng ra thông tin này.
Vì thế cá
nhân mình không tin là chị Võ Thị Sáu cài hoa lêkima lên tóc lúc ra pháp trường.
Nhưng bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” của nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn thì tuyệt
hay, nghe lần nào cũng thấy xúc động, thế là đủ rồi.
Viết bài này
để cùng các cháu học trò cảnh giác, lúc làm văn về chị Võ Thị Sáu, đừng dại mà
đưa hình ảnh chị cài hoa lêkima lên tóc, nếu không muốn biến người nữ anh hùng
thành… Súy Vân.
Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây
Gần đây có tin nói chị Sáu lúc 15 tuổi bị bệnh tâm thần và quậy phá rất dữ. Ai đó đã xui chị ném lựu đạn, cai tổng Tòng không chết mà hơn chục dân thường đi chợ bị thương vong. Cai tổng Tòng còn sống sau 1975 mới qua đời vì già. xin trích dẫn :"Theo lời người đọc "songdinh27" - Ông Cai tổng Tòng không có chết, chỉ có chết 1 đám người dân !!!
ReplyDelete"Chào anh, không biết có nhầm lẫn gì không vì năm 1974 khi tôi dạy học ở Phước Hải (Đất Đỏ) thì ông cai tổng Tòng vẫn còn sống, tôi và một người bạn đã có ngủ nhờ ở nhà ông một đêm, nhà ông ngay giữa chợ Phước Hải. Còn việc Chị Sáu ném lựu đạn thì ở đây ai cũng biết là không giết được tên giặc nào mà chỉ làm chết và bị thương mười mấy người dân đang đi chợ, hầu hết là đàn bà, trẻ con và người già."
http://voongngaupin.blogspot.co.uk/…/chi-sau-va-mua-hoa-le-…
NKYN
• Hoàng Lê4 July 2015 at 12:20
Bạn nói đúng. Trước đây tôi cũng ở gần chợ Phước Hải (Đất Đỏ) - nay về Sài gòn, nhưng vẫn còn họ hàng ở đó - Nghe ba má tôi và người già trong vùng kể lại: bà Võ thị Sáu là 1 cô gái khùng gánh nước thuê, bị xúi ném lựu đạn ở chợ Đất Đỏ khoảng tết năm 1950 làm bị chết và bị thương 1 số người, hầu hết là phụ nữ dân thường đang mua bán ở chợ, không có tên ác ôn nào bị chết cả.
Còn nhà ông Tổng Tòng ngay khu chợ, sinh ra ông đã hỏng 1 mắt, vùng này có câu "Nhất mục song từ thi công tải", nói lái có nghĩa là "Một mắt sư Tòng thi cai tổng" để chỉ sự háo danh của ông này.