Ông Vương Dân trong một lần phát biểu tại Liên Hiệp Quốc |
“Người lang
thang cuối cùng” lược dịch
từ bài của
Washington Post
Trung Quốc đã
bắt đầu khiếu nại Việt Nam trong sự kiện họ triển khai một giàn khoan trong
vùng biển đang có tranh chấp ra trước Liên Hiệp Quốc vào hôm thứ Hai (9 tháng
Sáu 2014), cáo buộc Hà Nội xâm phạm chủ quyền và làm ảnh hưởng đến hoạt động
khoan dầu “hợp pháp” (ngoặc kép của người dịch) của một công ty Trung Quốc.
Phó Đại sứ
Trung Quốc tại Liên hiệp Quốc Vương Dân đã đệ trình một văn kiện về vị trí hoạt
động của giàn khoan của họ tại Biển Đông lên Tổng thư ký Ban Ki-moon hôm thứ
Hai và yêu cầu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc chuyển tới 193 thành viên của Đại hội
đồng.
Trung Quốc đã
đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp này (với Việt Nam) vào ngày 1 tháng Năm
kích động một cuộc đối đầu giữa tàu bè của họ với các tàu Việt Nam; nay khiếu nại
rằng từ Hà Nội, các cuộc biểu tình đường phố đã biến thành “những cuộc bạo loạn
đẫm máu” chống Trung Quốc. Hàng trăm nhà máy đã bị phá hoại, đồng thời phía
Trung Quốc cũng nại ra trong báo cáo, rằng bốn công dân Trung Quốc đã "bị giết
chết một cách tàn nhẫn" và hơn 300 người (Trung Quốc) khác bị thương.
Vị trí của
giàn khoan dầu nằm khoảng 32 km (20 dặm) từ quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc kiểm soát mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, và cách 278 km (173 dặm) từ
bờ biển của Việt Nam.
Theo văn kiện
này, Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc đã tiến hành
các hoạt động khảo sát địa chấn, thực địa trong khu vực này trong suốt 10 năm
qua và các hoạt động khoan lần này “là sự tiếp nối của quá trình bình thường hoạt
động thăm dò và cũng trong khuôn khổ chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc.”
Trung Quốc
cáo buộc Việt Nam “bất hợp pháp và mạnh mẽ” làm gián đoạn hoạt động của giàn
khoan bằng cách gửi tới các tàu vũ trang và tiến hành đâm tàu Trung Quốc.
“Việt Nam
cũng gửi người nhái và cả các thiết bị dưới nước khác đến khu vực, và thả một số
lượng lớn các chướng ngại vật, bao gồm cả lưới đánh cá và các vật thể cả nổi, cả
chìm,” văn kiện viết.
Báo cáo cho
biết hành động của Việt Nam lần này đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, đặt các
nhân viên của Trung Quốc trên các giàn khoan vào trong một “mối đe dọa nghiêm
trọng” động thời vi phạm luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển.
Văn kiện còn trích
dẫn nhiều tài liệu tham khảo để chứng minh tuyên bố của Trung Quốc, rằng quần đảo
“là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc không cần bàn cãi.”
Các cuộc gọi
đến Đại Sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc và cả phát ngôn viên của họ đã không nhận được
sự trả lời.
Việt Nam hiện
nay hoàn toàn không có chút hy vọng cạnh tranh với Trung Quốc về quân sự, từng cho
biết ngay sau khi giàn khoan biển nước sâu trị giá 1 tỷ USD được triển khai, họ
luôn muốn có một giải pháp hòa bình, nhưng một quan chức hàng đầu của Việt Nam
cũng đã cảnh báo rằng “mọi sự kiềm chế đều có giới hạn.”
Tham gia thảo
luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment