Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, October 30, 2014

“Kép-xừn” luận

Cũ là
"Nước về bản vùng cao"
Mới là "Tắm"
Phàm đã là “chơi máy ảnh” thì đã có hơi hướng nhiếp ảnh gia rồi. Mà phàm là nhiếp ảnh gia, là đã có hươi hướng của nghệ sỹ rồi. Mà phàm là nghệ sỹ, là phải có tí lơ tơ mơ, “loãng mạng”, “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây, để tâm hồn treo ngược lên cành cây…” (“Yêu là són ở trong quần một ít”, í lộn, “Yêu là chết ở trong hồn một ít”, Xuân Diệu.[1])

Wednesday, October 29, 2014

Gặp lại bác thằng bần (2)

Hồi Chợ Giời “đỉnh cao” của sự buôn bán đông đúc, đã có những gièm pha lời ra tiếng vào, “học hành làm gì, đi buôn nhiều tiền giàu nhanh hơn…”, và ngay thời sinh viên đi học, cũng không tránh khỏi cái vòng xoáy đó, nhà nghèo, không bươn chải lấy đâu ra tiền đóng học, phụ gánh sinh hoạt gia đình, rồi lúc ốm đau… Nhưng vốn truyền thống gia đình không có máu cờ bạc, nên tuyệt đối ngồi đó, xem đó nhưng hoàn toàn không học được những trò đó.

Tuesday, October 28, 2014

“Kiêu bạc” là gì?

Nguyễn Tuân
(1910 - 1987)
Khi viết bài “Người Hà Nội kiêu bạc” thật là cũng không chú ý tại sao lại dùng từ “kiêu bạc” trong ngữ cảnh đó, hôm nay có một bác có tuổi đang sống ở nước ngoài hỏi, mình mới để ý, thật đúng là sơ suất và rất thiếu sót. Vậy thì phải chăng mình đã hiểu hết được tiếng Việt? Chắc chắn là chưa và sẽ không bao giờ hiểu hết được, mỗi hôm một bài học mới.

Monday, October 27, 2014

Gặp lại bác thằng bần (1)

Ngồi "buôn chuyện nước chè vỉa hè" với “hai ông anh” thấy một bộ mặt quen quen, cười tươi tỉnh hất hàm vừa như chào, vừa như mời gọi. Bộ mặt đầu hói lơ thơ tóc, bộ mặt rỗ, cái mũi với đầu mũi to, sống mũi cong võng làm cho đầu mũi chìa ra ngoài một cục, hàm răng nham nhở cái vàng, cái nâu, cái nhô ra, cái lõm vào, cái nhọn cái mòn nhe ra, thật khôi hài và hóm hỉnh. Bộ mặt ấy đang ngồi trên cái xe Wave Alpha tầm chục năm tuổi, nhìn mình – bộ mặt của người xe ôm đã gần 60 tuổi.

Sunday, October 26, 2014

Người Hà Nội kiêu bạc

Phố Hàng Lược
Nikon N80.
AF-D 28mm f/2.8

Kodak Gold 100
Nhắc đến người Hà Nội kiêu bạc ta nhớ đến hình ảnh của anh Nhật Tân trong chuyện “Sống mãi với thủ đô” của Nguyễn Huy Tưởng. Thanh niên Hà Nội hào hoa biết nhảy đầm, lái ô tô và đương nhiên bắn tiếng Pháp pằng pằng… Anh Nhật Tân luôn áo khoác “ra-gờ-lăng” lòe xòe, mũ phớt như sau này chú kỹ sư Robert Nguyễn Thành Luân trong “Ván bài lật ngửa” mặt mũi căng thẳng đi trong rừng cao su, húc cả vào mạng nhện… 

Friday, October 24, 2014

"Lô-ghích" là cái "ghì"?

Hồi đại học chơi với “mấy cô em” trường y rất nghịch. Chúng nó cứ trêu một thày giáo trẻ người tận Thái Bình Nam Định Thanh Hóa gì đó, mới ra trường. Thày lúc giảng cứ khăng khăng, một điều “lô-ghích”, hai điều “lô-ghích”… mấy cô bé cử một em xinh xắn nhất, mắt bồ câu mi cong vút, chớp chớp, hỏi thỏ thẻ: “Thưa thày, thế lô-ghích là cái ghì ạ?”, rồi “lũ đểu” về mà cười hi hí với nhau…

Vậy “lô-ghích” là cái “ghì” vậy?

Thursday, October 23, 2014

"Xóa phông" or not "xóa phông"?

Cái giống nghệ thuật nhiếp ảnh đến là kỳ. Ngày xưa hồi chưa có internet chụp phim đã cãi nhau sứt đầu mẻ trán, bây giờ thì bom nổ đầu rơi máu chảy tè le trên mạng, cứ là kinh hồn.

Wednesday, October 22, 2014

"Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông..."

"Thăng Long Tứ Trấn"
Trước cũng có nghe, nhưng không mấy để ý, đến năm 2006 đi lên Sơn Tây tự dưng thấy rõ là nhiều cờ phướn: “thành phố xứ Đoài” rồi “xứ Đoài mây trắng”… chẳng là hồi đó thị xã Sơn Tây sau nhiều nỗ lực sày vẩy, được đề bạt lên thành thành phố. Tỉnh Hà Tây như thế là có hai thành phố.

Monday, October 20, 2014

Phát Bồ Đề tâm

Ai bước vào học Phật, và theo Phật, đều phải học qua đến phát nguyện, một vấn đề gọi là “Phát Bồ Đề tâm.” Cụ thể “phát Bồ Đề Tâm” như thế nào thì lên mạng hoặc các sách vở Phật pháp, nhiều lắm, mình chắc không cần thiết phải nói đến nữa.

Saturday, October 18, 2014

50 cái điện thoại

Cách đây khoảng 10 năm, mình làm tư vấn luật cho một doanh nghiệp Trung Quốc tại Hải Phòng, cứ một tuần xuống Hải Phòng 3 ngày, công việc là chỉ soạn hợp đồng xuất nhập khẩu bằng tiếng Anh, giải quyết một số việc liên quan đến pháp luật của doanh nghiệp, của công nhân nước ngoài.

Friday, October 17, 2014

“Tôi ở… trên Bộ”

Trụ sở Ủy ban xã, chú áo kẻ ngang kia
là một công an viên đang chuẩn bị vào
xử lý "đối tượng."
Thật lòng mà nói, mình là một tay siêu ẩm ương, thật nhiều khi nghĩ cũng không ra cái kiểu gì. Một trong những kiểu đó, là chúa trùm hay trêu… các anh công an. Cũng một phần xuất phát từ cái tính tự cao tự đại, cho rằng ta đây là nắm được luật, còn các anh các chú công an thì hầu hết “tư duy hình sự” (ai cũng là tội phạm cả) và “tư duy quyền lực” (anh mày là chính quyền.) Và thế là, càng bị trêu khỏe.

Thursday, October 16, 2014

Chuyện anh Luyện

“Ba ơi Lê Văn Luyện là ai ạ?” “Con nghe ở đâu thế?” “Các bạn ở lớp hay nói: “Lê Văn Luyện đến đấy, chạy đi!” bây giờ con mới nhớ ra để hỏi ba, hôm qua con cũng hỏi ông ngoại rồi ạ.” “Thế con hỏi như thế nào và ông trả lời sao con?”

Anh cu cười, kể lại. “Con hỏi ông, Lê Văn Luyện là ai, thì ông kể có một anh đi đâm chết mấy người như thế để lấy vàng. Con hỏi tiếp thế anh Luyện có phải người xấu không?” Ông đáp “Không có người xấu, chỉ có việc làm xấu thôi con ạ.” 

Wednesday, October 15, 2014

"Nghệ thuật nhiếp ảnh màu" - sách của nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường

“Nhiếp ảnh là một bộ môn gần gũi với mọi người và của mọi người. Nếu có sự khác biệt chăng đó là trình độ hiểu biết về kỹ thuật, nghệ thuật cái nhìn, trí tưởng tượng và những tri thức đã qua đào tạo…”

Trích lời nói đầu của cuốn “Nghệ thuật nhiếp ảnh màu” của nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường – Nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội 1998.

Tuesday, October 14, 2014

Giở võ 7: Liệu Trung Quốc có tan rã được không?

Sau khi mình viết bài “Giở võ 6: Hong Kong chỉ là điểm khởi đầu” có kết một câu “Như vậy sự tan rã của Trung Quốc sẽ diễn ra một cách tất yếu, “dân chủ” là “li khai” là hai yếu tố chủ đạo để thúc đẩy tiến trình này.” Sau đó có một số bạn (chắc là trẻ) cho rằng điều đó là không chính xác với lý luận “Trung Quốc chưa bao giờ tan rã cả!” Về cơ bản, mình đồng ý với các bạn ấy vì xét từ góc độ từ ngữ, điều đó có thể chưa đủ độ chặt chẽ. Tất nhiên, để chặt chẽ, không thể viết gói gọn trong một câu như vậy được.

Monday, October 13, 2014

Xin lỗi cả khi không có lỗi


Vẫn tiếp tục chương trình học lịch sử bằng cách đi thăm các di tích lịch sử. Tuần vừa rồi, Bôn Ba Nhi Bá học về Ngô Vương Quyền, người đã chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng và có lẽ, là người đầu tiên chấm dứt chế độ “Tiết Độ Sứ” – Bắc Thuộc, thời mà Việt Nam mình có tên là “Tĩnh Hải Quân”.

Friday, October 10, 2014

“Hoa lưng trời, hoa trong ánh mắt…”

Năm 1975, đất nước trở lại hòa bình sau mấy chục năm chiến tranh. Lần đó có lễ duyệt binh và bắn pháo hoa, mình còn nhỏ chẳng nhớ được gì ngoài ấn tượng được ông cậu công kênh lên cổ, chạy ù té từ bên này đường sang bên kia đường, chỗ rạp Đại Nam trong khi đoàn xe tăng lúc đó đã thấp thoáng phía xa xa, quãng ngã tư Nguyễn Công Trứ - Phố Huế…

Thursday, October 9, 2014

Hà Nội đó thênh thang… bảy cửa ô

Tưới hoa ở Tây Tựu
Cuối những năm 70 đến giữa những năm 80 của thế kỷ XX, mình học ở trường Trưng Nhị, là nơi “tụ tập” của các lớp chuyên văn và toán của Quận Hai Bà Trưng. Các bạn của cả Quận tụ về học cùng, từ “lề trên” như những phố Lê Văn Hưu, bên này của Nguyễn Du… đến “biên dưới”, các bạn tận Đuôi Cá Trương Định… đều học cùng cả. Bây giờ thì Đuôi Cá chỗ nhà các bạn ấy, đã là sang quận khác, quận Hoàng Mai. Rồi là các bạn trong khu tập thể Bách Khoa kéo ra học cùng, cá biệt còn có bạn ở xa lắm: Thanh Xuân, và có bạn bên Kim Liên sang, đã là Quận Đống Đa rồi. Còn bạn nữa chuyển nhà lên tận gần Cầu Giấy, xa hãi hùng luôn.

Wednesday, October 8, 2014

Vụn vặt 37 – Chuyến đi thú vị

"Thày" này sau khi hạ trọc thêm tí nữa,
bắt chay tịnh một tháng rồi mặc cà sa
cho lên Đường tùng làm mẫu
Một. Than vãn từ tám mươi đời, cái giống xe Honda Việt Nam ngày càng tệ về chất lượng. Phụ tùng vật liệu kém, ai đời cái xe 125cm3 mới đi gần 4 vạn ki-lô-mét đi còn không bằng cái anh Dream Thái 100cm3, 20 tuổi đời và chạy cả chục vạn. Đã thế lại còn ngỏm xéc-măng, ra khói; xe thì cứ chạy nóng máy lên là bó, phát chán. Không thích chạy nhanh nhưng nó cũng phải hiệu quả, thôi thì xử lý vấn đề, khổ cái đồ “píttông xéc măng cốt không” toàn đồ nội, phụ tùng Thailand thì lại to hơn… thì to hơn! Và ta có chiếc xe “phân khối nhỡ.”

Tuesday, October 7, 2014

“Tiếng hát át tiếng bom”

“Tiếng hô của anh Nguyễn Văn Trỗi, to hơn tiếng súng ba ạ!” Mình sửng sốt khi nghe câu đó của anh bạn Bôn Ba Nhi Bá. “Ở đâu ra chuyện đó hả con?” “Bạn con có quyển “Truyện kể lớp Bốn”, bạn ấy đọc xong rồi bảo con thế!”. Câu chuyện bắt đầu hấp dẫn đây! Lúc này ba con đang chở nhau trên xe máy, chắc cậu ta nghe còi ô tô to quá mà nhớ ra chuyện tiếng này, to hơn tiếng kia đây mà!

Monday, October 6, 2014

Mối đe dọa của Trung Quốc không phải là bất ổn xã hội, mà là sự phân rã của nó

Bài viết này được giáo sư Tôn Lập Bình post lên blog của ông, nhưng vì là blog nên đó là một nguồn không được kiểm chứng, nên bài này “Người lang thang cuối cùng” có cố gắng trích, lược dịch lại, cũng không dùng để đăng báo được. Đồng thời, vì vốn tiếng Anh của “Người lang thang cuối cùng” quá “lởm”, tiếng Trung còn tệ hơn, khả năng tìm được các khái niệm tướng đương là khó khăn nên bài này, cũng chỉ để tham khảo, xin giới thiệu như một bài để đọc thêm. Hơn thế nữa, nó rất dài, nếu dịch lại sang tiếng Việt “word by word” dễ thường đến gần hai chục trang A4, không ai đọc được. Do đó, “Người lang thang cuối cùng” chọn cách lược đi nhiều đoạn, cố đọc hiểu và viết lại…

Sunday, October 5, 2014

"Sông Đông êm đềm..."

Chỗ ngoặt sông Đông
Nước Nga là một đất nước rộng lớn, trải dài từ Tây sang Đông trên cả hai lục địa Âu – Á, địa hình đa dạng, nhiều núi non, bình nguyên, cao nguyên và đồng bằng, có nhiều biển và đại dương bao bọc nên đương nhiên nguồn nước tự nhiên của nước Nga là rất phong phú.

Saturday, October 4, 2014

Một năm quay lại với cuộc sống

Bình thường người ta chọn ngày Tết, hoặc ngày sinh nhật để nhìn nhận lại một năm đã qua, thường là đã làm được gì, chưa làm được gì, có gì hối tiếc không và thỏa mãn những gì. Với mình, có một ngày khác – ngày 4 tháng Mười. Ngày đó cách đây một năm, mình quay lại với cuộc sống. 

Friday, October 3, 2014

Câu chuyện buổi chiều

Bạn học cùng từ cách đây 30 năm, đầu năm nay gặp lại khi họp khóa – tổ chức được cũng là nhờ Facebook. Ai ghét Facebook thì kệ, cái gì ích lợi thì ta phải sử dụng nó, đừng để nó ảnh hưởng dính thị phi như Thày Thích Thanh Cường là được rồi.

Thursday, October 2, 2014

Giở võ 6: Hong Kong chỉ là điểm khởi đầu


Năm 2014 là một năm với mình – một người được đào tạo chuyên ngành về quan hệ quốc tế, thật là sôi động. Đầu tiên, các sự kiện ở Ucraina, Nga “nhảy” vào Crimée, “Người Tân Cương ở Bắc Phong Sinh”; rồi sau đó là sự kiện giàn khoan HD-981...

“Sông Volga có chảy qua Mátxcơva?” và “Mẹ Volga”

Sông Volga, thời là sông Ra
Khoảng năm 2007, trên báo Tuổi Trẻ có một bài viết “loãng mạn” về thời tuổi trẻ yêu đương của một cô Hải Yến nào đó, trong đó có các chi tiết “Quảng trường Đỏ ưỡn ngực đón bình minh đầy kiêu hãnh. Sông Volga như dải lụa mềm trang điểm cho thành phố…” rồi “Mình hẹn nhau vào kỳ nghỉ hè, hai đứa đạp xe ra quảng trường Đỏ ngắm hoàng hôn với từng đàn bồ câu líu ríu chạy nhảy.”

Wednesday, October 1, 2014

Cái can nhựa

Bôn Ba Nhi Bá cùng sinh hoạt nhóm Kỹ năng sống cùng với bạn Pi, mà Pi, là con nhà chú Tùng lại là bạn của ba. Hôm qua Chủ nhật, cả hai bạn cùng có một chương trình đi dã ngoại, cắm trại “điền dã” tận trên đồi thông Sóc Sơn.