Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Sunday, December 23, 2012

“Tình ku nghĩa sữa” hay người yêu cũ của ba


Đầu tiên phải giải thích “Tình ku nghĩa sữa” là thế nào đã. Có lần đi họp lớp cấp ba, một thằng báo cáo với thày chủ nhiệm rằng “Thưa thày, bọn em bây giờ gặp lại nhau “tình cu nghĩa xữa” còn sâu đậm lắm!” – cậu nói nhịu “tình xưa nghĩa cũ” làm cả lớp cười ồ. Từ đó mỗi lần đi họp lớp, mình bẩu vợ: “Hôm nay anh đi “Tình ku nghĩa sữa””. Vợ đi họp lớp (một năm 2 lần, cấp 3 và đại học) mình cũng hỏi, hôm nay em đi “Tình ku nghĩa sữa” hả? Xong phần khái niệm.

Saturday, December 22, 2012

Hậu Ngày tận thế


Thế là cái “Apocalypse” đó đã gần qua hết, bây giờ đã chuẩn bị bước sang ngày 22.12 rồi. Chưa có gì xảy ra cả. Không có quả thiên thạch nào “phang” vào trái đất. Cũng không có trận động đất, sóng thần, núi lửa nào nổi dậy cả.

Thursday, December 20, 2012

Ngày tận thế


Gần đây thấy khắp nơi nháo nhác lên những câu chuyện về Ngày tận thế. Hầu hết mọi người có vẻ như nghĩ đó là chuyện đùa, có vài người nói nghiêm túc như tin sẽ xảy ra thật. Như trong bức ảnh này - có lẽ là chuyện đùa vì nó được share trên FB từ một trang tên là "Cười Vỡ Bụng".

Cũng chẳng có vấn đề gì to tát. Trong lịch sử trái đất đã từng có nhiều "Ngày tận thế": núi lửa Vêduyvơ, nạn Đại Hồng Thủy và gần đây là nạn sóng thần tsunami ở Ấn Độ Dương cách đây mấy năm.

Nhớ chuyện LIFAN bay qua sông Hồng


Một mẫu LIFAN cào cào
Ba năm từ 2000 đến 2002 mình làm trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy “Tàu”, một lĩnh vực khá sở trường vì có nghề sửa xe máy tay trái từ hồi sinh viên. Vì thế quan hệ với các “bạn Tàu” khá là mở rộng, quen biết nhiều: LONCIN, LIFAN, JIALING đặc biệt thân với mấy thanh niên đại diện cho ZHONGSHEN (Tông Thân).

Monday, December 17, 2012

Người thày đầu tiên và mãi mãi


Nhớ hồi còn nhỏ, theo mẹ sang một vùng quê ngoại thành Hà Nội ở - mẹ dạy học ở đó. Mỗi buổi tối, mẹ thường dạy tôi học, vì cũng chẳng có niềm vui nào khác.

Tối nào tôi cũng học chữ, cũng như một cách tiêu khiển. Vốn dĩ tôi không phải là đứa trẻ hiếu động, cũng không quá nghịch ngợm. Chính xác, tôi là một đứa trẻ khỏe mạnh, và rất nghịch, nhưng không nghịch nhiều bằng chân tay mà nghịch bằng cái đầu, với trí tưởng tượng rất mạnh. Chính vì thế mà song song với học chữ, tôi được mẹ dạy đọc sách.

Wednesday, December 12, 2012

Hai chuyện viết trong ngày cuối tháng



1. Sáng nay lúc ăn sáng ông ngoại bọn trẻ kể về chuyện một người vừa ra đi cách đây mấy hôm. Một vị nguyên giám đốc một công ty xây dựng, sau một lần cảm nhập tâm nên sống thực vật ba năm rưỡi. Chú ấy được gia đình chăm sóc bằng cách nuôi qua ống xông đưa thức ăn vào dạ dày. Từ một người đàn ông đẹp đẽ cao to, trước khi chết chú ấy chỉ nhỏ như một đứa trẻ, nằm co quắp suốt hơn ba năm trời.

Sunday, December 9, 2012

THE LAST CASTLE – câu chuyện về lòng tự trọng

Hình trên bìa DVD

Có một lần mình vớ được “thảm kịch” “Nhật ký bão lòng” của một doanh nhân trẻ không may sa chân vào vòng lao lý. Khá ấn tượng, tuy còn nhiều điểm còn băn khoăn với tác giả, nhưng về cơ bản là câu chuyện đó gây khá nhiều suy nghĩ, mà điều đáng suy nghĩ nhất là con người sẽ như thế nào, có giữ được phẩm giá hay không khi rơi vào hoàn cảnh đó.

Friday, December 7, 2012

Nếu bị hôi nách thì đừng tỏ ra phong cách

Ảnh chỉ có tính chất minh họa
Hôm nay đọc trên Facebook của một người anh em có đoạn status như thế này, xin phép được dẫn nguyên văn:

Chết mất, cô chủ nhiệm của ông con vừa gọi điện kể vụ đặt câu theo mẫu Nếu... Thì... Và câu của ông con là: Nếu bị hôi nách thì đừng tỏ ra phong cách.

Monday, November 26, 2012

NGÔ ĐÌNH LỆ THỦY trong “X30 phá lưới” của Đặng Thanh


Mẹ con bà Trần Lệ Xuân và
cô Ngô Đình Lệ Thủy
trên bìa tạp chí LIFE
Ngày xưa đọc “X30 phá lưới” nào đã có thêm thông tin gì khác, nên đọc thế nào thấy như thế thôi, coi đó là sự thật:

Saturday, November 17, 2012

Đọc lại MẪN VÀ TÔI vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI

Bà Võ Thị Phận (phải) nguyên mẫu của nhân vật Mẫn

Lần đầu tiên tôi đọc MẪN VÀ TÔI là năm 1989, năm vừa hết phổ thông và vừa đi làm, vừa đi học. Đó là năm Cách mạng nhung ở Tiệp Khắc nổ ra.

Friday, November 16, 2012

Đi xe là phải “chính chủ” hay quan niệm của một ông hâm

Ảnh chỉ có tính chất minh họa

Từ trước đến nay, mình đã nhiều lần trải qua các cuộc tranh cãi với mấy ông bạn. Phần lớn một mình mình thuộc phe thiểu số, còn chúng nó là đa số. Mua xe đi, có tiền thì mua xe mới. Nếu mua xe cũ, cũng nên làm thủ tục sang tên, trước bạ cho nó đàng hoàng. Nhưng bọn đa số thì cho rằng, tội gì phải thế cho tốn tiền, mất công mất việc.

Đáng tiếc đó lại là suy nghĩ của phần lớn xã hội ta. Một mình mình trở thành một ông hâm.

Tuesday, November 6, 2012

Trung gia hữu kỳ...

Điếu thuốc lá cũng là trợ thủ đắc lực 

Các cụ ngày xưa có câu “Trung gia hữu kỳ, nam tắc suy” (trong nhà có cờ, nam giới hỏng hết). Cờ tướng không chỉ là môn thể thao rèn luyện trí tuệ, với nam giới nó còn là một cái gì đó rất riêng, rất bản sắc và cực kỳ đặc sắc.

Friday, October 19, 2012

Sân bóng rổ

Ông Ôn Gia Bảo chơi bóng rổ với học sinh
(Ảnh minh họa)
Ở Đại học dân tộc Quảng Tây có nhiều sân để chơi thể thao. Sân đá bóng vì cần to, nên ở xa. Sân bóng rổ, ở ngay cạnh ký túc xá dành cho sinh viên nước ngoài. Mà sinh viên nước ngoài ở trường đó, 90% là Việt Cộng nhà ta.

Cái sân bóng rổ nó được thiết kế đào sâu hoắm xuống đồi, nên ở trên nhìn xuống nó như cái bể bơi rất sâu. Người ta quy hoạch trong đó 4 sân có thể thi đấu được, xung quanh là các bậc ngồi xem đổ bê-tông đàng hoàng, xung quanh là các cầu thang đi xuống. Nhìn chung là nếu xuống được, muốn lên mà có người chặn cầu thang là khỏi lên luôn. Nôm na thế.

Thursday, September 20, 2012

Cái nút chai


Bài thơ số 21 của thày Thái Bá Tân gợi cho tôi nhiều suy nghĩ. Mỗi lần tổ chức một cuộc vui, bạn bè đến chật nhà và cuối cùng thì cuộc vui cũng kết thúc. Giống như hình ảnh những mảnh giấy trang kim rơi trên nền nhà trong bài hát "Happy new year" của ABBA, một lần dọn dẹp bàn tiệc tôi bắt gặp chiếc nút chai rượu. Chỉ còn lại mình nó trên bàn chứng minh rằng đã từng có một cuộc vui ở đây, ngay dưới mái nhà này. Rượu đã cạn, và cả chai lẫn nút đều đã sẵn sàng để được vứt đi...

Cuộc đời như bữa tiệc,
Bạn mời rất nhiều người.
Một số luôn đến dự,
Một số không nhận lời.
Một số rất vui vẻ,
Một số buồn ủ ê.
Một số nán ở lại.
Một số vội ra về.
Nhưng bao giờ cũng vậy,
Khi cuối cùng tiệc tan,
Chỉ một số rất ít
Ở lại giúp dọn bàn.
Thêm một sự thật nữa,
Là số ít người này
Thường ăn uống rất ít.
Đời vẫn thế xưa nay.
Thơ Thái Bá Tân.

Chú thích: Nút chai rượu Ararat mới của Acmeni, thứ rượu nho ngon tuyệt mà ngày xưa ở Liên Xô cũng không phải ai cũng mua được.

Wednesday, August 29, 2012

Tu luyện tâm xả


Trích từ sách: An Open Heart
Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: HT Thích Trí Chơn


Để bày tỏ lòng thương chân thật đối với mọi người, chúng ta phải xóa bỏ sự thiên vị trong thái độ của chúng ta đối với họ. Ý nghĩ bình thường của chúng ta đối với kẻ khác luôn bị khống chế ảnh hưởng bởi những cảm xúc phân biệt và dao động. Chúng ta có cảm giác gần gũi với người chúng ta thương. Đối với những người lạ hay không quen chúng ta cảm thấy xa cách. Và đối với những kẻ chúng ta thù ghét, không thân thiện hay cách biệt, chúng ta cảm thấy ác cảm hay khinh miệt.

Sunday, August 26, 2012

Tiền ông Thúi


Tiền giả
Một lần phải lên sân bay Nội Bài đón người nhà, mượn tạm cái ô tô tầm tầm của anh bạn để đi cho nó tiết kiệm. Qua trạm soát vé đưa 10 nghìn, pôlime. Cậu soát vé gườm gườm nhìn tờ tiền, lật đi, lật lại rồi gắt gỏng: “Có tờ nào khác không?”.

Saturday, August 18, 2012

Cheo leo Hà Giang (5) – Nhà cụ Vương Chí Sình (2 và nốt)

Nhà ngang, cạnh chuồng ngựa.
Cái cây trước cửa nhà mới bị đổ do mục ruỗng
Thấy bảo mấy năm trước, người ta xin được kinh phí 7 tỷ đồng để trùng tu tòa dinh thự nay đã là di tích lịch sử. Nhưng chính cái vấn nạn trùng tu đó (mà nó đang hoành hành khắp các di tích trên toàn cõi Việt Nam hiện nay) một mặt thì có vẻ làm cho tòa nhà chắc lên một tí, nhưng mặt khác, làm cho nó có vẻ lai căng với những ổ cắm Clipsal, với bóng nêông Rạng Đông, với những bảng chỉ dẫn phoócmica và chằng chịt dây điện trên trời. Nhìn mà phát nản, nhất là về nhà xem lại ảnh chụp. Chẳng nhẽ lại Phôtôsốp cho hết dây điện đi?

Friday, August 17, 2012

Cheo leo Hà Giang (4) – Nhà cụ Vương Chí Sình (1)



Từ Yên Minh mà đi luôn Mèo Vạc thì gần được nửa đường, nhưng không vòng qua nhà cụ Vương Chí Sình và thị trấn Đồng Văn (nếu đi vòng thì hết gần 100km – đi thẳng 47km).

Wednesday, August 15, 2012

Kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh


Mùa xuân năm 1979. Một ngày người lớn đi họp ở tổ dân phố, rồi ông cậu cùng mấy bác ở phố đào một cái hố ngoài vỉa hè ngay trước cửa. Cứ cách năm chục mét lại có một cái như thế. Bọn trẻ con thích lắm, nhảy lên, nhảy xuống suốt.

Tuesday, August 14, 2012

Cái bắt tay


Hồi bé mỗi lần được mẹ đưa sang thăm ông nội, đều được ông nội bắt tay. Ông quý thằng cháu nội lớn nhất, “ẩn tuổi ông” là mình, nên thường ngồi nói chuyện rủ rỉ với mình rất lâu. Ấn tượng nhất là cách ông bắt tay thằng cháu học tiểu học. Dáng ông cao, gầy, nên ông cúi xuống, nắm chặt bàn tay nhỏ xíu của thằng cháu. Tay ông cũng gầy, hơi nhăn nheo, nhưng khô, âm ấm.

Monday, August 13, 2012

Đường vào cõi Phật


Nếu đi Yên Tử vào thời điểm không phải mùa hành hương trảy hội, đi mà thong thả thôi, thì rất tuyệt. Ta sẽ có thời gian rẽ vào chỗ nọ chỗ kia, vì trên đường từ quốc lộ 18 vào đến chân khu di tích danh thắng Yên Tử còn mấy chùa nữa.

Saturday, August 11, 2012

Một trường tiểu học ở Chennai


Đi lang thang ở Chennai bỗng gặp một trường tiểu học đang tập trung. Lạ chưa, ở Ấn Độ cũng học hè à? Tưởng chỉ có Việt Nam ta mới có kiểu tra tấn bắt trẻ con đi học cả mùa hè chứ nhỉ?

Tuesday, August 7, 2012

Con người Hà Giang (6) – Chợ Phố Cáo (2 và nốt)


Ngày nay trang phục của bà con trên này đã có thêm chiếc mũ bảo hiểm. Đi cả ngày mới gặp một vài anh CSGT, cũng hiền lành, thấy bảo chẳng mấy khi phạt bà con, chỉ nhắc là chính – nhưng bà con vẫn chấp hành nghiêm chỉnh. Thế mới biết là bà con còn chấp hành pháp luật hơn cả nhiều nam thanh nữ tú tự cho mình là “văn minh” vẫn lượn SH, Liberty, LX… ở Hà Thành.

Monday, August 6, 2012

Con người Hà Giang (5) – Chợ Phố Cáo (1)


Xã Phố Cáo, Huyện Đồng Văn, Hà Giang có chợ Phố Cáo – họp chợ ngay ven đường Quốc lộ 4B. Gặp phiên chợ, bà con có thể phải đi bộ từ vùng cao xuống rồi lại đi về mất cả một ngày.

Wednesday, August 1, 2012

Những người tôi gặp ở Chennai (1) – Những người già


Ông cụ ở nhà ga
Tôi rất thích chụp ảnh ông già, bà già. Giá chụp được các cụ một cách tự nhiên trong cuộc sống là thích nhất, nhưng ở Ấn Độ, chụp được như thế rất khó. Cứ hễ nhìn thấy có người chụp ảnh mình là các cụ sang sửa quần áo, dù rất xuềnh xoàng, ngồi nghiêm trang, nhìn thẳng vào cái máy ảnh.

Tuesday, July 31, 2012

Suy ngẫm


Trọng Tấn - Anh Thơ
1. Vụ hai ca sỹ Trọng Tấn – Anh Thơ đang ở Lào “té” về nước làm dư luận trong nước cãi nhau kịch liệt. Đương nhiên từ phía Nhà nước người ta sẽ phải xử lý hai nghệ sỹ đó, nếu không xử lý thì đương nhiên công nhận “mình sai người ta đúng”. Từ khía cạnh xây dựng một xã hội dân sự mà nói, theo thông tin phong thanh thì buổi biểu diễn đó là không có trong kế hoạch, chương trình; còn vụ về diễn ở Ninh Bình thì có hợp đồng. Để bảo vệ cho cái sự làm ăn luộm thuộm và thiếu chuyên nghiệp của ngành văn hóa mà viện dẫn đến lợi ích quốc gia, e rằng hơi “khủng bố” quá.

Sunday, July 29, 2012

Dưới Cột cờ Hà Nội nói với con về Tổ Quốc


Sáng Chủ Nhật ba thường chở con cùng cái xe đạp ra Công viên có tượng ông Lênin để đi xe đạp. Con đạp hăng hái, vòng quanh bao nhiêu vòng.

“Ba ơi, cái tháp gì cao thế kia, mà lại có lá cờ ở trên hả ba?”

Saturday, July 28, 2012

Cheo leo Hà Giang (3) - Kodak Pro 100

Lâu không rờ đến cái máy ảnh phim. Mở tủ lôi nó ra, thấy ở trong máy vẫn còn một cuộn phim Kodak Pro 100 mới bấm được 5 kiểu, và còn sót một cuộn khác ở ngoài. Bây giờ ngoài cửa hàng không thấy bán loại này nữa, mà toàn phim UXi 200 (thấy bẩu công nghệ của Konica).

Thì đem ra chụp vậy. Đằng nào sau chuyến này về cũng cho chiếc Nikon F5 đi ở - có cái anh bạn cứ chết mê chết mệt body này, mình thì thấy vác nặng chết thôi. Sau khi cho nó đi ở mình chỉ còn phải bận tâm với hai cái body F100, một có grip, một không có. Thấy vác F100 vẫn thích, do nó nhẹ, nhanh nhẹn.

Thursday, July 26, 2012

Con người Hà Giang (4) - Gặp gỡ nơi đỉnh đèo

Đi gần đến thị trấn Yên Minh - chính xác là còn cách thị trấn 10km thì gặp một tốp bà con người Mông. Cũng không hiểu là bà con đứng đó làm gì - có vẻ như là không làm gì cả, nhưng ăn mặc thì rõ là đẹp.

A passage to India (2) – Đền Hindu ở Chennai (2)


Thần Ganesh này là chụp
ở miếu thờ cạnh nhà ga
Ngôi đến thứ hai tôi mò mẫm đến thăm là Đền Vadapalani Murugan, cũng không quá xa ngôi đền thứ nhất. 

Đây là một ngôi đền Tamil Hindu, nghĩa là của người Tamil theo đạo Hindu. Chennai thuộc bang Tamil Nadu, nơi dân số chủ yếu là người Tamil mà một bộ phận dân Tamil chạy sang Sri Lanka hoạt động “cách mạng” – tổ chức “Những con hổ giải phóng Tamil”.

Wednesday, July 25, 2012

A passage to India (1) – Đền Hindu ở Chennai (1)


Thần Ganesh
đầu voi, bụng phệ
Tôi muốn mở đầu những ghi chép bằng hình ảnh về chuyến đi tới thành phố Chennai của mình bằng một chủ đề đặc trưng của Ấn Độ: Đền Ấn Độ (Hindu hay Hindoo) giáo. Đến Ấn Độ mà không đi xem đền Hindu thì thật là phí công. Vì thế nên việc đầu tiên phải làm khi đặt chân đến Ấn Độ là phải đi một vòng xem các ngôi đền.

Parthasarathy là ngôi đền tôi đặt chân tới đầu tiên, nằm gần bãi biển Marina của Chennai. Nghe người lái taxi giới thiệu thì đây là ngôi đền Hindu chứ không phải là đền Tamil Hindu (của người Ấn ở Nam Ấn Độ và Sri Lanka).

Tuesday, July 24, 2012

Anh Toby


Trong phim Alvin and the Chipmunks 2 The Squeakquel khi chú Dave phải nằm viện ở tận Paris, nhờ dì của chú ấy là bà Jackie đến trông ba bạn nhỏ, ai dè do sơ suất, mải chơi piu piu piu (Play Station cầm tay thì phải) mà cháu của bà – anh chàng Toby để bà bị ngã cầu thang nằm viện nốt.

Việc chăm sóc ba bạn nhỏ đến tay cái anh chàng đoảng vị kia. Xảy hết chuyện nọ đến chuyện kia, chỉ vì quá mê trò chơi điện tử mà anh Toby không tận tâm với việc trông coi ba bạn – vốn dĩ cũng nghịch như quỷ sứ.

Sunday, July 22, 2012

Cheo leo Hà Giang (2)

Trời dần về chiều, mây kéo nhiều, tối nay sẽ mưa chăng?
Chia tay xã Cán Tỷ, đoàn kéo nhau đi tiếp. Để đến nghỉ đêm tại thị trấn Yên Minh (Huyện Yên Minh) còn phải đi gần 50km nữa.

Thursday, July 19, 2012

Con người Hà Giang (3) – Những bông hoa Cán Tỷ (2 và nốt)


Đi loạng quạng ngay cạnh ngôi nhà UBND xã, thoáng thấy một “bóng hồng” ở trong vườn nhà.

Xông ngay vào, thật ra, cái bóng hồng đó mặc áo màu xanh. Cô bé 21 tuổi, mới sinh con và đang còn làm “bò sữa”. Mới đầu hơi e ngại, nhưng sau đó thì để cho chụp ảnh thoải mái.

Wednesday, July 18, 2012

Con người Hà Giang (2) – Những bông hoa Cán Tỷ (1)



Đi qua cầu Cán Tỷ sang bên kia sông Miệm, vẫn là xã đó, nhưng đã là thôn khác. Một tốp bà con đang tụ tập bán những quả dưa, mà người dưới xuôi thường gọi là dưa Mán.

Thật buồn cười vì mở đầu cho “phóng sự” “Những bông hoa Cán Tỷ” bằng một bà già. Nhưng các cụ bẩu, “tre già, măng mọc”; không có “hoa già” sao có “hoa trẻ” được?

Hóa ra, tốp bà con bán dưa đúng là “bà con” – họ hàng với nhau thật. Có già, có trẻ - có bà có cháu, có mẹ có con, có chị, có em. Toàn phụ nữ cả, cô bé nào cũng xinh tươi như hoa...

Tuesday, July 17, 2012

Con người Hà Giang (1) – Xã Cán Tỷ


Người đầu tiên của xã “chạm mặt” tôi 
là một chú bé. Từ trên cầu, 
chú ta tò mò ghé mặt ra ngó 
cái thằng cha lạ mặt
vác cái máy ảnh…
Dừng chân ở xã Cán Tỷ, nếu không tính lúc ăn trưa ở thành phố Hà Giang, thì đây là điểm đầu tiên dừng lại của đoàn.

Lúc chúng tôi đến nơi, đã là 3 giờ chiều. Trời nắng gắt, bầu trời trong xanh, những đám mây trắng – đúng là “như bông” nhưng con người thì đang nhoai hết cả ra.

Monday, July 16, 2012

Chặt chẽ


Gần cuối ngõ có nhà của gia đình một bà cô, mới nghỉ hưu được mấy năm. Bình thường, thể hiện ra bên ngoài của bà cô đó cũng vui vẻ, hòa nhã, không mất lòng ai bao giờ.

Nhưng thấy bảo bà cô là người ghê gớm, chính xác hơn là chặt chẽ. Lần Công ty điện lực người ta có dự án nâng cấp đường điện toàn khu vực, cần phải trồng một cái cột mới. Theo thiết kế, cái cột điện đó sẽ nằm ở đúng chỗ góc đường ngõ, thuộc đất công nhưng vẫn sát đất lưu không của nhà bà cô kia.

Cheo leo Hà Giang (1)


Chiếc xe hai cầu leo phăm phăm trên con đường đèo
Cách đây dễ thường gần nửa thế kỷ, thịnh hành câu “Hà Giang – Bắc Mục, có nhục mới đi”. Bắc Mục là địa danh thuộc Tuyên Quang, cách Hà Giang 111km.

Saturday, July 14, 2012

Ông và cháu


Ông là Phó giáo sư, tiến sỹkhoa học. Một cựu chiến binh bộ đội Trường Sơn, một nhà khoa học hết đời vìnghiên cứu, một người ông, cha, anh mẫu mực.

Hai cháu trai đích tôn, cháunăm nay lên lớp 5. Cháu bé năm nay vào “năm thứ nhất”. Một ngày, cậu cháu békhông biết xem TV nghe thấy từ lúc nào, hỏi cả ông và bố:

Tuesday, July 10, 2012

Giặc Ân ở đâu ra?


Hồi nhỏ đọc truyện Thánh Gióng, thấy giặc Ân tàn ác lắm. Rồi có người anh hùng bé tí nhưng đã máu lửa, ăn bao nhiêu là cơm với cà muối, xin con ngựa và gậy sắt, nhảy ra oánh cho một trận thất điên bát đảo. Nôm na thế.

Friday, July 6, 2012

Wonderful indian night


Cover DVD
"One more car, one more rider"
Cái thời yêu nhau người ta thườngrất lãng mạn. Bất cứ sự vật, hiện tượng, hình ảnh, âm thanh nào cũng có thể gâyra những cảm xúc rô-ma-tích.

Nhớ lần ấy hai bạn trẻ rủ nhauđi mua đĩa nhạc về nghe. DVD “One more car, one more rider” của Eric Clapton đượcmang về. Xem đến "Wonderful tonight" hai bạn đã rất ấn tượng trước một đôi anh chịthính giả, ôm nhau dìu nhau trong điệu slow, và lần đầu tiên hai bạn cũng thửdìu nhau theo điệu slow đó. Một bản ballad tuyệt vời…    
…Do I look alright?
And I say yes, you arewonderful tonight…

Wednesday, June 27, 2012

Tiếng chổi tre



Ngày xưa trong sách tập đọc(không nhớ được là lớp mấy) có một bài thơ rất hay của Tố Hữu.

Về sau, mỗi lần nhìn các chịcông nhân của Công ty môi trường đô thị (URENCO) đi quét rác, lại nhớ bài thơTiếng chổi tre:

Tuesday, June 26, 2012

Những hạm tàu Nga đầu tiên trên bến cảng Việt Nam



Tư liệu của đài Tiếng nói nước Nga

Khi nào thì ở Việt Nam xuất hiện những con tàu đầu tiên từ nước Nga xa xôi? Đó là câu hỏi mà chúng tôi bắt gặp trong một số thư thính giả gửi đến gần đây. Quan sát viên đài chúng tôi đã yêu cầu nhà sử học Matxcơva giải đáp câu hỏi này.

Wednesday, June 20, 2012

Người bạn mới


Làm quen nào...
Thật ra, phải đặt tên cho câu chuyện này là “Người” bạn mới (chữ người ở trong ngoặc kép). Nhưng từ trước đến nay, cách gọi này thông dụng, nên cũng chỉ cần giải thích thêm tí chút mà thôi.

Thursday, June 14, 2012

Một chuyện tình Đà Lạt


Hungmgmi (NuocNga.net)

Một góc hồ Tuyền Lâm
Những ngày ở Đà Lạt, bỗng gặp lại một ông anh nhà thơ. Anh bỏ Hà Nội đã mấy năm vào “miền đất lạnh”. Anh xuất xứ gia đình địa chủ gộc Bắc Giang, bố mẹ đã từng được Bảo Đại mời vào dinh làm quản gia. Một buổi trưa, ngồi cùng anh bên bờ hồ Tuyền Lâm thơ mộng, vút ra xa là một khung cảnh lãng mạn tuyệt vời. Hồ thì xanh thẳm, lặng phắc, và xa xa là những đồi thông xanh rì nhấp nhô, nhấp nhô. Những con thuyền sơn trắng đậu sát mép nước, dập dờn theo từng cơn sóng nhỏ. Bỗng mưa sầm sập đến, cả mâm rượu thu lu sát góc quán. Trong những câu chuyện vi vút gió, tình cờ mới biết thêm rằng ông anh là em trai ruột của Vương Thịnh, người đã dịch ra tiếng Việt bài hát Chiều ngoại ô Moskva vẫn quen thuộc với hàng triệu thính giả người Việt suốt mấy chục năm qua. Anh Vương Thịnh đã mất, là một người tài hoa và đã gắn định mệnh đời mình với quê hương bạch dương khi chớm tuổi đôi mươi:

Thursday, June 7, 2012

Nỗi sợ hãi



Con trai rất thích đi công tác với ba, ngoài những lý do: được đi chơi rừng, núi, biển… hay đi ô tô suốt ngày, còn vì lý do mỗi lần đi lại được ở một khách sạn khác nhau.

Wednesday, June 6, 2012

Một lần vào thăm Lênin


Xếp hàng vào lăng Lênin
Cả đời mới mò đến được nước Nga. Nghe người ta bẩu, đến Mátxcơva mà không thăm Quảng trường Đỏ, coi như chưa đến nước Nga.

Monday, June 4, 2012

Hồng như màu của bình minh…



Cách đây tầm sáu tháng đi qua quán sách cũ quen thuộc, thấy bà hàng sách đang ngồi say mê hát với hai bà bạn. Một ông già bắt nhịp, ý như “thày giáo” dạy hát.

Gần đây, nhà hàng xóm cùng ngõ cũng xuất hiện một nhóm, tụ tập ba bốn bà già. Chẳng bao giờ nghe tiếng bà chủ nhà ấy, thế mà bây giờ lại được nghe bả hát. Thế mới kỳ.

Wednesday, May 30, 2012

Nếu Giáo sư Ngô Bảo Châu là đại gia



Hôm rồi đi công tác về, anh em ngồi trên xe đường xa, buồn chán nên buôn đủ các thứ chuyện trên giời dưới biển, cuối cùng cũng quay lại đề tài muôn thuở: chị em.

Lần này câu chuyện xoay quanh cô đồ lót.

Saturday, May 26, 2012

Cái cốc


Bạn thân mến,

Bức thư này vừa viết cho bạn, vừa viết cho bản thân mình, vừa viết cho tất cả các bạn bè của mình… nên mình đã đặt tên cho nó. Bình thường, chẳng ai đặt tên cho một bức thư cả. Chỉ có: Hà Nội, (hoặc Mátxcơva) ngày… tháng… năm…

Đã nhiều lần xem trên phim ảnh, thấy người này cầm cốc hắt nước vào mặt người kia. Mỗi lần xem, lại tự hỏi: “Nếu như mình bị như vậy thì sao nhỉ?”. Trong phim, có khi người ta đánh nhau. Có khi người ta yêu cầu xin lỗi trước, rồi đối thủ không xin lỗi thì cũng lại đánh nhau. Nhưng cũng có khi, người ta chỉ xin phục vụ nhà hàng (nếu ở trong nhà hàng) một cái khăn. Trường hợp này, mình lại tự hỏi tiếp: “Thế nếu như khi xin cái khăn, người ta nghĩ gì nhỉ?”.