Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Saturday, December 31, 2011

Cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại với sự phá sản của chiến thuật “Chiến tranh chớp nhoáng” - “Blitzkrieg” của phát-xít Đức

PhuongNN

Gioongke (Junker) Ju-87 "Stuka"
máy bay cường kích ném bom bổ nhào,
một vũ khí hiệu quả của Blitzkrieg
Quân đội phát-xít Đức từ trước khi tấn công vào Liên Xô đã có kinh nghiệm chiến đấu trên các chiến trường khắp châu Âu trong hai năm: Pháp, Bỉ, Hà Lan và một số nước khác. Các cuộc chiến tranh này đã khẳng định tính hợp lý của chiến thuật “Blitzkrieg” (Đánh nhanh thắng nhanh) của học thuyết quân sự Đức.

Các cuộc chiến tranh ở Pháp, Bỉ, Hà Lan và nhất là cuộc chiến tranh chống Ba Lan tháng Chín năm 1939 đã khẳng định trong điều kiện chiến tranh với một kẻ địch yếu thì những hình thức tiến hành chiến dịch mà quân đội Hít-le đề ra ngay từ hồi đó (tháng Chín năm 1939) là rất hợp lý. Trong tiếng Đức, “Blitzkrieg” là một từ ghép blitz-krieg, có nghĩa là cuộc chiến tranh chớp nhoáng, mà trong cuộc chiến tranh đó hành động tấn công căn bản là dùng khối lượng xe tăng thật lớn với sự yểm hộ của phi cơ thọc sâu một cách táo bạo vào tung thâm của đối phương.

Friday, December 30, 2011

Khó hiểu


Chúng ta tôn trọng nhân dân của bất kỳ đất nước nào, nhưng nhiều khi, có những điều không khỏi làm chúng ta đặt dấu hỏi.

Thursday, December 29, 2011

Ấu trĩ


Tự dưng, người ta nghĩ ra cách chống tiêu cực bằng quy định không cho CSGT mang theo trong người quá 100 nghìn đồng. Đây có thể sẽ là một quy định hài hước bậc nhất trong năm 2011.

Wednesday, December 28, 2011

Nữ diễn viên Việt Nam giành phần thắng tại Liên hoan điện ảnh Nga

Tatiana Rumyantseva dịch



Nữ diễn viên Minh Hương, người đóng vai bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong phim “Đừng đốt”, đoạt Giải “Nữ diễn viên xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim về lòng yêu nước thời chiến “Phòng tuyến Volokolamsk”. Đây là lần thứ 8 ở ngoại ô Matxcơva, tại Thành phố Vinh quang chiến đấu Volokolamsk tổ chức Liên hoan điện ảnh theo đề tài này. Tháng Giêng năm 1941, chính ở khu vực này Hồng quân đã ngăn chặn đội quân phát-xít đang hùng hổ tiến về phía Matxcơva. Năm nay, Liên hoan được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm trận đấu ở cửa ngõ thủ đô Matxcơva.

Tuesday, December 27, 2011

Giấy khai sinh

Ai lấy vơ, lấy chồng, sinh con đẻ cái đều phải làm cho con Giấy khai sinh. Sau Giấy chứng sinh do Bệnh viện cấp, Giấy khai sinh là loại giấy tờ thứ hai của con người cần có để chứng minh sự tồn tại trên cuộc đời này.

Cầm tờ Giấy khai sinh trên tay, ta sẽ đọc thấy những thông tin cơ bản của một người: Họ và tên, ngày sinh, nơi sinh (hoặc điền địa danh, hoặc và thường là cụ thể hơn, tên bệnh viện đã làm bà mụ cho người đó), nguyên quán hay quê quán, họ và tên bố, họ và tên mẹ, ngày sinh của hai người đó, họ và tên người đứng khai, thường thì bố mẹ hay nhờ ông nội, hoặc ông ngoại đi khai cho cháu. Cơ quan cấp Giấy khai sinh, là Ủy ban nhân dân Phường nơi một trong hai bố mẹ có Hộ khẩu.

Monday, December 26, 2011

Liêm sỉ và vô liêm sỉ

Theo từ điển tiếng Việt trựctuyến wiktionary thì “Liêm sỉ” là Đức tính của người trong sạch và biết tránh những điều làm cho mình phải xấu hổ.

Ông già Nô-en

Mùa Nô-en đến, bạn nào cũng rất vui, rất sướng. Ông ấy đến tận trường phát quà cho các bạn.

Tối qua, ông ấy đến trường dự ngày hội chợ Nô-en của trường anh cu nhớn, cả em bé cũng được đến dự.

Saturday, December 24, 2011

"Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ"

Xe đạp Peugeot
Mấy ông anh trong câu chuyện nước chè vỉa hè, có lần nói, bây giờ các em sướng, thích cái gì có cái ấy. Hồi đó mới giải phóng, bọn anh 3 năm mới lắp được cái xe đạp. Năm nay mua phân phối cái khung, sang năm đôi vành… cứ thế cho đến khi nào đủ thì ráp.

Về người bạn gái của Va-xi-li Dai-sép, Ta-ni-a Chéc-nô-va

Tania Chécnôva
Nếu như bạn đã xem phim “Kẻthù trước cổng” (“Enemy at the Gates” -  Paramount Pictures) của đạo diễn Pháp Jeans Jacques Annaud, hẳn có thể thắc mắc về nhân vật Ta-ni-a Chéc-nô-va do nữ diễn viên Rachel Weisz đóng (Nổi danh qua hai tập phim “Mummy” và “The mummy returns”) có thật hay không?

Ta-ni-a Chéc-nô-va là người Mỹ gốc Nga ở New York. Cô ước mơ trở thành diễn viên múa ba-lê. Khi Chiến tranh Giữ nước vĩ đại bắt đầu năm 1941, cô mới chỉ có 19 tuổi và đang ở Nga. Lúc này cô đang cố gắng cứu ông bà của mình ở Bê-la-rút-xi-a sơ tán về phía Đông, nhưng không kịp. Ông bà cô đã bị bọn phát-xít Đức giết khi tàn sát cả khu vực nơi quê hương Bê-la-rút-xi-a của cô. Sau một thời gian tham gia du kích, cô tìm đường đến Xta-lin-grát, mong muốn giết được nhiều kẻ thù hơn nữa. Những hành động tàn bạo của phát-xít Đức trên quê hương cô đã làm cho trong cô không còn tính nhân đạo với chúng nữa. Cô gọi chúng là những “cái que” và chỉ có thể bị bẻ vụn ra mà thôi.

Thursday, December 22, 2011

Nỗ lực

Hết học kỳ đầu tiên của đời người, con được học sinh giỏi.

Ba đề nghị một phần thưởng, một chuyến đi chơi xa dịp nghỉ học kỳ – con thích lắm. Ba hỏi con, con có biết tại sao con lại được phần thưởng đó không?

Vì con được học sinh giỏi ba ạ!

Thế con có biết, học sinh giỏi là gì không?

Wednesday, December 21, 2011

Đội lốt

Chuyện kể rằng... 
Một lần, ở trụ sở phòng Đăng ký kinh doanh của một Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh nọ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp của một đôi ông bà.
 … Côôôôôôôôôôông ty trách nhiệm hữu hạn liêêêêêêêên doanh… -  anh chị định thành lập công ty loại hình gì? Chưa đọc kỹ hướng dẫn dán ngoài cửa à? Thế anh chị định liên doanh với bên nước ngoài nào?” “Ấy dạ không ạ” – người đàn bà đon đả - “Iem tên là Liên, chồng iem đây tên là Doanh, nhà iem định thành lập công ty tên là Công ty trách nhiệm hữu hạn Liên Doanh bác ạ”.

Tuesday, December 20, 2011

Cuộc chiến chống phát-xít qua mấy bộ phim Phương Tây gần đây

Affiche phim Giải cứu binh nhì Ryan
Trong khoảng chục năm trở lại đây, chúng ta được xem mấy bộ phim của các nhà làm phim Phương Tây về chiến tranh thế giới lần thứ 2: “Giải cứu binh nhì Ryan”, “Trân châu cảng”, “Kẻ thù trước cổng”, “Định Mệnh”… Trong bài viết này, người viết không có ý định đưa ra một bài phê bình điện ảnh, vì hắn ta không phải là tay sành sỏi gì, dù rất mê xem phim. Hắn chỉ có ý định viết lên một vài cảm nhận của mình với những bộ phim được dựng về một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử loài người, một cuộc chiến sẽ làm tốn thêm hàng tấn giấy mực và hàng vạn cây số phim ảnh của các nhà văn, biên kịch, các nhà làm phim.

Monday, December 19, 2011

Phở Chợ Vòm

Bát phở này chỉ
mang tính chất minh họa
(“Giật tít” như trên cho hấp dẫn thôi, chứ phở ở Chợ Vòm tôi ăn có mỗi một lần và về thì bị Tào Tháo đuổi chạy gần chết. Tạm gọi như vậy, nhưng thật ra nên gọi là Phở Mát, và sau đây tôi xin gọi như thế).

Thường thì mỗi khi “hẹn hò” (từ chuyên môn chỉ vụ hẹn gặp nói chuyện công việc ba lăng nhăng) với một ông anh định cư ở Mát, anh ấy và tôi thường gặp ở ốp ASEAN. Gặp ở đó, ngồi trong quán với cái không khí của người Việt, ăn những món ăn Việt, cũng thấy khoái hơn là ngồi hàng ngồi quán của Nga. Ông anh hay rủ tôi ăn phở, cho đỡ nhớ Việt Nam. Có lần tôi từ chối, vì vừa ở Việt Nam sang, trong miệng vẫn còn nguyên dư vị của Phở Bát Đàn. Cũng có lần tôi ăn… và ngẫm nghĩ.

Saturday, December 17, 2011

Ế thì tăng thuế

Người Việt Nam trên 90% xuất thân từ nông dân, tâm lý tiểu nông nặng nề vẫn khó bỏ được, cho dù đã sinh sống ở nơi Kẻ Chợ đến vài đời.

Khai thác được tâm lý đó cũng chính là những kẻ tiểu nông khác, láu cá hơn và khôn vặt hơn. Câu chuyện này thể hiện rõ nhất ở thị trường ô tô Việt Nam nói chung, thị trường ô tô Hà Nội nói riêng.

“Đánh hàng địa chỉ”

Vátxkhốt 3M
Nghe dân xuất khẩu lao động kể chuyện đánh hàng từ Liên Xô về, còn có một mảng còn thiếu mà tôi có nghĩa vụ phải bổ sung. Đó là hoạt động phân phối những hàng đó ở Việt Nam.

Vậy, những mặt hàng hồi đó, các bác nhà ta thường gửi về, là những gì? Thôi thì đủ thứ, vải hoa (để bọc), vở (dùng để chèn thùng), dây mayxo, bếp điện, lò sưởi dầu, ấm điện, bàn là, tủ lạnh, loa S30, S50, S70, S90, AC100... ampli và đầu câm “nuốt” Radiotechnika, vòng bi, phụ tùng xe đạp (chủ yếu là pêđan, bộ cụm phanh Kháccốp, xích, líp, đùi đĩa, moayơ...), phụ tùng ôtô (Zil cũng có, nhưng chủ yếu là đồ cho Kamaz và Uaz, như piston, xécmăng, bộ bạc biên - paliê, trục khuỷu, cả bộ đềmarơ, bạt phủ mui kính to, kính bé cho Uaz, bulông tắckê, phần gầm có cả bộ cầu xe, nhíp...); xe máy Minsk 125cm3 hoặc Vaxkhốt 3M 175cm3... mãi về sau mới có phụ tùng thay thế cho xe máy, chứ hồi đầu thì thường mua cả chiếc. Mặt hàng chiến lược hồi đó là loa, vòng bi, phụ tùng xe đạp, xe máy, ôtô, đồ điện gia dụng, đồ nhôm và nhất là niken tấm.

Friday, December 16, 2011

Có những người kỳ lạ thế đấy (2)

Những hiệp sỹ đường phố

Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau (Tục ngữ Việt Nam)

Hiệp sỹ Nguyễn Minh Tiến và con trai
Ngày 6-10, Giám đốc công an thành phố Hà Nội thông báo Hà Nội sẽ có Câu lạc bộ hiệp sỹ đường phố, thí điểm đầu tiên ở quận Hai Bà Trưng.

Thursday, December 15, 2011

Lòng dũng cảm

Con trai mới vào lớp Một, thoáng một cái, đã hết học kỳ đầu tiên. Ba đã phải đi họp Phụ huynh cuối học kỳ rồi đấy, mới hôm nào đi họp đầu năm học cho con, ba tháng đánh vèo trôi tuột mất đi đâu cũng không biết nữa.

Wednesday, December 14, 2011

Một năm thấy ta là thác đổ

Thêm một năm nữa Ông xa chúng ta… mới hôm nào ngồi ở Matxcơva viết bài kỷ niệm 7 năm ngày Ông đi xa, nay đã lại một năm, một năm thấy ta là thác đổ…

Không hiểu sao, càng ngày càng ngấm nhạc của Ông đến thế. Và thật lạ kỳ, cứ nghe nhạc của Ông ta lại có cái cảm giác sao mà bài ca khi thì cho chúng ta cảm giác thanh thản, khi thì lại dẫn ta đến những ma trận của tâm hồn…

Tuesday, December 13, 2011

“Nước VINCOM”


Bà xã mình có một cô thư ký, điển hình của hình mẫu “nhà giàu mới nổi”, cô nàng thích “trông lên”, và hay chê bai.

Monday, December 12, 2011

Về Va-xi-li Dai-sép và những đồng chí của anh, những người thiện xạ

PhuongNN

“Bên kia sông Vôn-ga không có đất cho chúng ta” – Va-xi-li Dai-sép

Va-xi-li Dai-sép là một trong những thiện xạ ưu tú nhất của Hồng quân trong cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại.

Chỉ trong một thời gian rất ngắn, vài tháng sau khi anh tới chiến trường Xta-lin-grát, từ tháng Mười năm 1942 cho đến khi bị thương ở mắt vì một mảnh mìn, anh đã tiêu diệt được 242 tên lính Đức.

Sau này, Dai-sép viết một vài cuốn sách về cuộc chiến đấu của anh: “Chuyện lính bắn tỉa”, cuốn sách được anh đọc cho phóng viên chép lại và được cơ quan thông tin của Hồng quân xuất bản. Cuốn hồi ức chiến tranh đầu tiên của anh được xuất bản năm 1956: “Với người thiện xạ: Bên kia sông Vôn-ga không có đất cho chúng ta”.

Sunday, December 11, 2011

Lừ lừ như tàu điện vào ga

Với dân Hà Nội thời những năm 80 trở về trước, không thể không biết đến tầu điện. Các bác tôi ở trong quê ra thăm, đi bộ hoặc xe ngựa hơn chục cây số đến thị xã Hà Đông là đã có tầu điện đi nốt ra “Hà Nội”.

Đường tầu điện từ Chợ Mơ chạy tuốt lên tận Bưởi, có những chỗ tàu tránh rất đáng chú ý như Ô Cầu Dền, Hàng Bài, Bờ Hồ… ở Bạch Mai – Phố Huế, nó đi giữa đường. Lên Đinh Tiên Hoàng, nó “tạt” sát sang vỉa hè cạp quanh hồ Hoàn Kiếm. Đường phố bỗng rộng thênh thang. Khi đường tàu ở giữa đường, nó còn có một tác dụng nữa là làm giải phân cách giữa hai làn đường ngược chiều nhau (Bạch Mai) hoặc giữa cơ giới với thô sơ (Phố Huế, Hàng Bài, Quan Thánh…).

Friday, December 9, 2011

“Kẻ ngu trước cổng” - "Idiocy at the Gates"

(Cảm nghĩ của một người Nga sau khi xem phim “Kẻ thù trước cổng”)
Lý Thế Dân dịch

“Cái gì người Mỹ không để ý, cái đó người Nga sẽ không tha thứ”

Tôi đã xem bộ phim phương Tây được trình chiếu rộng rãi vừa qua “Enemy At the Gates” (“Kẻ thù trước Cổng”), do Jean Jaques Annaud đạo diễn. Sau “Saving Private Ryan” - vốn để lại một ấn tượng chung khá tốt, tôi đã hy vọng rằng sản phẩm này của Hollywood sẽ có được cùng chất lượng như vậy. Nhưng sự thật trái ngược với những gì tôi mong đợi… Vâng, xin hãy bắt đầu từ đoạn đầu phim.

Thursday, December 8, 2011

Có những người kỳ lạ thế đấy (1)

"Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau" (tục ngữ Việt Nam)

Dave Karnes khi đã tái ngũ,
đang nhớ lại những ký ức
về ngày 11 tháng Chín
Ảnh của hạ sỹ Ryan D. Libbert
Từ khi giải ngũ, trong ba năm liền thượng sỹ nhất Dave Karnes (sinh năm 1958) làm kế toán cho công ty Deloitte & Touche tại Wilton, Connecticut.

Ngày 11 tháng Chín năm 2001, anh nhận được điện thoại của chị gái ở Pittsburg, kể rằng có một chiếc máy bay nhỏ đã đâm vào một trong hai tòa tháp của Trung tâm thương mại thế giới. Anh nhìn TV và hiểu rằng, không có chiếc máy bay nhỏ nào cả, mà là cả một chiếc máy bay chở khách rất lớn. “Đây hẳn là một vụ không tặc”. Ít phút sau, chiếc máy bay thứ hai đâm vào tòa tháp còn lại, khẳng định đây đúng là một vụ tấn công khủng bố.

Wednesday, December 7, 2011

Góc phố cũ Mátxcơva - Старая Москва

Mátxcơva thay đổi từng ngày. Nhưng, nếu chịu khó lang thang một chút thì còn tìm được một Mátxcơva khác, cũ kỹ và trầm mặc, cũng gây nhiều cảm xúc như Hà Nội cũ vậy...


Tuesday, December 6, 2011

Đời sống văn hóa – văn nghệ thời bao cấp

Đoàn Bông Sen diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội 
Hồi đó, Hà Nội có khá nhiều rạp chiếu phim hoạt động thường xuyên. Khu vực quận Hai Bà Trưng đáng kể có rạp Mê Linh (“Mê Linh vừa kinh vừa tởm”), Bạch Mai (gần chợ Mơ – “Bạch Mai vừa khai vừa thối”), những câu “ngạn ngữ” dùng để chỉ cái thời đó, có những thành viên của xã hội không chịu đi vào nhà vệ sinh (cũng rất đáng kinh sợ) mà “phang” luôn vào các góc tối của rạp.

Monday, December 5, 2011

Việt Bắc

Kể từ lần đầu tiên đến với Việt Bắc đã là năm năm. Ba năm thực sự gắn bó với Việt Bắc, chưa phải là dài, nhưng cũng thừa để nhìn nhận lại như một quãng đời đầy cảm xúc.

Xem lại những bức ảnh chụp bằng máy ảnh phim từ dạo đó, nhớ hồi đó ta mới vừa quen nhau…

Lúa nương

Saturday, December 3, 2011

Noóc-măng-đi Nê-man hay chuyện về những người con của nước Pháp trong Hồng Quân

PhuongNN

Phi công Pháp
Joseph Risso (bên trái)
và các bạn chiến đấu Nga
Nước Pháp tươi đẹp, ôi nước Pháp… Người đã chịu nhiều đau khổ vì bị giày xéo dưới gót sắt của bọn phát-xít. Nhưng nước Pháp còn là quê hương của Gian Đa và những chiến sỹ Công xã Pa-ri, của chú bé Ga-vơ-rốt, của cả những người Pháp kháng chiến không chịu khuất phục trước bọn phát-xít.

Ngày 28 tháng Mười một năm 1942, bằng nhiều con đường gian khổ khác nhau, mười lăm phi công quả cảm, mười lăm người con ưu tú của nước Pháp đã đến Liên Xô, tình nguyện chiến đấu sát cánh với các chiến sỹ phi công Đỏ chống kẻ thù chung. Mười lăm phi công này đến từ căn cứ không quân Pháp Ray-ắc ở Trung Đông, sau khi nước Pháp thất thủ đã tìm cách đến được Liên Xô tiếp tục chiến đấu. Những thành viên đầu tiên này của Trung đoàn là những người đã có 19 trận không chiến thắng lợi trên bầu trời nước Pháp, Anh và Địa Trung Hải.

Friday, December 2, 2011

“…có khi tựa lá cỏ…”

Kỷ niệm 7 năm ngày mất của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

Bài viết này được viết bởi một người không thích nhạc Trịnh cho lắm. Tôi là fan của nhạc Phú Quang. Nhưng đôi khi, người ta cũng phải phá lệ một chút…

Thursday, December 1, 2011

Hồ Ba Bể


Trong bài này tôi chỉ mong giới thiệu đôi chút, rất ít về thiên nhiên và con người ở Hồ Ba Bể, một trong những hồ nước ngọt trên núi do thiên nhiên ban tặng đẹp nhất thế giới.

Wednesday, November 30, 2011

Chiều đông Mát-xcơ-va

Cô đơn - Ảnh PhuongNN
Công việc tồi quá... mấy lần xuống Vô Tích rồi mà vẫn không được việc. Chuyến tàu Vô Tích về Thượng Hải hôm nay vắng, mỗi toa chỉ chừng một chục người. Tiếng bánh xe đập nhẹ nhẹ, tàu này không phải tốc hành nên chỉ chạy khoảng trên 100 ki-lô-mét/giờ. Trời đã gần về chiều nhưng tối khá nhanh, hai bên đường những ngôi nhà vùng nông thôn hai bên dán câu đối đỏ đã dần dần lùi vào trong chiều nhập nhoạng. Mùa đông năm nay Trung Quốc ít tuyết. Thấy bảo trên Bắc Kinh tuyết rơi cũng không nhiều lắm.

Tuesday, November 29, 2011

Những vết thương khó lành

Đi khắp các metro Mát-xcơ-va, ta có thể thấy rất nhiều người tàn tật. Với dự đoán quãng tuổi của họ, khoảng 40 đến 45 tuổi, rất nhiều, thì có thể hiểu, đó là các thương binh Liên Xô về từ Afganistan. Cũng có những thanh niên tàn tật, khoảng ngoài 30, thì có thể họ là những thương binh Chécchen của thời Enxin. Cũng có thể, họ bị tai nạn lao động. Nhưng tai nạn lao động gì mà nhiều thế? Chỉ có thể là thương binh mà thôi.

Monday, November 28, 2011

Niềm hy vọng

Ngày nào không đi công tác, không về muộn từ cơ quan, là mình đi đón con lớn ở nơi xe bus của nhà trường hẹn trả con ở đó. Ngay mép vỉa hè, có một bác bán xổ số. Hôm nay con mình đột nhiên chú ý đến bác ấy.
- Bà bán gì vậy hả ba? Vé xe buýt à? (chà là ở gần đó có một điểm xe bus đỏ-vàng đón trả khách)

Friday, November 25, 2011

Tôi và Hoàng Hữu Phước


Bây giờ thì ông nghị Hoàng Hữu Phước đã hoàn toàn nổi tiếng, thậm chí quá nổi tiếng. Ông ấy nổi tiếng đến mức mà một người bàng quan như tôi, cũng biết đến ông. Dò dẫm trên mạng đọc tất cả những ý kiến về ông, khen thì ít, chê thì nhiều, tôi không khỏi chạnh lòng, và cố gắng đọc những gì ông viết trên mấy trang blog để tìm ra vài điều gì hay ho hơn chăng?

Những ánh đèn qua ô cửa sổ…


Một hôm, nhà tôi bỗng được “phân phối” một chiếc đèn ống Rạng Đông. Cả một thời gian dài có đến 3, 4 năm chiếc đèn ống Tungsram của Hung cũ bị cháy không có thay, nhà phải dùng bằng các bóng đèn đỏ (bóng đèn sợi đốt, hồi đó người ta gọi như thế). Bóng đèn đỏ thì hay cháy hơn, nhưng bù lại dễ kiếm hơn trên thị trường chợ đen.

Thursday, November 24, 2011

Gặp một nhà văn - lính thủy Liên Xô 42 năm quay lại Việt Nam

Câu chuyện bên vỉa hè Hà Nội

Phan Việt Hùng (NuocNga.net)

Chiều tối qua, sau buổi tiếp nhà văn Skrabov Vladimir Pavlovich tại trụ sở Hội hữu nghị Việt - Nga, tôi nháy ông: Ta đi uống một chút chứ. Người đàn ông cao lớn có cặp mắt màu xám này hồ hởi, đi chứ, đi chứ, nhưng không ngồi lâu được đâu nhé, tối nay tôi lên tàu đi Sài Gòn rồi. Để cho tiện, chúng tôi “hạ trại” ở một quán bia gần đó, trên phố Nguyễn Biểu, ngay gần nhà thờ Cửa Bắc.

Bức thư của một người lính già gửi tổng thống


Kính thưa Dmitry Anatolevich (*), người lính già và nguyên giáo viên cầu cứu Ngài.

Tôi sinh ngày 5.12.1921 ở Nga, tỉnh Gurevxskaya. Năm 1942, tôi ra mặt trận. Sau khi được giải ngũ tôi tốt nghiệp đại học sư phạm ở Khabarovsk, làm việc ở khu Khabarosk, sau đó dạy học ở tỉnh Tambobovsk.

Wednesday, November 23, 2011

Lễ khai giảng của ai?

Cù Thị Thanh Huyền

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đi dự 
lễ khai giảng năm học mới 
tại một trường THPT ở Hà Nội
Tôi mơ ước có ai đó sẽ rời hàng ghế đại biểu, rời cái bục phát biểu cao ngạo nghễ, cầm micro đi về phía các em, nắm tay những đứa trẻ hồn nhiên  và trong sáng đang háo hức trong ngày quan trọng nhất của một năm học …

Như bao nhiêu người bình thường khác, tôi đã có 16 năm đi học. Nghề nghiệp cũng cho tôi nhiều cơ hội tiếp xúc với môi trường học đường, dự nhiều lễ khai giảng ở nhiều địa phương. Vài năm gần đây, tôi bắt đầu được đưa chính các con đến trường trong ngày đầu năm học. Vì thế, hầu như năm nào tôi cũng được tham dự lễ khai giảng, không với tư cách là người trong cuộc thì cũng với tư cách là người “quan sát”.

Tuesday, November 22, 2011

Nhà thờ Chúa cứu thế ở Mátxcơva

Ngày 25 tháng Chạp năm 1812, người lính Pháp cuối cùng của quân đội Napôlêông rút quân khỏi đất Nga băng giá. Để ghi nhớ chiến thắng này, Sa hoàng Alếchxanđrơ đệ nhất hứa với nhân dân Nga sẽ xây dựng một nhà thờ Chúa cứu thế - đài kỷ niệm chiến thắng, để vinh danh nhân dân và những người lính Nga đã chiến thắng trong cuộc Chiến tranh vệ quốc.

Chat với đại úy Minh

Gần đây trên báo QĐND xuất hiện mấy bài báo của đại úy Nguyễn Văn Minh phê phán một số nhà văn, nhạc sỹ mà tôi nhớ được cụ thể là nhạc sỹ Tô Hải, người bỗng dưng lại nổi tiếng với “Hồi ký của một thằng hèn”. Mấy bài báo của đại úy Minh làm dấy lên một làn sóng những ý kiến, chủ yếu là phản đối cách nhìn nhận, cách viết của Đại úy. Những sự kiện đó làm cho tôi nhớ đến một lần chat với anh đại úy này.

Monday, November 21, 2011

Ấm áp Yên Cư


Chưa đi, chưa hình dung ra Huyện Chợ Mới, Tỉnh Bắc Kạn ở đâu. Ai cũng tưởng là ở xa lắm, đi rồi, mới biết là gần. Chỉ cần theo đường quốc lộ số 3 đi ngược lên phía Bắc 120km là đến Thị trấn Chợ Mới. Một thời gian nữa, đây sẽ là thị xã Chợ Mới, và không còn là Huyện lỵ nữa. Huyện lỵ mới sẽ dời lên phía trên khoảng 13, 14km nữa.

Những ánh mắt

Ở nước Nga ngày nay có nhiều người Nga mới. Họ đi xe đẹp, đeo kính trắng sang trọng, diện những bộ đồ lớn đắt tiền và trông họ giống… người Pháp, nhất là trong cách cư xử. Ta có thể nói chuyện với họ bằng tiếng Pháp, hoặc tiếng Anh. Trông vẻ mặt họ rất thông minh, tự tin và hiểu biết công việc. Họ vội vàng, thời gian với họ là tiền bạc.

Chuyện Mã Mộc Như

Hồi một

Chuyện kể đời xưa ở xứ Phù Tang có chàng công tử, tên Mã Mộc Như thuộc dòng họ Tháp Khắc Cơ vinh quang. Chàng sinh ra trong nhung lụa, nên bất chấp những lời răn dạy của cha mẹ, ngày ngày rong chơi, đua đòi chúng bạn, không thú vui nào là không thử, không chốn ăn chơi nào là không có mặt. Thân mẫu chàng hàng ngày thấy con không chú tâm đèn sách lấy làm lo lắng. Một ngày bà sẽ sàng thưa chuyện với lão gia phụ thân của chàng Mã Mộc Nhật về cái sự lo lắng đêm ngày làm bà xì trét bấy lâu nay.