Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Monday, December 3, 2018

Cúc họa mi


Hà Nội mùa cúc họa mi… chỉ vài tuần, mùa hoa đến và đi, nhanh như nó chưa bao giờ có mặt trên thế gian này. Mười năm trước, mấy ai biết đến có nó, chỉ coi đó là hoa dại… nhưng một ngày em đến với cuộc đời của chúng ta, ai biết được cuộc sống lại chứa đựng nhiều diệu kỳ đến thế. 

Sunday, November 4, 2018

“Christopher Robin”



Christopher Robin” là câu chuyện cảm động về tình bạn, tình yêu thương gia đình và sự cân bằng trong cuộc sống. Ở vào thời sống gấp, ai cũng mê mải chạy theo công việc và nghĩ rằng chỉ cần kiếm được tiền là đủ có hạnh phúc… nhưng không hề như thế.

Sunday, October 21, 2018

“Head Over Heels” - “Mê như điếu đổ”


“Head Over Heels” (2001) là bộ phim hài của Universal Pictures, tôi cùng bạn gái xem năm 2002 ở Rạp Dân chủ, Hà Nội. Hồi đó chưa có những cụm rạp như bây giờ, mà chỉ có những rạp lẻ như thời bao cấp. Dân chủ, Tháng Tám… là những rạp hoạt động trở lại sau một thời gian dài nghỉ chơi xơi nước.

Wednesday, September 19, 2018

“Người lang thang” ở Kuala Lumpur

Ganesh và con mèo
của cậu ta
Tôi đã từng đến Kuala Lumpur một lần vì công việc, đối tác thu xếp cho ở một khách sạn sang trọng nên chỉ thấy được những mặt hào nhoáng của thành phố. Có lần chat với một bạn nước ngoài trên diễn đàn trực tuyến về “du lịch bụi,” cậu ta bảo cũng ngay trung tâm thành phố thôi, có những khu rất thú vị, hãy thử ở lại đó vài ngày, sẽ thấy nhiều chuyện hay.

Friday, September 14, 2018

Tập trận “khủng,” “đòn đánh” của Putin nhắm vào đâu?


Năm 1981, cuộc tập trận lớn nhất được “Đế chế Xô-viết” tổ chức với 150.000 người và hàng chục nghìn khí tài tham gia: Cuộc tập trận Zapad-81 (Phương Tây). Cuộc tập trận này diễn ra vào thời điểm quan hệ Đông – Tây căng thẳng nhất của chiến tranh lạnh, và thế đối đầu lưỡng cực thế giới được nhận diện là NATO với khối liên minh quân sự Varsaw.

Thursday, September 13, 2018

Chuyện “Ba ba bỏ bể” và “quả bứa”

Con cá trê này
đủ phá nhà chưa?
Từ hồi bé tí tôi đã rất mê hai cuốn liền nhau là “Quê nội” và “Tảng sáng” của nhà văn Võ Quảng. Nhờ chúng mà tôi luôn cảm thấy con sông Thu Bồn như quê mình vậy. Nhưng lần này tôi sẽ nói chuyện khác: Ba ba bỏ bể. Tôi xin trích nguyên một đoạn trong “Quê nội,” về chuyện mấy chú bé đi học lớp đồng ấu:

Friday, September 7, 2018

Tại sao lại có cuộc chiến “đánh” thày Hồ Ngọc Đại?


Quyết chí đi tìm hiểu xem cái “Công nghệ giáo dục” hiện đang bị đánh tả tơi nó ra sao, tôi đi tìm mua sách. Đến hiệu sách giáo dục là “ổ sách giáo khoa” 45B Lý Thường Kiệt, hóa ra là không có. “Mấy anh đến hỏi mua rồi đấy anh ạ. Sách này phải do các trường quyết định dạy, và đặt mua mới có. Bọn em bán sách theo quy định của Bộ.”

Thursday, September 6, 2018

Từ vụ “đánh” GS Hồ Ngọc Đại nghĩ về cái thiếu của giáo dục Việt Nam


Không cứ cư dân mạng dậy sóng, mà cả báo chí cũng có nơi nhiệt tình vào cuộc với “công nghệ giáo dục (CNGD)” của GS Hồ Ngọc Đại. Nếu chỉ quan sát mạng xã hội không thôi, chẳng mấy khó khăn chúng ta sẽ nhận thấy có một điều lặp lại câu chuyện cách đây gần một năm: người ta xỉ vả cụ Đại không khác gì cụ Bùi Hiền “záo zụk” trước đây, thôi thì không thiếu bất cứ “lời vàng ý ngọc” tuôn ra mà người có lương tri bình thường, chắc chẳng ai có thể nghe được.

Thursday, August 23, 2018

Chi tiền tỉ để trở thành “công dân toàn… làng”


Không cần nói chuyện to tát xa xôi ở mức độ toàn xã hội, câu chuyện quanh mâm cỗ quê, một vùng quê ngoại thành Hà Nội cũng đã đủ nóng ran lên vì tình trạng thất nghiệp của thanh niên trong xã. Quê tôi một làng là một xã, cách đây 20 năm đã một vạn dân, thì nay dù đã “thoát ly” đi làm ăn khắp đất nước kha khá, dân số vẫn còn hơn như thế.

Wednesday, August 22, 2018

Có phải máy ATM đẻ ra tiền?


Hai anh em nhà Nhi Bá, Nhi Bôn học thì chẳng mấy hào hứng, nhưng riêng đi chơi thì nhiệt tình vô hạn. Chưa đi hết trận này, hai anh em đã tính toán đến trận khác. Để được đi chơi, chúng nó biết là phải hoàn thành tốt việc học hành, nên cũng có tí cố gắng.

Saturday, August 18, 2018

Một phần tình yêu với Hà Nội ở đó, không thêm được thì thôi đừng có “cắt bớt” đi


Được biết tôi là người có “thâm niên” sinh hoạt ở Cung thiếu nhi Hà Nội từ nhỏ, nên BTV Tuần Việt Nam có đề nghị nghiên cứu thêm vấn đề đang được đặt ra hiện nay là nhu cầu cắt bớt đất của Cung thiếu nhi cho Thành phố sử dụng. Theo dòng sự kiện, tôi mới rõ việc cắt đất này chính là nhằm vào khu nhà cũ, mà như chúng ta vẫn đang hiểu là khu Nhà truyền thống của Cung.

Thursday, August 16, 2018

Sách “Chúng ta là đàn ông” của Steve Senkman


Cuốn sách “Chúng ta là đàn ông” của Steve Senkman (“Мы – мужчиныСтив Шенкман) được dịch và xuất bản ở Việt Nam năm 1987, dưới sự kết hợp của Nhà xuất bản Thế giới Mátxcơva với Nhà xuất bản Thể dục Thể thao Việt Nam. Những người dịch là Phan Bạch Yến[1] và Trần Yến Thoa.

Wednesday, August 8, 2018

Còn tôi với Sài Gòn

Sài Gòn, 2001
Đã bao lần tôi định viết một bài thật hoành tráng, kiểu như “Sài Gòn và tôi” nhưng cuối cùng, lại thôi. Khoảng 20 năm trở lại đây, cứ vài năm tôi lại có dịp vào Sài Gòn một lần, đợt thưa đợt mau, có khi chỉ vài tháng lại có mặt, nhưng cũng có lần bẵng đi có đến năm rưỡi hai năm. Có thể nói, tôi đi nước ngoài còn nhiều hơn vào Sài Gòn nhiều.

Tuesday, August 7, 2018

Cái phong bì


“Hòa vào” phong trào học thêm của toàn quốc, anh em nhà Nhi Bá, Nhi Bôn cuối cùng cũng đi học thêm như ai. Kẹt nhất là ông “xe ôm” là ba của hai bạn, chở hai bạn đi học ở cái khoảng cách về địa lý rất dở, về nhà cũng dở mà ở lại lang thang thì chẳng biết làm gì.

Ôi vấn nạn học thêm!

Friday, July 20, 2018

“Thi bơi mà không được cộng điểm thì thi làm cái gì!”


Năm nay lần đầu tiên con tôi được đi dự giải bơi thành phố Hà Nội, và cũng là năm đầu tiên ngành GDĐT bỏ cộng điểm khuyến khích vào lớp Mười. Bất ngờ đầu tiên, thật ra không lấy gì làm bất ngờ cho lắm, là Giải bơi thành phố năm nay vắng hẳn các vận động viên học sinh tham dự. Theo ước lượng của tôi số lượng các cháu tham gia chắc chỉ còn già nửa so với năm ngoái.

Monday, July 9, 2018

Thi tuyển vào đầu cấp “thí trường” hay “chiến trường?”


Bắt đầu từ câu chuyện “con giáp vàng”

Năm tôi sinh con đầu lòng, ở nhà nói vui cháu sinh năm “Ất Dậu chết đói năm bốn nhăm” nhưng nhiều người thì cho rằng sinh năm đó, các cháu là “gà vàng” vì đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam độc lập cùng thiên can địa chi. Bốn năm sau, em gái của cháu ra đời thì cũng lại nhiều người xuýt xoa, sinh con năm nay là “trâu vàng” đấy, năm Kỷ Sửu mà! Chuyện này làm tôi băn khoăn lắm, chả là cháu gái “đội tuổi bà nội,” bà cháu cũng tuổi Kỷ Sửu mà chẳng thấy “trâu vàng trâu bạc” gì sất, chỉ thấy một đời vất vả.

Tuesday, June 12, 2018

“Luật An ninh mạng 2018” nói lên điều gì và đáng sợ như thế nào?


Thế là Luật An ninh mạng đã được thông qua. Cùng với cơn lốc chống “Luật đặc khu” thì “Giang cư mận” (cư dân mạng, từ mình vừa học được hôm qua!) chống luôn cả luật này. Vậy nó có đáng để bị đối xử như thế không?

Thursday, June 7, 2018

Sống vì mình, vì hạnh phúc gia đình và vì con cái… như thế nào?


Người ta thường nói “gia đình là tế bào của xã hội,” báo đài cũng hay nói thế và chúng ta thường nghe thế, nhưng thực ra chẳng ai ý thức được thế nào là “tế bào của xã hội” và tầm quan trọng của nó. Phải chăng vì như vậy mà hiện nay tình trạng tan vỡ gia đình đang lên đến tầm đáng báo động: tìm trên mạng thấy tỷ lệ ly hôn ở thành phố Hồ Chí Minh là cứ 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn và nguyên nhân chính là “không hợp nhau.”

Thursday, April 26, 2018

“Duyên âm” và “cắt tiền duyên”


Chuyện chẳng phải của riêng ai, nhiều người đặc biệt là các cô gái quan tâm và băn khoăn không dứt được về chuyện này khi nghĩ tại sao mình khó khăn lận đận trong đường tình duyên như thế… Và người ta tìm ra câu trả lời, rằng cô ấy có “duyên âm” theo, muốn xử lý cái món duyên âm ấy, phải “cắt tiền duyên” bằng những cái lễ lạt rất tốn kém.

Có thật vậy không? Tức là có “duyên âm” không?

Tuesday, April 3, 2018

“Đẳng cấp tinh hoa”


Đâu như mấy tháng trước, trên mạng rộ lên về chuyện sẽ có một khu đô thị cao cấp mới sẽ được xây dựng, gần như giữa trung tâm thủ đô của chúng ta. Bàn ra tán vào, chủ yếu là về vấn đề… tắc đường. Thêm một khu đông dân cư ở giữa cái chỗ hiện nay đã tắc đường liên miên, thì đó là nguy cơ khó tránh khỏi…

Thursday, March 22, 2018

Xe khách đâm xe cứu hỏa: tại sao lại tranh cãi?


Trưa hôm kia nghe trên Vê tê vê thấy người ta nói, đâu như trên mạng xã hội có tranh cãi nảy lửa về việc, hai xe đâm vào nhau trên đường cao tốc, ai đúng ai sai. Và hôm nay mình được “tag” bởi một người quen vào một câu chuyện xung quanh vụ việc này.

Thành ra cũng phải quan tâm một chút.

Wednesday, March 7, 2018

Văn dốt, võ dát


Bây giờ ngoài việc chính kiếm cơm (mà lại chiếm ít thời gian) mình lao động chân tay với đúng nghĩa. Bao năm bỏ bê, nhà mình ở xuống cấp, làm cả năm nay mình bận rộn sửa chữa.

Sunday, March 4, 2018

Sách nói “Chuyện con chuyện cha”



Năm mới Mậu Tuất đã tới với chúng ta được nửa tháng, mà mình vẫn chưa bắt tay vào viết được chữ nào để tiếp tục những câu chuyện “Cha và Con.” Cũng có đề nghị từ phía Nhà xuất bản, xem mình có viết được một cuốn “Bố bỉm sữa dạy con” hay không…

Thursday, February 22, 2018

“Cái chết của Xtalin – 2017”


Khi dịch phụ đề phim này, tôi đã dùng cách phiên âm tên Nga theo truyền thống dịch thuật văn học Xô-viết chứ không theo quy định mới mà hiện nay cả người Nga cũng dùng.

Saturday, February 3, 2018

Ai cần sự tha thứ?

Câu chuyện bắt đầu từ vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, và tiếp theo đó đến vụ án Lê Văn Luyện.

Cả hai vụ, mình đều theo dõi thái độ của “cộng đồng mạng” và đều chứng kiến một sự sục sôi, kêu gọi mối hận thù phải được rửa bằng máu.

Wednesday, January 10, 2018

Câu chuyện những dòng sông

Đứng trên đê, nhìn xuống
ngôi làng nơi tôi
đã lớn lên.
Một chiều hè nắng như đổ lửa, ba Nhi Bá dẫn cả một đoàn các bạn nhỏ, và cả bố mẹ làm “xe ôm” đi xem hai cái ngã ba sông, nơi những dòng sông nhánh bắt nguồn từ con sông mẹ. Cái ngã ba sông nơi mình sinh ra và lớn lên, cả một quãng cuộc đời thơ bé. Có lẽ cái dòng “quê quán” in trong giấy chứng minh thư, và mỗi lần khai lý lịch cứ thế mà điền, cần phải thay thế bằng nơi ngã ba sông ấy.

“Nơi sinh: ngã ba sông…”

Tuesday, January 9, 2018

“Tuổi gầm gừ” hay nhà tôi có con thú dữ

Vài tháng nay, Bôn Ba Nhi Bá có những thay đổi rõ rệt. Cao nhanh trông thấy, giọng bắt đầu ồm hơn, và cư xử thì lắm chuyện lẩm cẩm dở hơi. Tỉ dụ như có lúc anh chàng muốn biểu lộ cái gì đó, hầm hừ, cầm cái điều khiển từ xa của máy điều hòa đang cắm trong giá treo trên tường, cắm ngược đầu xuống dưới. Một hành động cực kỳ vô nghĩa, và ba mẹ của anh ta chỉ biết bấm bụng cười.

Monday, January 8, 2018

Vụn vặt 59. Nước da cô hoa hậu

Một. Tháng trước lên thăm lại Hồ Ba Bể, đi qua cái nhà ký túc xá của chương trình “Cơm có thịt” xây tặng các cháu người dân tộc ở mấy thôn vùng cao xã Nam Mẫu, để trọ học đỡ phải đi xa.

Ngã ngửa ra, là nó đang được khai thác không hết công suất, nôm na là khá phí phạm. Các cháu không thích ở, mặc dù rất… thích cái nhà. Tại sao vậy? Vì nếu cháu nào vào ở (miễn phí) thì ô tô ma tích bị cắt đi một khoản tiền trợ cấp. Còn khoản này, các cháu ở trọ nhà dân, rồi cố tiết kiệm ăn mì gói, thì còn dư ra một khoản dù chỉ vài chục nghìn, hỗ trợ gia đình.

Friday, January 5, 2018

Từ “cưa bom” ở Hà Nội đến nổ đạn phế liệu ở Bắc Ninh

Vụ nổ đạn phế liệu ở Bắc Ninh gây hậu quả nghiêm trọng vừa qua một lần nữa dấy nên hồi chuông báo động cho tất cả chúng ta về những hiểm họa cận kề từ cái nghề này. Vụ nghiêm trọng khá gần đây là vụ “Cưa bom để sống” ở quận Hà Đông, Hà Nội chúng ta đã nhận ra hoạt động này luôn luôn tiềm ẩn sự nguy hiểm ghê gớm và cần có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng. Nhưng bàn vẫn chỉ là bàn, và hàng ngày con người vẫn đang còn phải mưu sinh…

Wednesday, January 3, 2018

Hậu “Cấm đỗ xe trước cửa nhà tôi!”

Sau bài “Cấm đỗ xe trước cửa nhà tôi” lên khuôn, rồi xuất bản ra công chúng được khoảng dăm bữa nửa tháng gì đó, đi qua ngôi nhà có 3 cái biển màu đỏ chữ vàng (mà một trong ba cái đó là tấm biển “Cấm” trứ danh của chúng ta) thì chữ “Cấm” bị dán đè lên một chữ “Không.” Tròn xoe mắt, tự bụng bảo dạ: “Ái chà, hiệu lực gớm nhỉ! Té ra nhà bà cô ông chú này cũng đọc An ninh thế giới!”

Nhưng câu chuyện sáng nay bà mẹ vợ kể, thì hóa ra không phải như vậy. Bà ngoại bọn trẻ sang chơi, nói chuyện với bà chủ nhà, thế nào mà bà cô kể về chuyện bức xúc lâu nay.

Tuesday, January 2, 2018

Tiễn bạn lên đường

Buồn. Một nỗi buồn nhẹ nhẹ, thoang thoảng và có chút tiếc nuối. Mẹ của Nhi Bá tưởng ba bạn ấy ôm một nỗi buồn to lớn lắm, an ủi: “Đời vô thường cả mà…”

Chắc chắn là phải buồn rồi, khi mà chúng ta mất đi một người bạn, một trong số những người bạn gắn bó với chúng ta cả một thời tuổi trẻ sôi nổi, bồng bột nhưng trong sáng. Ta thấy như mất đi một mảnh cuộc đời, mà sẽ không có gì bù đắp lại được. Cũng vẫn biết tất cả chúng ta, ai rồi cũng sẽ phải nói lời giã biệt.