Trước khi bài viết này lên báo
và lên mạng, mình có viết đôi ý kiến ở vài status trên Facebook, và có một bình
luận rất đáng chú ý về cái “phong trào” này: “Nó phô tất tật những cái xấu xa,
mất nết của mình. Đời kể thế cũng là hảo hớn. Vả nó chỉ chửi hiện tượng xã hội,
chưa bao giờ biên để đả một cá nhân nào.” Điều này làm cho mình liên tưởng đến “trào
lưu lõa thể,” thì người ta chỉ trần truồng ra một nhẽ, nhưng ở đây không chỉ bắt
cái cơ thể vật lý của mình khỏa thân, “phong trào ngẩu pín” còn khỏa thân cả
trong tâm hồn, bằng cách chỉ ra: “Cái của anh bé tí” “Còn anh kia thì cong
queo, xấu xí…”
Đó không phải là cách đấu
tranh để xã hội tốt đẹp hơn, lại càng không phải là cách tô điểm cho cuộc sống.
Muốn cuộc sống tốt hơn, đẹp đẽ hơn không nhất thiết chúng ta phải tô son trát
phấn lên trên một cơ thể tàn tạ, nhưng cũng chẳng có nghĩa cứ lôi xềnh xệch cái
cơ thể tàn tạ ấy ra vứt ngoài đường.
Cách để hoàn thiện bản thân và
giúp những người xung quanh làm điều đó, là trước mắt phải nhìn nhận rõ mình
còn có những tật xấu gì, và tự mình sửa chữa – còn những tật xấu của người khác
thì như Đức Phật dạy “Không nói lỗi người,” việc phản ánh cũng được nhưng phải
tế nhị và phải tùy duyên, tùy hoàn cảnh. Không phải lúc nào cũng sừng sộ lên được,
như thế chẳng ai người ta nghe được, chỉ có gây sân hận không cần thiết và “oan
oan tương báo” thù ghét không bao giờ dừng.
Cách đây 20 năm, trong một lần
cơ quan kéo nhau đi liên hoan ngoài quán thịt bò rừng hay ngựa hoang gì đó, tôi
có được thử ăn món “ngẩu pín.” Nôm na, nó là bộ phận sinh dục của con bò (ngựa)
đực.
Ngay miếng đầu tiên cắn vào,
đã phải nhè ra ngay vì nó… khai quá, dù người đầu bếp có vẻ cũng đã cố gắng làm
thật kỹ, và biết bao gia vị hành ngò vào cũng không át được cái mùi của nước tiểu
kia.