Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, November 30, 2011

Chiều đông Mát-xcơ-va

Cô đơn - Ảnh PhuongNN
Công việc tồi quá... mấy lần xuống Vô Tích rồi mà vẫn không được việc. Chuyến tàu Vô Tích về Thượng Hải hôm nay vắng, mỗi toa chỉ chừng một chục người. Tiếng bánh xe đập nhẹ nhẹ, tàu này không phải tốc hành nên chỉ chạy khoảng trên 100 ki-lô-mét/giờ. Trời đã gần về chiều nhưng tối khá nhanh, hai bên đường những ngôi nhà vùng nông thôn hai bên dán câu đối đỏ đã dần dần lùi vào trong chiều nhập nhoạng. Mùa đông năm nay Trung Quốc ít tuyết. Thấy bảo trên Bắc Kinh tuyết rơi cũng không nhiều lắm.

Tuesday, November 29, 2011

Những vết thương khó lành

Đi khắp các metro Mát-xcơ-va, ta có thể thấy rất nhiều người tàn tật. Với dự đoán quãng tuổi của họ, khoảng 40 đến 45 tuổi, rất nhiều, thì có thể hiểu, đó là các thương binh Liên Xô về từ Afganistan. Cũng có những thanh niên tàn tật, khoảng ngoài 30, thì có thể họ là những thương binh Chécchen của thời Enxin. Cũng có thể, họ bị tai nạn lao động. Nhưng tai nạn lao động gì mà nhiều thế? Chỉ có thể là thương binh mà thôi.

Monday, November 28, 2011

Niềm hy vọng

Ngày nào không đi công tác, không về muộn từ cơ quan, là mình đi đón con lớn ở nơi xe bus của nhà trường hẹn trả con ở đó. Ngay mép vỉa hè, có một bác bán xổ số. Hôm nay con mình đột nhiên chú ý đến bác ấy.
- Bà bán gì vậy hả ba? Vé xe buýt à? (chà là ở gần đó có một điểm xe bus đỏ-vàng đón trả khách)

Friday, November 25, 2011

Tôi và Hoàng Hữu Phước


Bây giờ thì ông nghị Hoàng Hữu Phước đã hoàn toàn nổi tiếng, thậm chí quá nổi tiếng. Ông ấy nổi tiếng đến mức mà một người bàng quan như tôi, cũng biết đến ông. Dò dẫm trên mạng đọc tất cả những ý kiến về ông, khen thì ít, chê thì nhiều, tôi không khỏi chạnh lòng, và cố gắng đọc những gì ông viết trên mấy trang blog để tìm ra vài điều gì hay ho hơn chăng?

Những ánh đèn qua ô cửa sổ…


Một hôm, nhà tôi bỗng được “phân phối” một chiếc đèn ống Rạng Đông. Cả một thời gian dài có đến 3, 4 năm chiếc đèn ống Tungsram của Hung cũ bị cháy không có thay, nhà phải dùng bằng các bóng đèn đỏ (bóng đèn sợi đốt, hồi đó người ta gọi như thế). Bóng đèn đỏ thì hay cháy hơn, nhưng bù lại dễ kiếm hơn trên thị trường chợ đen.

Thursday, November 24, 2011

Gặp một nhà văn - lính thủy Liên Xô 42 năm quay lại Việt Nam

Câu chuyện bên vỉa hè Hà Nội

Phan Việt Hùng (NuocNga.net)

Chiều tối qua, sau buổi tiếp nhà văn Skrabov Vladimir Pavlovich tại trụ sở Hội hữu nghị Việt - Nga, tôi nháy ông: Ta đi uống một chút chứ. Người đàn ông cao lớn có cặp mắt màu xám này hồ hởi, đi chứ, đi chứ, nhưng không ngồi lâu được đâu nhé, tối nay tôi lên tàu đi Sài Gòn rồi. Để cho tiện, chúng tôi “hạ trại” ở một quán bia gần đó, trên phố Nguyễn Biểu, ngay gần nhà thờ Cửa Bắc.

Bức thư của một người lính già gửi tổng thống


Kính thưa Dmitry Anatolevich (*), người lính già và nguyên giáo viên cầu cứu Ngài.

Tôi sinh ngày 5.12.1921 ở Nga, tỉnh Gurevxskaya. Năm 1942, tôi ra mặt trận. Sau khi được giải ngũ tôi tốt nghiệp đại học sư phạm ở Khabarovsk, làm việc ở khu Khabarosk, sau đó dạy học ở tỉnh Tambobovsk.

Wednesday, November 23, 2011

Lễ khai giảng của ai?

Cù Thị Thanh Huyền

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đi dự 
lễ khai giảng năm học mới 
tại một trường THPT ở Hà Nội
Tôi mơ ước có ai đó sẽ rời hàng ghế đại biểu, rời cái bục phát biểu cao ngạo nghễ, cầm micro đi về phía các em, nắm tay những đứa trẻ hồn nhiên  và trong sáng đang háo hức trong ngày quan trọng nhất của một năm học …

Như bao nhiêu người bình thường khác, tôi đã có 16 năm đi học. Nghề nghiệp cũng cho tôi nhiều cơ hội tiếp xúc với môi trường học đường, dự nhiều lễ khai giảng ở nhiều địa phương. Vài năm gần đây, tôi bắt đầu được đưa chính các con đến trường trong ngày đầu năm học. Vì thế, hầu như năm nào tôi cũng được tham dự lễ khai giảng, không với tư cách là người trong cuộc thì cũng với tư cách là người “quan sát”.

Tuesday, November 22, 2011

Nhà thờ Chúa cứu thế ở Mátxcơva

Ngày 25 tháng Chạp năm 1812, người lính Pháp cuối cùng của quân đội Napôlêông rút quân khỏi đất Nga băng giá. Để ghi nhớ chiến thắng này, Sa hoàng Alếchxanđrơ đệ nhất hứa với nhân dân Nga sẽ xây dựng một nhà thờ Chúa cứu thế - đài kỷ niệm chiến thắng, để vinh danh nhân dân và những người lính Nga đã chiến thắng trong cuộc Chiến tranh vệ quốc.

Chat với đại úy Minh

Gần đây trên báo QĐND xuất hiện mấy bài báo của đại úy Nguyễn Văn Minh phê phán một số nhà văn, nhạc sỹ mà tôi nhớ được cụ thể là nhạc sỹ Tô Hải, người bỗng dưng lại nổi tiếng với “Hồi ký của một thằng hèn”. Mấy bài báo của đại úy Minh làm dấy lên một làn sóng những ý kiến, chủ yếu là phản đối cách nhìn nhận, cách viết của Đại úy. Những sự kiện đó làm cho tôi nhớ đến một lần chat với anh đại úy này.

Monday, November 21, 2011

Ấm áp Yên Cư


Chưa đi, chưa hình dung ra Huyện Chợ Mới, Tỉnh Bắc Kạn ở đâu. Ai cũng tưởng là ở xa lắm, đi rồi, mới biết là gần. Chỉ cần theo đường quốc lộ số 3 đi ngược lên phía Bắc 120km là đến Thị trấn Chợ Mới. Một thời gian nữa, đây sẽ là thị xã Chợ Mới, và không còn là Huyện lỵ nữa. Huyện lỵ mới sẽ dời lên phía trên khoảng 13, 14km nữa.

Những ánh mắt

Ở nước Nga ngày nay có nhiều người Nga mới. Họ đi xe đẹp, đeo kính trắng sang trọng, diện những bộ đồ lớn đắt tiền và trông họ giống… người Pháp, nhất là trong cách cư xử. Ta có thể nói chuyện với họ bằng tiếng Pháp, hoặc tiếng Anh. Trông vẻ mặt họ rất thông minh, tự tin và hiểu biết công việc. Họ vội vàng, thời gian với họ là tiền bạc.

Chuyện Mã Mộc Như

Hồi một

Chuyện kể đời xưa ở xứ Phù Tang có chàng công tử, tên Mã Mộc Như thuộc dòng họ Tháp Khắc Cơ vinh quang. Chàng sinh ra trong nhung lụa, nên bất chấp những lời răn dạy của cha mẹ, ngày ngày rong chơi, đua đòi chúng bạn, không thú vui nào là không thử, không chốn ăn chơi nào là không có mặt. Thân mẫu chàng hàng ngày thấy con không chú tâm đèn sách lấy làm lo lắng. Một ngày bà sẽ sàng thưa chuyện với lão gia phụ thân của chàng Mã Mộc Nhật về cái sự lo lắng đêm ngày làm bà xì trét bấy lâu nay.