Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Saturday, May 29, 2021

Cô chuột góa


Khoảnh sân phía sau, từ khi nhà được xây lại dần biến thành cái xưởng nhỏ của ba Zic. Như một ông cụ già lẩm cẩm, cứ có thời gian rỗi là ba Zic lại ngồi tịt ở đó, lúc thì vặn vẹo, lúc thì gõ đập… Có lần lão ta loay hoay cả ngày, đóng xong một cái bàn công tác[1] để thao tác đủ thứ việc trên đó: mài, giũa, cưa… Bình thường cái bàn được đẩy sát vào phía trong sát tường rào với nhà hàng xóm.
 

Thursday, May 27, 2021

“Đá lạnh” (1991)

Phim debut của Brian Bosworth, vốn là cựu cầu thủ bóng đá Mỹ (bóng bầu dục) chuyên nghiệp và khi đóng phim này anh mới 26 tuổi (sinh năm 1965). Đây là một bộ phim rất thú vị từ góc độ đánh giá của người xem: nó vốn là một ví dụ điển hình về việc một bộ phim bị IMDB đánh giá thấp hơn giá trị thật của nó – và nhiều người xem trên toàn thế giới qua đó thêm một lần nữa khẳng định: “đánh giá của IMDB là bullshit.” 

Monday, May 24, 2021

“Tháng Tám năm Bốn tư”... “В aвгусте 44-го”


Cách đây mấy năm trên mạng internet đã có bản dịch phụ đề phim “Tháng Tám năm Bốn tư” nhưng có một số điểm dịch không chính xác. Gần đây do tải được bản HD (upscale?) phim này nên tôi đã bỏ công dịch lại cho thật sát với phim, vì phim được dựng lại từ tiểu thuyết, do đó tính cô đọng sẽ cao hơn, đồng thời là phim phản gián nên các thông tin phải càng chính xác, càng tốt. Dịch không sát sẽ gây khó hiểu, ảnh hưởng đến mạch logic của phim. 

Monday, May 17, 2021

Những thảm kịch ở hậu trường chương trình không gian Xô-viết

Nhà du hành vũ trụ,
Anh hùng Liên bang Xô-viết
Vladimir Komarov
(Ảnh Vasily Malyshev/Sputnik)
 

Theo Alexey Timofeychev 

Bất chấp thành công không thể chối cãi của chương trình không gian của Liên Xô, vẫn có những thất bại. Việc thám hiểm không gian đã khiến Liên Xô phải trả giá đắt cả về nhân lực và vật lực. Dưới đây là ba trong số những thảm họa tồi tệ hơn mà chương trình không gian của Liên Xô phải gánh chịu, cho thấy việc khám phá không gian của con người nguy hiểm như thế nào. 

1. Soyuz (“Liên hợp”) 

Vào đầu những năm 1960, cuộc chạy đua không gian giữa hai siêu cường trở nên khốc liệt hơn, nhưng Liên Xô rõ ràng luôn là người dẫn trước. Tuy nhiên, sau những thành công ban đầu với việc phóng Sputnik và đưa con người đầu tiên vào không gian vũ trụ, Liên Xô bắt đầu tụt hậu. Hoa Kỳ đang đẩy mạnh chương trình không gian của mình và giới lãnh đạo Liên Xô cần những thành tựu mới để lấy lại thế thượng phong trước người Mỹ. 

Saturday, May 15, 2021

Trong chiến hào Xtalingrát – phần thứ nhất (2)

Trung đoàn chúng tôi thật là không may. Chỉ mới đánh nhau chừng một tháng rưỡi gì đấy, thế mà không còn người, không còn đại bác nữa. Mỗi tiểu đoàn chỉ có hai ba khẩu súng máy… Thế mà chúng tôi chỉ mới giao chiến cách đây không lâu: ngày hai mươi tháng Năm, ở Téc-nô-va, gần Khác-cốp. Vừa mới đến thì đã phải đánh nhau rồi. Chưa hề nếm mùi súng đạn, chúng tôi lần đầu tiên ra mặt trận, bị điều từ chỗ này đến chỗ khác, bị hãm vào thế phòng ngự, rút lui, chuyển quân và lại bị hãm vào thế phòng ngự. Việc ấy xảy ra vào thời kỳ tấn công mùa xuân vào Khác-cốp. Chúng tôi hoang mang, rối lên, làm rối người khác và không tài nào quen được với những trận ném bom.

Friday, May 14, 2021

Trong chiến hào Xtalingrát – phần thứ nhất (1)

Lệnh rút lui đến rất đột ngột. Chỉ mới hôm qua thôi, từ sự đoàn bộ đã gửi đến một bản kế hoạch chi tiết về các công tác phòng ngự: lập tuyến thứ hai, chữa đường sá, làm cầu con. Các đồng chí bảo tôi cho ba công binh để bố trí câu lạc bộ sư đoàn. Buổi sáng sư đoàn bộ gọi điện bảo phải chuẩn bị đón đoàn văn công ca múa của mặt trận. Thật không còn gì bình tĩnh hơn nữa! Nhân dịp đó, thậm chí tôi và I-go đã cạo râu, cắt tóc và gội đầu, đồng thời giặt áo mai-ô, quần đùi nữa. Và trong lúc chờ áo quần khô, chúng tôi nằm dài trên bờ sông con đã cạn, nhìn xem các chiến sĩ công binh của tôi đang làm những chiếc bè con cho trinh sát viên.

Trong chiến hào Xtalingrát – giới thiệu

Vích-to Nhê-cơ-ra-xốp sinh năm 1911 ở thành phố Ki-ép, trong một gia đình bác sĩ. Sau khi tốt nghiệp khoa kiến trúc của Học viện Kiến thiết và trường diễn viên sân khẩu năm 1936 ở thành phố Ki-ép, Nhê-cơ-ra-xốp đã làm diễn viên và họa sĩ ở nhiều thành phố trong nước. Từ năm 1941, nhà văn tương lai, trung đội trưởng trung đội công binh, đã chiến đấu trên mặt trận chống bọn phát-xít xâm lược, trong cuộc Chiến tranh Ái quốc vĩ đại và đã bị thương nặng. Nhê-cơ-ra-xốp được tặng thưởng huân chương Sao Đỏ và nhiều huy chương.