Từ khi chuyển
lên quận Cầu Giấy ở đến nay được chục năm, thân nhất với Cường. Thời gian bị hạn
chế đi xe máy, cấm cả lái ô tô thì thật là thân.
Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma
Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…
Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…
Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tuesday, March 31, 2015
Monday, March 30, 2015
Châu Nam Cực nằm ở đâu?
Hồi nhỏ mình
rất thích học địa lý, say mê xem bản đồ và luôn luôn ước mong có được một quả địa
cầu như ở trường. Thỉnh thoảng, mẹ mình mượn ở trường mẹ dạy đem về, khi thì quả
địa cầu tự nhiên, trên đó biểu diễn địa hình, sông suối, cao nguyên, sa mạc…
Còn có quả địa cầu hành chính, vẽ các nước. Nước Liên Xô, luôn luôn được tô màu
hồng. Nay nước Nga, người ta cũng vẫn tô màu hồng, ý là "nước tốt."
Thursday, March 26, 2015
Vụn vặt 46 – Hà Nội chặt cây và ông cụ cựu thủ tướng qua đời…
Cây gỗ mỡ trồng cả đồi trên rừng |
Một. Mình mù tịt về cây cối. Đi công tác rừng
rú nhiều nhờ cậu trợ lý chỉ bảo tận tình, cũng biết cái rừng trồng loại cây có
thân sáng màu, thẳng tắp như thước kẻ kia, mà tít trên mới có lá, là cây mỡ.
Cây này được bà con trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc cùng với cây keo, keo
lai, keo tai tượng, keo lá tràm gì đó. Giá gỗ mỡ để “bóc đóm” bán cho thương
lái sản xuất gỗ ván, tầm tầm như keo, nghĩa là chỉ vài chục nghìn một cây.
Tuesday, March 24, 2015
Về vụ ông bác sỹ giám đốc bệnh viện sản từ chối mổ cho phóng viên
Việc gì không
biết thì không dám nói, về vụ này biết đến đâu xin nói đến đấy.
Thứ nhất, đây
là trường hợp yêu cầu mổ dịch vụ - mà đã là dịch vụ thì thuộc phạm vi điều chỉnh
của chế định hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh, tức là “việc dân sự.” Đã là hợp đồng
dịch vụ khám chữa bệnh, hay nói chung hơn, đã là hợp đồng phải dựa trên nguyên
tắc bình đẳng và tự nguyện từ cả hai bên tham gia hợp đồng. Người được điều trị
có quyền đề nghị bên cung cấp dịch vụ là bệnh viện mời bác sỹ mổ, trên cơ sở
bác sỹ đó đồng ý.
Có con chim non trong áo mưa
Thực sự cái
“lệ” này, không được mình coi trọng cho lắm, nhưng được vợ “dạy,” thấy đúng và
nay thì cứ thế thi hành… Đó là chuẩn bị quà cho con đem tặng các cô giáo nhân
các ngày lễ, để con có khái niệm sống quan tâm đến người khác hơn. Nay thì
chính mình cũng thay đổi, vì không chỉ sống có mình mình, mà còn con còn cái.
Ngày Tám tháng Ba, cùng con trai đi mua hoa để tặng bà, tặng mẹ, tặng em gái nó…
Nó còn cả cuộc đời ở phía trước và những cách cư xử đó rất cần cho nó.
Thursday, March 19, 2015
Dạy con dạy cha
Một ngày ra cầu
thang bỗng xây xẩm mặt mày và ngã, may mà chưa lộn xuống tầng dưới – trước đó mấy
năm đã luôn luôn cảm thấy mệt trong người, mắt hay bị tối lại và đau đầu nhưng
không phát hiện ra bị sao cả. Lần đầu bị nặng như thế, đo huyết áp thấy cao hơn
200mm Hg và đi khám thì bác sỹ chẩn đoán là bị một khối u nhưng không mổ được
vì không tìm thấy chỗ.[1] Từ đó những cơn tương tự như vậy đến nhiều hơn và bắt
buộc mình phải ngồi nhà cũng nhiều hơn trước đây. Rỗi rãi hơn, mình dành nhiều thời
gian cho các con hơn và cũng lên mạng giao du nhiều hơn.
Thanh Minh trong tiết tháng Hai
Thế là chỉ
còn một ngày nữa là hết tháng Giêng Âm lịch – cái Tết chốt lại một năm nhuận
hai tháng Chín, vì thế mà năm nay mãi hạ tuần tháng Hai Dương lịch mới đến Tết.
Lâu lắm không
để ý các ngày tiết, tự dưng giở cuốn Bảng đối chiếu Âm Dương lịch ra và phát hiện,
chính ngày mùng Một Tết là tiết – “Vũ Thủy” – (Ẩm ướt,) thảo nào mà nồm ngay
như thế. Nhớ hồi bé bà ngoại bảo những năm Tết muộn như thế này là ít nồm, mùa
hè đến sớm, nóng sớm. Bà ngoại chăm xem lịch, cuốn lịch bờ-lốc treo trên tường
thời bao cấp in xấu, bé xíu, nhưng đầy đủ… bà còn xem cuốn lịch túi nữa, mỗi
năm mua cho bà một cuốn, thỉnh thoảng mượn của bà, giở ra xem các ga tàu hỏa từ
Bắc vào Nam in ở đằng sau…
Wednesday, March 18, 2015
Tôi và Trang Hạ
Theo chủ đề
“Tôi và ai đó” đã viết được một số bài, lại có nhiều người bạn nhắc tại sao
không viết về chủ đề “Đàn ông về nhà chỉ
ăn - tắm - ngủ khác gì con lợn.”
Tổng kết ra
những phản ứng trước câu đó, người thì bảo “tui không phải là lợn,” người thì bảo
“tui là lợn (theo tiêu chuẩn của Trang Hạ, tất nhiên) nhưng mà lợn này hơi bị
ngon đấy, liệu cứ được như tui đi đã…” thậm chí có những so sánh tiếp tục giữa
đàn ông và lợn.
Tuesday, March 17, 2015
Một năm nhìn lại: Putin mất gì khi sáp nhập Crimea?
Tất nhiên,
không có thắng lợi nào là không phải trả giá, hay cái “mất” của nước Nga, tức cái
giá phải trả là gì?
Theo chuyên
gia trong phỏng vấn của Đài truyền hình kỹ thuật số đề cập trên đây (phần 1 bài này), nước Nga cũng
sẽ phải trả một số cái giá nhất định, ví dụ như những tranh cãi về pháp lý xung
quanh sự kiện này sẽ dẫn đến khả năng Phương Tây áp dụng lệnh trừng phạt đối với
nước này, hoặc bản thân bán đảo Crimea khi sáp nhập vào Nga cũng cần một khoản
ngân sách nhất định từ 3 đến 5 tỷ USD một năm. Tuy nhiên, vào thời điểm đó nước
Nga vẫn còn một dự trữ ngoại tệ khoảng 600 tỷ USD nên khoản chi phí cho ngân
sách vùng Crimea không quá lớn…[1]
Monday, March 16, 2015
Một năm nhìn lại: Putin được gì khi sáp nhập Crimea?
Tổng thống
Putin trong trong
Lễ ký hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga
ngày 18/3/2014. Ảnh:
Getty Images/ AP
|
Nước Nga và
dân cư bán đảo Crimea đang chuẩn bị kỷ niệm một năm ngày hai triệu dân vùng
lãnh thổ này bỏ phiếu trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Liên Bang Nga. Đây là sự
kiện đáng nhớ đầu tiên trong chuỗi các sự kiện của thế giới năm 2014. Chúng ta
hãy cùng nhau nhìn lại sự kiện này, trong mối tương quan với những sự kiện khác
đến với nước Nga cho đến ngày hôm nay.
Friday, March 13, 2015
“Chém gió” thành “bão”
Sáng nay xem “Cà
phê sáng VTV3” thấy cô blogger nào đó trong lĩnh vực thời trang trở thành triệu phú (đô-la Mỹ) mới thấy từ cái việc viết blog với ý nghĩa là một cuốn nhật ký
cá nhân online, nay blogger đã trở thành một nghề có thể kiếm được ra tiền. Và
blogger không còn là một người “nhỏ bé, vô danh” nữa mà đã bắt đầu có những ảnh
hưởng nhất định trong cộng đồng mạng.
Thursday, March 12, 2015
Con gái út là hay đành hanh
Tuesday, March 10, 2015
Trả thù sự giàu có
Cư dân mạng mấy
hôm nay xôn xao về một clip được cho là dân một làng ở Hà Nội dùng đòn khiêng
kiệu rước Thánh (lễ hội làng) chọc vỡ kính của một chiếc ô tô. Lại cũng dư luận
trên mạng xã hội mà người ta còn cho rằng, đây không phải lần đầu mà lễ hội năm
trước, “kiệu Thánh” đã được sử dụng để phá vỡ cửa kính nhà dân trong một khu đô
thị đắt tiền được xây dựng trên đất vốn là ruộng cũ của làng.
Wednesday, March 4, 2015
Chửi "đờ cờ mờ" thằng Đảng
Anh là con thứ
ba trong gia đình ở trên có hai bà chị gái, do đó anh là niềm hy vọng của cả
dòng tộc, bố anh vốn là con trưởng. Gia đình bần cố nông, nên sau cải cách cũng
được chia thêm ít ruộng, bố mẹ anh tin yêu “Bác Đảng Bác Chính phủ” lắm, nên
khi anh ra đời sau cải cách ruộng đất một hai năm, các bác đặt ngay tên cho anh là Đảng.
Tuesday, March 3, 2015
Ba phút dở hơi
Hết hạn cái thẻ ATM. Ra ngân hàng làm lại được
yêu cầu điền hai cái form, thì điền. Đến cái thứ ba "Anh điền giúp em Hợp
đồng sử dụng thẻ ghi nợ!" "Ghi nợ gì hở em?" "Dạ thẻ của
anh chính là thẻ ghi nợ, nên Hợp đồng cũng thế ạ!"
Sunday, March 1, 2015
Hùng “bẩn” chát tom
Ở gần nhà mình
có Hùng “bẩn”, lớn hơn mình một tuổi nhưng học bằng nhau vì mình đi học sớm một
năm. Được một thời gian, chẳng hiểu nhà trường rà soát kiểu gì không cho học sớm
nữa, mình lại học sau Hùng “bẩn” một năm do xuống lớp dưới, dù đã học hết lớp
đó ở trường khác rồi. Lại một thời gian lâu sau nữa, Hùng “bẩn” “đúp” xuống một
lớp, lại học bằng nhau. Xong phần tuổi tác và thứ, cấp về lớp học.
Subscribe to:
Posts (Atom)