Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, October 10, 2013

Khi Bin Ghết hỏi ý kiến lão Râu

Anh Bin Ghết và Lão Râu chuẩn bị đi khảo sát
dự án làm đường giao thông nông thôn
Đêm. Đang ngủ ngon khò khò thì điện thoại rung bần bật. Thằng cha nào đêm hôm lại quấy rối. Ngày xưa đua đòi chơi số đẹp, hay bị “gái” chúng nó quấy, tưởng đại gia. Càng đêm chúng nó càng quấy. Bây giờ số xấu mù, sao còn quấy?

·         “Alô, chú Râu đấy à? Anh Bin Ghết đây! Chú đang làm gì đấy?”
·         “Ông này hâm à? Giờ này ở Việt Nam là giờ ngủ. Đang ngủ chứ làm gì!”
·         “Ối xời ôi, xin lỗi chú, anh quên mất. Dạo này chú thým thế nào, gia đình ông bà, các cháu khỏe cả chứ? Anh em mình lâu lắm không gặp nhau, từ bao giờ í nhỉ?”
·         “Dạ, lần cuối là hồi năm 1977, anh em mình đi chơi với nhau bị công an bắt vì vi phạm luật giao thông ấy. Hồi đó anh em mình còn cãi, đem cả điện thoại di động ra quay dọa đưa lên iu-túp còn gì. Cảm ơn bác, thým nhà em và hai cháu vẫn ô-kê. Sắp tới thằng cu nhớn nhà em nó đi du học bọn em gửi sang chỗ bác nhé!”.

Tay lái bò ở Dung Quất, ra tận Quảng Bình mua được con bò gầy
·         “Ô kê luôn, gì chứ sang đây bác chăm, chuyện bé tí. Hai bác bây giờ rỗi rãi rồi, các anh chị nhớn đi làm suốt ngày, nên chỉ có làm từ thiện trông trẻ là tốt thôi. Nhân tiện hỏi ý kiến chú luôn, thấy bẩu dạo này chú đi rừng đi rú suốt, anh chị định làm mấy chương trình từ thiện trên vùng cao xứ Vịt nhà chú. Quan điểm của anh là “cho cần câu, không cho con cá, mà có cho cá, cũng không cho dầu ăn và củi” để bà con có kế sinh nhai lâu dài. Anh xem truyền hình thấy có chương trình tặng bò cho bà con, rồi nó đẻ ra lại có con bê đưa cho gia đình nhà khác hay lắm… Hôm rồi anh có liên lạc với một tay trong Dung Quất, trước học bên Moscow chuyên ngành lái bò, hắn nhận thầu cho anh tất cả số lượng bò có thể đáp ứng đủ. Chú thấy sao? Mua bò rừng Bison hay bò Úc?”
·         “Ui bác ui, ý tưởng thì hay, dưng mà bất cập lắm. Bò ngoại đem về ta nó không sống được đâu, mua bò nội thôi. Bò ngoại ăn khỏe, mỗi ngày cả mấy yến cỏ, mà ở xứ Vịt nhà em bây giờ đồi núi trọc lông lốc, sao đủ cỏ mà cho nó ăn. Bò nội nó ăn uống kham khổ quen rồi thì còn thọ được. Đã thế anh phải kiểm tra, tay Dung Quất lái bò kia thì em có biết, khả dĩ có thể tin được chứ nhiều tay ba vạ nó ăn chặn tiền của bác đấy. Hiện nay cho bò là bà con thích rồi, nhưng cho con bò cái thì lại còn phải cho tiền để đến ngày đến tháng, đi mua tinh trùng bò bơm vào bụng nó, nó mới chửa đẻ mà có bò con được chứ. Theo chế độ thai sản mới nó lại được nghỉ sáu tháng nuôi con, thời gian đó chẳng cày bừa gì được…”
·         “Thôi được rồi, gác chuyện bò lại. Anh hỏi tiếp này, thế quần áo thì sao? Bên này bà con Huê Kỳ cũng thích quyên góp quần áo cũ để đưa sang vùng cao bên đó…”
·         “Hừm” (Lão Râu gãi gãi cái cằm trụi râu) “Em nói cho bác nghe là, quần áo cũ chở lên vùng cao, năm nay đưa lên, năm sau thấy vẫn còn nguyên trong xó nhà. Bà con không hợp không mặc đâu, cứ cho tiền, bà con tự đi mua sắm tự mặc, thích hơn anh ạ. Còn quần áo thì theo kinh nghiệm nhiều nước đã làm rồi, ta cứ chở thẳng ra chợ quần áo si-đa Kim Liên, bán lấy tiền làm từ thiện vùng cao. Theo tập quán thì bà con nông dân miền xuôi xứ Vịt nhà em, lại thích cái món quần áo được đặt tên là “đồ si-đa” đó”.
·         “Thế cuối cùng theo chú, thì ta làm gì cho đúng “phong tục tập quán” lại hiệu quả?”
·         “Bà con vùng cao xứ Vịt thì cứ rượu là thích nhất. Hôm nay lên cho tiền, bà con mua rượu uống, vui vẻ đến mai, say nằm quay cu lơ ra đấy, mai dậy tính sau. Mai cho tiền tiếp, mua rượu uống tiếp… Phàm là làm cái gì cũng được, miễn là người ta vui. Bà con lấy rượu làm vui bác ạ.”
·         “Dưng mà bây giờ anh cũng theo Phật, mà chủ trương của Phật thì không ủng hộ rượu đâu…”
·         “Đó, khó là ở chỗ đó. Vì thế bây giờ em cũng không biết tư vấn cho bác thế nào… theo em thì cứ giúp bà con nhiều con đường vào thôn, vào bản. Giao thông thuận lợi thì điện đóm phát triển theo, tiếp đến là điện thoại di động, in-tơ-lét… thông tin thuận tiện thì nhận thức của bà con tự dưng dần dần thay đổi”.
·         “Ờ đúng, chú mày thế mà tỉnh táo, tưởng dựng dậy giữa đêm còn mê ngủ chứ!”
·         “Gớm, anh Bin Ghết gọi ai dám ngủ mê. Tỉnh lâu rồi thầy ạ!”
·         “Được, cảm ơn chú, anh em ta đi làm đường cho bà con… thôi, chú ngủ tiếp đi nhé!”

Bin Ghết bị bắt do vi phạm luật giao thông
năm 1977 (thật ra là đi đua xe).
Ảnh trong hồ sơ lưu của công an
Quận Ba Đình
Lão Râu yên tâm ngủ tiếp, mà mãi không ngủ được. Anh Bin Ghết “trông thế mà tốt”, cũng đã bắt đầu ý thức được nào là “giàu tiền giàu của không phải là giàu”, “chết cũng chẳng mang đi được”, “người giàu là người cho đi nhiều nhất”… rồi gần đây, trải qua những cơn địa chấn chứng khoán, bất động sản… các “doanh nhân trẻ thành đạt” xứ Vịt tự dưng say mê “sống chậm”, đi học thiền, Pháp luân công… Nhiều người trong số họ đi học Phật, thật là lành thay, lành thay (thiện tai, thiện tai!).

Sáng dậy ngồi chép lại chuyện cho bà con đọc cho vui... nhân tiện nhắn tay lái bò Dung Quất, mua bò cho anh Bin Ghết, đừng có mà tơ hào! Lão là nhìn thấy hắn chọn con bò gầy lắm đấy! 

Tất cả các ảnh trong bài đều chỉ có tính minh họa, nhất là ảnh tay lái bò.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây.

No comments:

Post a Comment