Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, August 21, 2013

Sai đồng loạt

Tham gia giao thông ở Hà Nội bây giờ sợ nhất đang đi qua đèn xanh bình thường thì chiều kia, đang đèn đỏ có một vị anh hùng tự dưng tò tò đi – và kéo theo một hội vài chục xe kìn kìn đi theo.

Kiểu đó, ở Việt Nam ta thường xuyên xảy ra, đến mức phổ biến. Từ những chuyện nhỏ như lời ăn tiếng nói hàng ngày, đến những chuyện lớn ảnh hưởng đến hàng trăm hàng nghìn người.
 
Ai cũng biết ta và cái xứ Cờ Hoa duyên nợ đến thế nào. Ta vẫn hay gọi họ là nước Mỹ (Mỹ Lệ Kiên Hợp CHÚNG Quốc, tiếng Hán viết là 美利坚合众国 - [mĕi lì jiān hé zhòng guó]) trong đó chữ  [zhòng] âm Hán Việt là CHÚNG, trong chữ “đại chúng” (đông người) chứ không phải chữ CHỦNG ( - [zhŏng]) trong “chủng tộc”. Ấy thế mà gần như cả nước ta gọi là “Hợp chủng quốc”, trong khi đó chính trang web tiếng Việt của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội vẫn rất cẩn thận: “Hợp chúng quốc”.

Việt Nam ta có đến trên 80% từ Hán Việt trong từ vựng tiếng Việt, nhưng mấy khi dùng đúng từ! Hóa ra về cái độ kỹ lưỡng thì ta thua rất rất nhiều dân tộc khác. Nôm na là làm cái gì cũng đại khái, từ học hành đến làm việc, à à biết rồi, ra cái vẻ ta đây rồi bỏ đó. Nghĩ đến mấy thằng cha Mỹ nói tiếng Việt như gió ở tòa Đại sứ mà xấu hổ. Họ học tiếng Việt còn cẩn thận hơn ta.

Đi đường nắng bụi chầy chầy rẽ vào cửa hàng “Cô bán cho chị cái khẩu “trang””. Nếu sang Trung Quốc gọi nói là cái “khẩu chao” thì người ta hiểu ngay, đúng âm như vậy luôn. Chao là cái chao đèn, là cái để che miệng, chứ chữ “trang” trong “khẩu trang” chẳng có ý nghĩa gì cả, - hay “trang” là “trang phục” cho cái mồm?

Khi cái sai mà được nhiều người làm, thì người ta coi đó là cái đúng, cái chuẩn mực. Ông hâm nào mà cứ cố nói “khẩu chao” thì bị coi như người ngoài hành tinh hay người rừng mới bị “cưỡng chế” về với cộng đồng vậy. Bạn cố đỗ ở đèn đỏ chờ nốt 10 giây mới chuyển xanh, là có thằng vượt lên, quay lại nhìn, hằm hè, vứt lại một hai câu chửi. Ô tô đằng sau không đi được thì còi nhặng xị lên. Vì người ta đã bắt đầu quen với suy nghĩ, số đông làm thế, thì ta cũng làm thế, vì có công an ở đó thì có bắt thì bắt được thằng đen đủi nhất, chắc gì bắt được ta!

Chính quyền đi cưỡng chế dân để lấy đất căn cứ đã chưa chắc chắn, gặp cả nghìn ông nhân dân dùng bạo lực gậy gộc chống lại, có khi vài anh công an bị thương và phần lớn những vụ như vậy bị chìm xuồng. Ai cũng quen mắt trước mắt sau làm sai cả, cả chính quyền, cả dân, thì sao xã hội tiến bộ lên được.

Kiểu đó, người ta gọi là “chưa giỏi đã ẩu” và “ăn cắp tập thể, không phải là ăn cắp”.


Cả một đất nước ăn cắp. Chưa có "thời đại" nào lại khủng khiếp đến vậy.

No comments:

Post a Comment