Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Saturday, November 2, 2013

Là dân miền Bắc chớ nghe… nhạc vàng

Khánh Ly,
thời Sài Gòn trước 1975
Lúc còn nhỏ thấy ông ngoại hay bí mật mở đài nghe BBC, VOA… trong cái sự nơm nớp. “Hàng xóm” có một lão, thường rình ở cửa sổ,  lén lút mò mẫm rồi đi báo cáo. Sở dĩ chữ hàng xóm được mình cho vào ngoặc kép, vì gia đình lão đó ở quê lên sau năm 1954, được chính quyền tiếp tay o ép mà bắt nhà mình do thừa chỗ ở, phải cho thuê nhà. Cho thuê “đểu” thôi, vì bao nhiêu năm tiền nhà vẫn thế qua nhiều lần trượt giá, nhà mình cũng không đòi và họ cũng không trả nữa.

Đấy là nghe “đài địch”, thấy mẹ mình kể trước đó mấy năm, trước thống nhất muốn nghe “nhạc đài Sài Gòn” còn khó khăn hơn nữa, nhưng vẫn muốn nghe vì nó rất hay. Ta thì cấm tiệt. Sau giải phóng, nhiều chú bộ đội vác đủ thứ trong Sài Gòn ra, trong đó có đài, có băng nhạc… dân miền Bắc mới được tiếp xúc với “nhạc Sài Gòn” nhiều hơn. Thấy mấy ông anh ông chú bộ đội thời đó kể, nằm rừng mở đài nghe suốt, đài ta đài địch… nghe nhạc Sài Gòn hay bỏ xừ, tội gì không nghe. Nghe mãi nhạc ta chán lắm. Nhưng mà nằm rừng nghe “Xuân này con không về…” hay “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu…” thì cũng khóc cả lũ. Đúng là tâm lý chiến cũng nguy hiểm thật, cấp trên cấm cũng không sai. Nhưng chắc chắn, cấp trên cũng nghe, chẳng tha đâu. Nghe để mà biết “luận điệu của chúng nó”, ý thế.

Đến nhạc nửa xanh nửa đỏ như “Tình ca” (Hoàng Việt) còn cấm chết thôi bao nhiêu năm nữa là “nhạc vàng”. Người cấm cũng không rõ rằng mình hay họ - những người bị cấm, đều là người cả thôi, đều có nhu cầu yêu thương. Khi mà ở cái lứa tuổi thanh xuân ấy, người lính ở rừng hàng năm chỉ cần nhìn thấy phụ nữ đã đủ chảy hai dòng nước mắt, thì rõ ràng chẳng thể cấm được cái gì. Lính Mỹ còn được máy bay trực thăng hoặc chở về thành phố đi “chơi gái”, hoặc xa xôi quá nhiều khi còn được chở cả gái lên căn cứ phục vụ. Ngoài nhu cầu yêu thương, nhiều khi còn cả nhu cầu bình thường của con người về sinh lý nữa. Có lẽ từ phía ta, bên này, người ta muốn thủ tiêu sạch bách những cái đó chăng? Đọc “Mẫn và tôi” – cô Mộng Nga yêu nước, theo Cách mạng nhưng vẫn lý luận “nghe nhạc dịu Sài Gòn có sao đâu, vẫn đấu tranh tốt”.

Chuyện gì đi chuyện ý.

Hồi sau 1975, đầu tiên là nghe các chị lớn rên rẩm một vài đoạn “Ngày lập đông chưa anh, cho lũ dơi đi tìm giấc ngủ buồn…” (Mùa đông của anh) “Lòng người như lá úa, trong cơn mê chiều…” (Bài không tên số 2) “tiếng tiêu ru lòng tôi, nắng vẫn lên bóng trăng treo bên đồi…” (Đường xưa lối cũ)… rồi được nghe ké ông anh lớn gần nhà bằng cái đài cát-xét bé tí. Chẳng thấy “ru ngủ ý chí chiến đấu” đâu, chỉ thấy sao mà hay thế…

… bây giờ “xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” mà chẳng có nhạc sỹ “lớn hơn hoặc bằng 8x” nào ra hồn, nhạc nhẽo thì thô thiển, ca từ ngớ ngẩn. Cũng là cả một nền giáo dục lởm khởm, nền triết học xã hội là con số âm, thì lấy đâu ra nhạc sỹ có suy tư, có “ní nuận” ra hồn được.

Sau này có mạng internet mới được biết nhiều đến những Vũ Thành An, Nguyễn Ánh 9… họ chẳng có gì là phản động cả. Họ là những nhạc sỹ tài năng, biết yêu thương cuộc đời.

Lệ Thu thời Sài Gòn trước 1975
Ngồi nghe lại “Tiếng hát ru em còn đuổi trên môi, lời nào gian dối cũng xin qua rồi…” (Xin còn gọi tên nhau) “Nếu trên đường tình, ta lẻ loi một mình, thì trên con đường đời, ta có mi, buồn ơi!” (Buồn ơi, ta xin chào mi) sao mà các nhạc sỹ lại có thể dùng những ca từ trau chuốt, sang trọng và xúc động đến thế khi mà họ đang sống “dưới ách kìm kẹp của Mỹ Ngụy”?

Hôm qua tự dưng nghe “Nắng chiều” do Kim Anh hát, tưởng tượng theo giọng ca trầm trầm, ngọt ngào của nữ ca sỹ gốc hoa “Anh nhớ, trước đây dáng em gầy gầy, dịu dàng nhìn anh, em nói em mến anh…” rồi hình ảnh “Khi nắng vương đồi…” cực kỳ lãng mạn. “Viết thư người yêu lên ba lô nặng trĩu, đêm quân hành dừng chân đồi hoa tím nhớ xưa đôi mình hẹn nhau đồi sao sáng, đâu bằng đâu mắt em…” (Không bao giờ ngăn cách). Sự lãng mạn của tuổi trẻ, của anh lính Bắc Việt hay anh lính Việt Nam Cộng hòa cũng như nhau cả thôi.

Tự nghĩ, những người đã sáng tác được những hình ảnh đẹp đến thế, chẳng thể nào là người xấu, là “phản động” cả.

Tại sao thời Việt Nam Cộng hòa lại có nhiều bản nhạc hay và đẹp đến vậy?

* Bài “Nắng chiều” nhạc trong một bộ phim cùng tên, có ca sỹ Phương Hồng Ngọc và tài tử Sài Gòn trước '75 Hùng Cường đóng. Tít bài nhái “Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”.  

Nắng Chiều (Thái Doanh Doanh và Kim Anh)

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

No comments:

Post a Comment